Bạn đang xem bài viết Cấu trúc đề thi vào 10 năm 2024 tỉnh Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Cấu trúc đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn, Toán, Anh tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cấu trúc đề thi vào 10 Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm môn Toán, Tiếng Anh, Ngữ văn, giúp các em nắm chắc cấu trúc đề thi để ôn thi vào lớp 10 năm 2024 – 2025 hiệu quả.
Cấu trúc đề thi vào 10 Vũng Tàu năm 2024 – 2025 vẫn giữ nguyên như năm trước, nội dung đề thi nằm trong chương trình THCS hiện hành, chủ yếu ở chương trình lớp 9. Kỳ thi sẽ được tổ chức vào ngày 5, 6/6/2024. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bộ đề thi vào 10 môn Toán, các dạng Toán 9 ôn thi vào 10. Vậy mời các em cùng theo dõi cấu trúc đề thi vào 10 trong bài viết dưới đây:
Cấu trúc đề thi vào 10 năm Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- I. Cấu trúc đề thi vào 10 môn Ngữ văn
- II. Cấu trúc đề thi vào 10 môn Toán
- III. Cấu trúc đề thi môn tiếng Anh
I. Cấu trúc đề thi vào 10 môn Ngữ văn
1. Cấu trúc đề thi vào 10 Văn chung
PHẦN 1. CẤU TRÚC ĐỀ THI
Đề bài gồm 02 phần với số điểm như sau:
– Phần I: Đọc hiểu văn bản (3.0 điểm).
– Phần II: Tập làm văn
+ Câu 1: Nghị luận xã hội (2.0 điểm)
+ Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm)
PHẦN 2. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN THI
– Hình thức: tự luận;
– Thời gian: 120 phút.
PHẦN 3: GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP
I. Văn học
1. Văn học trung đại
– Truyện Kiều – Nguyễn Du với các đoạn trích:
+ Chị em Thúy Kiều.
+ Kiều ở lầu Ngưng Bích.
2. Văn học hiện đại
2.1. Truyện
– Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long.
– Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng.
– Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê.
2.2. Thơ
– Đồng chí – Chính Hữu;
– Bếp lửa – Bằng Việt.
– Viếng lăng Bác – Viễn Phương.
– Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải.
– Nói với con – Y Phương.
– Sang thu – Hữu Thỉnh.
a. Kiến thức cần đạt:
– Nhớ được tên tác giả, văn bản, giai đoạn sáng tác, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
– Nêu nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm .
– Phân tích hoặc cảm nhận một số hình ảnh, các chi tiết đặc sắc qua các tác phẩm văn học.
b. Kĩ năng cần đạt:
– Nắm vững kĩ năng phân tích, cảm nhận những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm, hoặc hình tượng một nhân vật trong tác phẩm văn học .
– Biết đối chiếu, phân tích được những thông tin, chi tiết, ý chính của văn bản với kiến thức và kinh nghiệm bản thân hoặc giải quyết vấn đề từ thực tế cuộc sống .
– Vận dụng kiến thức để tạo lập một văn bản mới có cùng đề tài, cùng chủ đề và trình bày những suy nghĩ về các giá trị của cuộc sống được đề cập qua các văn bản .
II. Tiếng Việt:
1. Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
2. Khởi ngữ
3. Các thành phần biệt lập.
4. Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
5. Các biện pháp tu từ từ vựng
a. Kiến thức cần đạt:
– Hệ thống hóa kiến thức về câu: thành phần câu, các kiểu câu.
– Hoạt động giao tiếp: cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp
– Nắm được các phép liên kết câu trong đoạn văn và liên kết đoạn trong văn bản.
– Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp ngữ, liệt kê, nói quá…
b. Kĩ năng cần đạt:
– Nhận diện các phép liên kết câu trong văn bản.
– Nhận biết, phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ.
– Nhận biết và vận dụng hiệu quả, nắm được cách chuyển lời dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp trong hoạt động giao tiếp.
– Nhận biết và vận dụng được thành phần câu, các kiểu câu.
III. Tập làm văn
1. Nghị luận xã hội:
Cung cấp cho học sinh những kiến thức về đời sống, xã hội. Từ đó rèn luyện cách viết đoạn văn nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống; tư tưởng đạo lí hoặc về một vấn đề xã hội.
2. Nghị luận văn học:
Dựa trên các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 (đã được giới hạn phần văn học), rèn luyện cách viết bài văn nghị luận văn học về một bài thơ (đoạn thơ); một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), một nhân vật trong tác phẩm truyện.
a. Kiến thức cần đạt:
– Trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội gần gũi với học sinh, nghị luận vấn đề theo hướng mở, thể hiện thái độ tình cảm của người viết về vấn đề cần trình bày.
– Nghị luận về một bài thơ (hoặc đoạn thơ); về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), một nhân vật trong tác phẩm truyện.
b. Kĩ năng cần đạt:
– Vận dụng lý thuyết, kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn học.
– Biết cách nhận diện và cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận theo hướng mở.
MA TRẬN ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
MÔN NGỮ VĂN
Tên chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
|
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
I. Phần đọc hiểu văn bản – Ngữ liệu: văn bản nhật dụng/ văn bản văn học. – Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đoạn trích/văn bản hoàn chỉnh; tương đương với văn bản được học chính thức trong chương trình. |
– Nhận diện phương thức biểu đạt. – Nhận diện thành phần câu, và các phép liên kết câu trong văn bản. – Nhận diện lời dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp. – Nhận biết các biện pháp tu từ, các thành phần câu, khởi ngữ. |
– Hiểu được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, thông điệp được thể hiện trong các văn bản.
– Đặt nhan đề và giải thích ý nghĩa nhan đề, tác dụng của các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm. – Nắm được cách chuyển và chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp.
|
-Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để lý giải giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, hoặc để vận dụng vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn. – Cảm nhận, phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu trong văn bản/ đoạn trích. -Vận dụng hiệu quả cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp trong hoạt động giao tiếp. – Vận dụng kiến thức để đặt câu hoặc đoạn văn ngắn nhằm bày tỏ suy nghĩ, quan điểm về vấn đề được đề cập trong ngữ liệu. |
3 câu, tỉ lệ 30%= 3,0 điểm |
|
II. Phần Tập làm văn Câu 1: Nghị luận xã hội – Về một vấn đề tư tưởng, đạo lí – Về một sự việc, hiện tượng đời sống
|
|
|
– Xác định vấn đề nghị luận, nắm chắc kĩ năng làm văn để viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 1 trang giấy thi) về tư tưởng đạo lí hoặc sự việc, hiện tượng đời sống. |
1 câu tỉ lệ 20%= 2,0 điểm |
|
Câu 2: Nghị luận văn học * Văn học trung đại: – Truyện Kiều (2 đoạn trích đã học) * Văn học hiện đại: – Đồng chí – Bếp lửa – Viếng lăng Bác – Mùa xuân nho nhỏ – Sang thu – Nói với con – Lặng lẽ Sa Pa – Chiếc lược ngà – Những ngôi sao xa xôi |
|
|
Tạo – Tạo lập một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hoặc một nhân vật, một vấn đề trong tác phẩm truyện . |
1 câu tỉ lệ 50%= 5,0 điểm |
|
Tổng số câu Tỉ lệ% Số điểm |
1 10% 1,0 |
1 10% 1,0 |
1 10% 1,0 |
2 70% 7,0 |
5 100% 10,0 |
* Một số lưu ý:
I. Phần đọc hiểu:
– Đề tuyển sinh sử dụng ngữ liệu ngoài SGK ở phần đọc hiểu để học sinh tiếp cận, xử lý tình huống và giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
Những yêu cầu về ngữ liệu
– Ngữ liệu phải được trích từ những nguồn minh bạch, có độ tin cậy cao;
– Ngữ liệu phải có dung lượng vừa phải;
– Ngữ liệu phải có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa giáo dục, mang tính nhân văn.
II. Phần tập làm văn: Tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội
– Đối với đoạn văn NLXH khoảng một trang giấy thi, thí sinh phải trình bày theo đúng hình thức của một đoạn văn và nội dung thường biểu đạt một ý hoàn chỉnh.
– Cấu trúc đoạn văn gồm: mở đoạn- khai triển đoạn – kết thúc đoạn;
– Đoạn văn có câu chủ đề mang nội dung khái quát, ngắn ngọn đứng ở đầu hoặc cuối. Các câu khai triển đoạn có nhiệm vụ triển khai làm sáng tỏ chủ đề của cả đoạn. Câu kết đoạn thường là rút ra ý nghĩa hoặc bài học nhận thức.
– Đoạn văn có thể được trình bày theo các cách: diễn dịch, quy nạp, hoặc tổng-phân-hợp…
(Thầy cô cần bám sát để hướng dẫn đúng cho HS cách trình bày đoạn văn, tránh việc trình bày đoạn văn giống như 1 bài văn thu nhỏ)
2. Cấu trúc đề thi vào 10 chuyên Văn
PHẦN 1. CẤU TRÚC ĐỀ THI
Đề bài gồm 02 phần với số điểm như sau:
– Phần I: Đọc hiểu văn bản (2.0 điểm).
– Phần II: Tập làm văn
+ Câu 1: Nghị luận xã hội (3.0 điểm)
+ Câu 2: Nghị luân văn học (5.0 điểm)
PHẦN 2. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN THI:
– Hình thức: Tự luận;
– Thời gian: 150 phút.
PHẦN 3: GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP
I. VĂN HỌC
1. Văn học trung đại
– Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ
– Truyện Kiều của Nguyễn Du với các đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích;
2. Văn học hiện đại
2.1. Truyện
– Làng – Kim Lân.
– Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long.
– Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng.
– Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê
2.2. Thơ
– Đồng chí – Chính Hữu
– Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật.
– Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận.
– Bếp lửa – Bằng Việt
– Viếng lăng Bác – Viễn Phương.
– Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải.
– Nói với con – Y Phương.
– Sang thu – Hữu Thỉnh.
a. Kiến thức cần đạt:
– Tiểu sử, phong cách sáng tác của các tác giả.
– Tác phẩm: Một số khái niệm về tác phẩm văn học như: thể loại, giai đoạn văn học, hoàn cảnh sáng tác; hiểu đề tài, chủ đề, giá trị nội dung và nghệ thuật (những hạn chế nếu có);
– Khi hướng dẫn học sinh phân tích, cảm nhận tác phẩm, giáo viên cần lưu ý:
* Đối với truyện:
+ Truyện trung đại: Giá trị nội dung (hiện thực và nhân đạo) và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
+ Truyện hiện đại: tư tưởng chủ đề của tác phẩm, diễn biến cốt truyện, tình huống truyện, đặc điểm tính cách, phẩm chất của các nhân vật trong truyện và nhận xét, đánh giá về nhân vật.
* Đối với thơ trữ tình: Các yếu tố nghệ thuật như nhịp thơ, biện pháp tu từ, ngôn ngữ, giọng điệu…Phân tích và làm nổi bật cảm xúc, sự sáng tạo của tác giả.
Với những chủ đề lớn của văn học trung đại và hiện đại: cần triển khai rõ các khía cạnh và nắm vững từng nội dung cụ thể.
b. Kĩ năng cần đạt:
– Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng viết đoạn, chuyển ý, lập luận trong bài văn theo chủ đề.
– Vận dụng kiến thức để tạo lập một văn bản mới có cùng đề tài, cùng chủ đề và trình bày những suy nghĩ về các giá trị của cuộc sống được đề cập qua các văn bản .
II. TIẾNG VIỆT:
1. Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
2. Khởi ngữ.
3. Các thành phần biệt lập
4. Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
5. Biện pháp tu từ từ vựng .
a. Kiến thức cần đạt:
– Hoạt động giao tiếp: cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp
– Hệ thống hóa kiến thức về câu: thành phần câu, các kiểu câu.
– Nắm được các phép liên kết câu trong đoạn văn và liên kết đoạn trong văn bản.
– Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói giảm nói tránh, nói quá….
b. Kĩ năng cần đạt:
– Rèn luyện kĩ năng tổng hợp và nhận diện thành phần câu, kiểu câu và các phép liên kết câu trong văn bản, nghĩa của câu trong văn bản.
– Nhận biết, phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ hoặc nghĩa tường minh, nghĩa hàm ý trong tác phẩm văn học.
– Nhận biết và vận dụng hiệu quả cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp trong hoạt động giao tiếp.
III. TẬP LÀM VĂN: Kiểu văn bản nghị luận
1. Nghị luận xã hội:
Cung cấp cho học sinh những kiến thức về đời sống, xã hội. Từ đó rèn luyện cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; tư tưởng đạo lí hoặc về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
2. Nghị luận văn học:
– Ôn tập các văn bản văn học trung đại, hiện đại Việt Nam và theo chuyên đề.
– Sau đây là gợi ý:
(1) Hình ảnh người phụ nữ.
(3) Hình ảnh người lính qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
(4) Hình ảnh người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.
(5) Tình yêu quê hương, đất nước…
(6) Tình cảm gia đình.
a. Kiến thức cần đạt:
– Trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội gần gũi với học sinh, nghị luận vấn đề theo hướng mở, thể hiện thái độ tình cảm của người viết về vấn đề cần trình bày.
– Nghị luận về một bài thơ (hoặc đoạn thơ); tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích truyện), một nhân vật trong tác phẩm truyện.
– Nghị luận để làm rõ một số vấn đề trong tác phẩm.
b. Kĩ năng cần đạt:
– Vận dụng lý thuyết, kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
– Biết cách nhận diện và viết bài văn nghị luận theo hướng mở.
MA TRẬN ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN CHUYÊN
BỘ MÔN: NGỮ VĂN
Tên chủ đề |
Nhận biết (cấp độ 1) |
Thông hiểu (cấp độ 2) |
Vận dụng |
Vận dụng |
Cộng |
(cấp độ 3) |
cao (cấp độ 4) |
||||
Phần I: Đọc hiểu văn bản – Ngữ liệu: văn bản nhật dung/ văn bản văn học. – Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đọan trích/văn bản hoàn chỉnh; tương đương với văn bản được học chính thức trong chương trình. |
– Nhận diện phương thức biểu đạt. – Nhận diện thành phần câu, kiểu câu và các phép liên kết câu trong văn bản, nghĩa của câu trong văn bản. – Nhận biết các biện pháp tu từ trong tác phẩm văn học. |
– Hiểu được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, thông điệp được thể hiện trong các văn bản. – Giải thích ý nghĩa nhan đề, tác dụng của các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm. – Nắm được cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp. |
– Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để lý giải giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, hoặc để vận dụng vào việc giải quyết một tình huống, vấn đề trong thực tiễn. – Cảm nhận, phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong văn bản/ đoạn trích. |
Số câu: 3 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ:20%,
|
|
Phần 2: Làm văn: Câu 1: Tạo lập bài văn nghị luận xã hội
Câu 2: Tạo lập bài văn nghị luận văn học |
|
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết một bài văn nghị luận ngắn về tư tưởng, đạo lý hoặc về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. |
Số câu: 1 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ 30%
|
||
|
|
– Viết một bài văn để phân tích, cảm nhận về nhân vật, một vấn đề trong văn tác phẩm hay một chủ đề, đề tài của giai đoạn văn học. |
Số câu: 1 Số điểm: 5,0 Tỉ lệ 50%
|
||
Số câu: | 1 | 1 | 1 | 2 | 5 |
Số điểm: | 0,5 | 0,5 | 1,0 | 8,0 | 10,0 |
Tỉ lệ: % | 5 % | 5% | 10% | 80% | 100% |
II. Cấu trúc đề thi vào 10 môn Toán
1. Xác định mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra (các chủ đề)
Chủ đề 1: Căn bậc hai
Kiến thức cần đạt:
– Hiểu được định nghĩa căn bậc hai. Điều kiện tồn tại căn bậc hai
– Biết các tính chất và phép biến đổi căn bậc hai
Kĩ năng cần đạt:
– Có kĩ năng vận dụng các tính chất và phép biến đổi đơn giản để rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
– Kĩ năng tính nhanh, đúng các phép tính trên các căn bậc hai
Chủ đề 2: Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
Kiến thức cần đạt:
– Hiểu khái niệm và nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
Kĩ năng cần đạt:
– Biết giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng các phương pháp
– Nắm được các bước và giải được bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Chủ đề 3: Hàm số y = ax2 (a≠0), phương trình bậc hai một ẩn
Kiến thức cần đạt:
– Hiểu được các tính chất của hàm số y = ax 2 (a≠0)
– Hiểu khái niệm phương trình bậc hai một ẩn, hệ thức Viet và nhận dạng được phương trình qui về phương trình bậc hai
Kĩ năng cần đạt:
– Vẽ được đồ thị hàm số y = ax 2 (a≠0) với hệ số bằng số
– Vận dụng được công thức nghiệm để giải phương trình, vận dụng hệ thức Viet để tìm tham số m khi 2 nghiệm thỏa điều kiện
– Giải được phương trình qui về bậc hai và giải được bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Chủ đề 4: Số học
Kiến thức cần đạt:
– Nắm được các tính chất của phép chia hết, phép chia có dư.
– Hiểu được tập các số nguyên, số nguyên tố, số chính phương, hợp số, …
Kĩ năng cần đạt:
– Vận dụng vào giải được các bài toán liên quan đến phép chia; phương trình nghiệm nguyên; Số nguyên tố, chính phương; Hợp số,…
Chủ đề 5: Bài toán tổng hợp, bài toán mở
Kiến thức cần đạt:
– Nắm được các tính chất của phép toán, bất đẳng thức.
– Nắm được các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn; Học sinh biết xây dựng mô hình toán học, thiết lập phương trình, hệ phương trình để giải quyết bài toán.
Kĩ năng cần đạt:
– Vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, xây dựng mô hình toán học, thiết lập phương trình, hệ phương trình để giải quyết bài toán ở mức độ vận dụng thấp.
– Vận dụng vào giải được các bài toán liên quan đến phép toán, bất đẳng thức, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, …
Chủ đề 6: Góc với đường tròn
Kiến thức cần đạt:
– Hiểu được hệ thức lượng trong △ vuông – tỉ số lượng giác của góc nhọn
– Nắm vững hệ thức giữa các cạnh và các góc của △ vuông
– Hiểu khái niệm góc ở tâm, số đo cung, góc nội tiếp
– Nhận biết được góc tạo bởi tiếp tuyến với dây, góc có đỉnh bên trong, bên ngoài đường tròn
– Hiểu quĩ tích cung chứa góc và định lý về tứ giác nội tiệp
Kĩ năng cần đạt:
– Vận dụng được hệ thức lượng trong △vuông và tỉ số lượng giác để giải bài tập
– Biết sử dụng bảng lượng giác vận dụng được các hệ thức giữa cạnh và góc của △ vuông khi giải bài tập
– Vận dụng được kiến thức về góc ở tâm, góc nội tiếp, góc tạo bởi tiếp tuyến và dây, góc có đỉnh trong và ngoài đường tròn
– Giải được các bài tập liên quan đến tứ giác nội tiếp
– Tính được độ dài đường tròn, cung tròn, diện tích hình quạt tròn
Xác định hình thức kiểm tra: Tự luận
Thời gian làm bài: 120 phút.
MA TRẬN ĐỀ THI
Hình thức: Tự luận
Cấp độ Chủ đề |
Nhận biết, Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
||
Cấp độ 1 |
Cấp độ 2 |
Cấp độ 3 |
|||
Căn thức bậc hai |
Vận dụng các phép biến đổi căn thức bậc hai. |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 1.0 |
1 1.0 đ = 10% |
|||
Giải phương trình và hệ ptrình |
Giải hệ ptrình bậc nhất hai ẩn, giải pt bậc nhất, bậc hai |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
2 1.5 |
2 1.5 đ = 15% |
|||
Hàm số và đồ thị |
– Vẽ đồ thị: (P) y = ax 2 ; (d): y = ax+ b (a≠0) – Bài toán về hàm số (P) y = ax 2 ; (d): y = ax+ b . Điểm thuộc (P) và (d) và giao điểm của (d) và (P). – Vận dụng công thức nghiệm của phương trình bậc hai; Sử dụng hệ thức Viet. |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
2 1.5 |
2 1.5 đ = 15% |
|||
Ứng dụng phương trình, hệ phương trình |
– Phương trình qui về phương trình bậc hai; – Giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình. – Giải phương trình bằng cách đặt ẩn phụ đưa về pt bậc nhất, pt bậc hai. |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 1.0 |
2 1.0 đ = 10% |
|||
Bài toán tổng hợp, bài toán mở |
– Bài toán mở xuất phát từ tình huống thực tế, vận dụng vào cuộc sống. – Tìm GTLN, GTNN, … |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 1.0 |
1 0.5 |
1 1.5 đ = 15% |
||
Tam giác, góc với đường tròn |
– Định nghĩa, định lý tứ giác nội tiếp; – Vận dụng các tính chất về quan hệ góc với đường tròn để chứng minh; – Hệ thức lượng và tỉ số lượng giác trong tam giác vuông để chứng minh và tính toán các đại lượng; – Bài toán tổng hợp hình học. |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
3 3.0 |
1 0.5 |
4 3.5 đ = 35% |
||
Tổng số câu Tổng số điểm |
10 9.0 90% |
2 1.0 10% |
11 10 đ = 100% |
III. Cấu trúc đề thi môn tiếng Anh
TT |
Dạng bài |
Chuẩn kiến thức |
Mức độ |
Số câu |
Số điểm |
|||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
||||||||
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
|||||
I |
Listening |
Multiple choice |
2 |
2 |
1 |
5 (0.1) |
0.1 x 5 = 0.5 0.2 x 5 = 1.0 |
|||
II |
Listening |
Completion |
1 |
2 |
2 |
5 (0.2) |
||||
III |
Lexico- grammar |
Sounds, Stress, Prepositions, Phrasal verbs, conjunctions, collocations, idioms vocabulary, verb tenses / forms, conversation pieces, structures, articles, relatives, passive, reported speech, signs, notices, … |
5 |
5 |
5 |
15 |
0.1 x 15=1.5 |
|||
III |
Error (identification & Correction) |
Grammar structures & vocabulary |
*1 1 |
*2 2 |
*2 2 |
5 |
0.2 x 5 = 1.0 |
|||
V |
Word form |
A complete passage |
1 |
2 |
2 |
5 |
0.1 x 5 = 0.5 |
|||
VI |
Gap filling |
Function & content words, collocations |
1 |
2 |
2 |
5 |
0.2 x 5 = 1.0 |
|||
VII |
Reading |
Lexical |
1 |
2 |
2 |
5 |
0.1 x 5 = 0.5 |
|||
VIII |
Comprehension |
1 |
2 |
2 |
5 |
0.2 x 5=1.0 |
||||
IX |
Do as directed |
Sentence completion, combination |
2 |
2 |
4 |
0.4 x 5 = 2.0 |
||||
X |
Writing |
Write about 100 words expressing your ideas about a topic |
1 |
1 |
1.0 x 1 = 1.0 |
|||||
Tổng điểm |
10 |
Lưu ý: Nội dung đề thi có thể thay đổi (trong phạm vi 10%) so với ma trận.
– Bài nghe ở mức độ nâng cao.
– Phần word form phải là một đoạn văn, không phải là từng câu lẻ.
– Phần Error: có gạch chân (A, B, C, D)
– Những bài Reading , Lexical , Gap filling phải có chủ đề phù hợp.
– Đề thi bao gồm nội dung của chương trình tiếng Anh 7 năm và chương trình 10 năm (Solutions); và có câu hỏi phát triển năng lực học sinh qua những đề tài quen thuộc về thể thao, giải trí, ……
– Speaking test: Monologue
Thời gian chuẩn bị 3 phút và thu âm bài nói 2 phút.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cấu trúc đề thi vào 10 năm 2024 tỉnh Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Cấu trúc đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn, Toán, Anh tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.