Bạn đang xem bài viết Cấu trúc đề thi vào lớp 10 năm 2024 – 2025 tỉnh Thanh Hóa Đề cương ôn thi vào lớp 10 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cấu trúc đề thi vào 10 Thanh Hóa bao gồm môn Toán, Tiếng Anh, Văn, Vật lí Chuyên, Hóa Học Chuyên, Sinh học Chuyên, giúp các em nắm chắc cấu trúc đề thi để ôn thi vào lớp 10 năm 2024 – 2025 hiệu quả.
Cấu trúc đề thi vào 10 Thanh Hóa năm 2024 – 2025 vẫn giữ nguyên như năm trước, nội dung đề thi nằm trong chương trình THCS hiện hành, chủ yếu ở chương trình lớp 9. Kỳ thi sẽ được tổ chức vào ngày 13, 14/6/2024. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bộ đề thi vào 10 môn Toán, các dạng Toán 9 ôn thi vào 10. Vậy mời các em cùng theo dõi cấu trúc đề thi vào 10 trong bài viết dưới đây:
A. Cấu trúc đề thi vào 10 môn Toán
I. Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
II. Cấu trúc đề thi: tổng 10,0 điểm.
- Biểu thức đại số: 2,0 điểm.
- Hàm số, đồ thị và hệ phương trình: 2,0 điểm.
- Phương trình bậc hai hoặc phương trình quy về bậc hai: 2,0 điểm.
- Hình học: 3,0 điểm.
- Phần dành cho học sinh khá, giỏi: 1,0 điểm.
III. Nội dung thi
TT | Các phần kiến thức | Nội dung thi |
1 | Biểu thức đại số | – Rút gọn biểu thức. – Toán về giá trị của biểu thức hoặc biến số. |
2 | Hàm số, đồ thị và hệ phương trình | – Đường thẳng y=ax+b hoặc parabol y=ax2. – Hệ phương trình. – Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình. |
3 | Phương trình bậc hai hoặc phương trình quy về bậc hai | – Phương trình bậc 2. – Hệ thức Viét và ứng dụng. – Phương trình quy về bậc hai. |
4 | Hình học | – Tứ giác nội tiếp. – Hệ thức trong tam giác. – Đoạn thẳng bằng nhau, góc bằng nhau. – Ba điểm thẳng hàng . – Độ dài đoạn thẳng . – Số đo góc. – Diện tích, thể tích. – Quan hệ giữa đường thẳng. – Cực trị hình học. |
5 | Phần dành cho học sinh khá, giỏi | – Bất đẳng thức. – Cực trị. |
B. Cấu trúc đề thi môn Ngữ văn
I. Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
II. Cấu trúc đề thi: tổng 10,0 điểm.
- Đọc hiểu: 3,0 điểm.
- Nghị luận xã hội: 2,0 điểm.
- Nghị luận văn học: 5,0 điểm.
III. Nội dung thi
TT | Phần | Nội dung thi |
1 | Đọc hiểu | – Ngữ liệu mở ngoài chương trình và sách giáo khoa. – Thực hiện trả lời yêu cầu 4 câu hỏi dựa trên chuẩn kiến thức và kĩ năng hiện hành, mức độ từ dễ đến khó. Phần trả lời ngắn yêu cầu viết từ 7-10 câu. |
2 | Tạo lập văn bản | Câu 1: Nghị luận xã hội Căn cứ ngữ liệu mở của phần Đọc hiểu, yêu cầu viết 1 đoạn văn 200 chữ (khoảng từ 20-25 dòng tờ giấy thi). Câu 2: Nghị luận văn học Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học (Văn học Việt Nam, văn học địa phương). Trọng tâm chương trình lớp 9. |
IV. Mức độ kiểm tra đánh giá
- Nhận biết, thông hiểu: 50%.
- Vận dụng, vận dụng cao: 50%.
C. Cấu trúc đề thi môn Tiếng Anh
I. Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
II. Cấu trúc đề thi: Tổng điểm toàn bài 50 chia 5 qui về thang điểm 10.
TT |
Phần kiến thức | Số điểm | Số câu hỏi |
Loại câu hỏi |
1 | Ngữ âm | 5,0 | 5 | Trắc nghiệm + Tự luận |
2 | Từ vựng | 5,0 | 5 | |
3 | Dạng của động từ | 5,0 | 5 | |
4 | Ngữ pháp | 10,0 | 10 | |
5 | Đọc hiểu | 15,0 | 15 | |
6 | Kỹ năng viết | 10,0 | ||
Tổng | 50,0 | Trắc nghiệm + Tự luận |
III. Nội dung thi
TT | Phần |
Nội dung thi |
1 | Ngữ âm | – Xác định đúng trọng âm của từ. – Xác định đúng cách đọc các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, phụ âm. |
2 | Từ vựng | – Cấu tạo từ (Word formation). – Kết hợp từ (Collocation). |
3 | Dạng của động từ | |
4 | Ngữ pháp | – Mạo từ – Danh từ – Đại từ – Động từ – Tính từ – Trạng từ – Giới từ – Liên từ – Câu đơn, câu phức, các mệnh đề trong câu phức – Lối nói trực tiếp, gián tiếp, câu so sánh, câu điều kiện, thể chủ động, bị động… |
5 | Đọc hiểu | – Đọc hiểu 1: Đọc đoạn văn chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi. – Đọc hiểu 2: Đọc đoạn văn, chọn từ, cụm từ điền vào ô trống. – Đọc hiểu 3: Đọc đoạn văn, tìm từ điền vào ô trống. |
6 | Kỹ năng viết | – Viết lại câu 1: Viết lại câu bắt đầu bằng từ gợi ý. – Viết lại câu 2: Viết lại câu có từ gợi ý và sử dụng 1 từ cho sẵn. |
IV. Mức độ kiểm tra đánh giá
- Nhận biết: 20%.
- Thông hiểu 30%.
- Vận dụng 30%.
- Vận dụng cao: 20%.
Lưu ý: Đề thi không kiểm tra đánh giá những nội dung đã được giảm tải.
D. Cấu trúc đề thi môn Vật lí
I. Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề.
II. Cấu trúc đề thi
TT | Phần kiến thức | Số điểm | Số câu hỏi | Loại câu hỏi |
1 | Điện học | 3,0 | 1-2 | Tự luận |
2 | Điện từ học | 2,0 | 1 | Tự luận |
3 | Quang học | 3,0 | 1-2 | Tự luận |
4 | Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng | 2,0 | 1 | Tự luận |
Tổng | 10,0 | 4- 6 câu | Tự luận |
III. Nội dung thi
TT | Phần kiến thức | Nội dung thi |
1 | Điện học | – Định luật Ôm; – Đoạn mạch mắc nối tiếp, đoạn mạch mắc song song, đoạn mạch mắc hỗn tạp tường minh; – Điện trở của vật dẫn phụ thuộc vào gì? Biến trở; – Điện năng, công và công suất của dòng điện; Định luật Jun- Lenxơ; |
2 | Điện từ học | – Từ trường, tác dụng từ của dòng điện; – Từ phổ, đường sức từ; Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua; – Sự nhiễm từ của sắt và thép, nam châm điện và nam châm vĩnh cửu; – Lực điện từ; Động cơ điện 1 chiều; – Hiện tượng cảm ứng điện từ; Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng; – Dòng điện xoay chiều; Các tác dụng của dòng điện xoay chiều; – Máy biến thế; Truyền tải điện năng đi xa. |
3 | Quang học | – Hiện tượng khúc xạ ánh sáng; – Thấu kính mỏng; – Máy ảnh; Kính lúp; – Mắt, các tật của mắt và cách khắc phục; – Ánh sáng trắng, ánh sáng màu; Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu. |
4 | Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng | – Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng; – Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng; – Sản xuất điện năng. |
IV. Mức độ kiểm tra đánh giá
- Nhận biết, thông hiểu: 60%.
- Vận dụng: 25%.
- Vận dụng cao: 15%.
E. Cấu trúc đề thi môn Hóa học
I. Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề.
II. Cấu trúc đề thi: 5-6 câu; tổng 10,0 điểm.
TT | Các phần kiến thức | Số điểm | Số câu | Loại câu hỏi |
1 | Kiến thức cơ bản | 2,5 điểm | 1 | Tự luận |
2 | Lý thuyết vô cơ | 2,0 điểm | 1 | Tự luận |
Thực hành, thí nghiệm | 1,0 điểm | 1 | ||
3 | Lý thuyết hữu cơ | 1,5 điểm | 1 | Tự luận |
4 | Bài tập vô cơ | 2,0 điểm | 1 | Tự luận |
5 | Bài tập hữu cơ | 1,0 điểm | 1 | Tự luận |
Tổng | 10,0 điểm | 6 | Tự luận |
III. Nội dung thi
TT | Các phần kiến thức | Nội dung thi |
1 | Kiến thức cơ bản | – Chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học. – Đơn chất và hợp chất, phân tử. – Công thức hoá học, hoá trị. – Sự biến đổi của chất. – Phản ứng hoá học. – Phương trình hoá học. – Định luật bảo toàn khối lượng, mol. – Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất. – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học |
2 | Lý thuyết vô cơ | – Các loại hợp chất vô cơ. – Dãy hoạt động hóa học, tính chất hoá học của kim loại. – Clo và các hợp chất của clo. – Cacbon và hợp chất của cacbon, – Nhôm và hợp chất của nhôm – Sắt và hợp chất của sắt. – Thực hành, thí nghiêm vô cơ |
3 |
Lý thuyết hữu cơ |
– Tên gọi, công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ. – Metan, etilen, axetilen, benzen, rượu etylic, axit axetic. – Glucozơ, saccarơ, tinh bột và xenlulozơ, polime. |
4 | Bài tập vô cơ | Tổng hợp kiến thức hoá vô cơ môn hoá THCS |
5 | Bài tập hữu cơ | Tổng hợp kiến thức hoá hữu cơ môn hoá THCS |
IV. Mức độ kiểm tra đánh giá
- Nhận biết: khoảng 30%.
- Thông hiểu: khoảng 30%.
- Vận dụng: khoảng 30%.
- Vận dụng cao: khoảng 10%.
F. Cấu trúc đề thi môn Sinh học
I. Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề.
II. Cấu trúc đề thi
TT | Các phần | Số điểm | Số câu hỏi | Loại câu hỏi |
1 | Di truyền và biến dị (lớp 9) | 7,0 điểm | 3- 4 câu | Tự luận |
2 | Sinh vật và môi trường (lớp 9) | 3,0 điểm | 2 câu | Tự luận |
Tổng | 10,0 điểm | 5- 6 câu | Tự luận |
III. Nội dung thi
TT | Phần kiến thức | Nội dung thi |
1 |
Di truyền và biến dị | Chương I. Các thí nghiệm của Menđen 1.1. Menđen và di truyền học; 1.2. Lai một cặp tính trạng; 1.3. Lai hai cặp tính trạng. Chương II. Nhiễm sắc thể 2.1. Nhiễm sắc thể; 2.2. Nguyên phân; 2.3. Giảm phân; 2.4. Phát sinh giao tử và thụ tinh; 2.5. Cơ chế xác định giới tính; 2.6. Di truyền liên kết. Chương III. ADN và gen 3.1. ADN; 3.2. ADN và bản chất của gen; 3.3. Mối quan hệ giữa gen và ARN; 3.4. Prôtêin; 3.5. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Chương IV. Biến dị 4.1. Đột biến gen; 4.2. Đột biến cấu trúc NST; 4.3. Đột biến số lượng NST; 4.4. Thường biến và mức phản ứng. Chương V. Di truyền học người 5.1. Phương pháp nghiên cứu di truyền người; 5.2. Bệnh và tật di truyền ở người. Chương VI. Ứng dụng di truyền học 6.1. Công nghệ tế bào và công nghệ gen; 6.2. Thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần; 6.3. Ưu thế lai. |
2 | Sinh vật và môi trường | Chương I. Sinh vật và môi trường 1.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái; 1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật; 1.3. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật; Chương II. Hệ sinh thái 2.1. Quần thể; 2.2. Quần xã sinh vật; 2.3. Hệ sinh thái. Chương III. Con người, dân số và môi trường 3.1. Tác động của con người đối với môi trường; 3.2. Ô nhiễm môi trường. Chương IV. Bảo vệ môi trường 4.1. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên; 4.2. Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã; 4.3. Bảo vệ các hệ sinh thái. |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cấu trúc đề thi vào lớp 10 năm 2024 – 2025 tỉnh Thanh Hóa Đề cương ôn thi vào lớp 10 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.