Bạn đang xem bài viết KHTN 9 Bài 12: Tác dụng của dòng điện xoay chiều Giải KHTN 9 Cánh diều trang 62, 63, 64 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập KHTN 9 Bài 12: Tác dụng của dòng điện xoay chiều giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều trang 62, 63, 64.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 12 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 12 Chủ đề 4: Điện từ – Phần 1: Năng lượng và sự biến đổi cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 12 – Câu hỏi thảo luận
Câu 1
Nêu một số ví dụ về thiết bị điện sử dụng dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt; có tác dụng nhiệt gây hao phí năng lượng?
Lời giải:
Dòng điện xoay chiều chạy qua máy sưởi, quạt điện, nồi cơm điện… sẽ làm chúng nóng lên, chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt. Năng lượng điện của dòng điện xoay chiều đã chuyển hoá thành năng lượng nhiệt.
Dòng điện xoay chiều chạy qua quạt điện làm cánh quạt quay, đồng thời làm quạt nóng lên một chút. Lúc này, tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều gây ra hao phí năng lượng điện.
Câu 2
Nêu một số ví dụ về tác dụng phát sáng của dòng điện xoay chiều.
Lời giải:
Khi dòng điện xoay chiều chạy qua một số đèn thì các đèn này phát ra ánh sáng, chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng phát sáng.
Ví dụ về tác dụng tác dụng phát sáng của dòng điện xoay chiều: cho dòng điện đi qua đèn điện với các loại như đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang hay đèn ống (đèn tuýp), đèn compact, đèn LED,…để chiếu sáng.
Câu 3
Nêu một số ví dụ về tác dụng từ của dòng điện xoay chiều. Ở mỗi ví dụ đó, dòng điện xoay chiều còn có tác dụng nào khác?
Lời giải:
Dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây dẫn kín thì cuộn dây dẫn kín hút được các vật bằng sắt, thép,… chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng từ.
Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều được ứng dụng trong các thiết bị điện như chuông điện (có thêm tác dụng nhiệt), rơ-le điện (có thêm tác dụng nhiệt), bếp từ (có thêm tác dụng nhiệt),…
Câu 4
Với chuông điện ở hình 12.3, nếu dòng điện xoay chiều được thay bằng dòng điện một chiều thì chuông có hoạt động không? Vì sao?
Lời giải:
Không, nếu dòng điện xoay chiều được thay bằng dòng điện một chiều, chuông không hoạt động được. Chuông cần dòng điện xoay chiều để tạo tác dụng từ, và dòng điện một chiều không tạo ra từ hiệu quả trong chuông.
Câu 5
Nêu ví dụ về tác dụng sinh lí của dòng điện xoay chiều với cơ thể người hay sinh vật.
Lời giải:
Ví dụ, dòng điện xoay chiều chạy qua tim, có thể gây ra chấn động tim, ảnh hưởng tới khả năng bơm máu của tim hoặc dẫn đến ngưng tim.
Ví dụ: dòng điện xoay chiều có tần số trong khoảng 40 Hz – 80 Hz được sử dụng để kích thích và chống teo cơ, dòng điện xoay chiều có tần số lớn hơn 20 kHz được sử dụng trong phục hồi chức năng,…
Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 12 – Luyện tập
Dòng điện xoay chiều có tác dụng gì khi chạy qua mỗi thiết bị điện dưới đây:
a) Đèn sợi đốt
b) Bếp hồng ngoại
c) Đèn sưởi
d) Đèn LED
e) Bút thử điện
Nêu các tác dụng gây hao phí năng lượng điện ở mỗi thiết bị đó.
Lời giải:
a) Đèn sợi đốt: tác dụng nhiệt (tác dụng hao phí: phát sáng)
b) Bếp hồng ngoại: tác dụng nhiệt (tác dụng hao phí: phát sáng)
c) Đèn sưởi: tác dụng nhiệt (tác dụng hao phí: phát sáng)
d) Đèn LED: tác dụng phát sáng (tác dụng hao phí: nhiệt)
e) Bút thử điện: tác dụng từ (tác dụng hao phí: nhiệt)
Cảm ơn bạn đã xem bài viết KHTN 9 Bài 12: Tác dụng của dòng điện xoay chiều Giải KHTN 9 Cánh diều trang 62, 63, 64 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.