Bạn đang xem bài viết Sinh học 12 Bài 16: Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống Giải Sinh 12 Kết nối tri thức trang 83, 84, 85, 86, 87 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Sinh 12 bài 16: Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Chương 3: Mở rộng học thuyết di truyền nhiễm sắc thể trang 83→87.
Soạn Sinh 12 Kết nối tri thức bài 16 Chương 3 được biên soạn đầy đủ, chi tiết trả lời các câu hỏi nội dung bài học trang 83, 84, 85, 86, 87. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm.
Trả lời Dừng lại và suy ngẫm trang 85
Câu hỏi 1
Nếu nói tính trạng được di truyền từ bố, mẹ sang con cái có thực sự chính xác không? Giải thích.
Gợi ý đáp án
Nếu nói tính trạng được di truyền từ bố, mẹ sang con cái thì không chính xác.
Kiểu gene tương tác với môi trường quy định kiểu hình cơ thể con. Gene cung cấp thông tin chỉ dẫn bộ máy phân tử của tế bào tạo ra các protein, các protein này liên kết cùng các phân tử khác hình thành nên những đặc điểm kiểu hình của cơ thể, trong khi môi trường cung cấp các nguyên liệu cho tế bào chuyển hóa vật chất và năng lượng, đồng thời cung cấp các tín hiệu hiệu điều hòa biểu hiện gene.
Câu hỏi 2
Thế nào là mức phản ứng? Cho ví dụ minh hoạ.
Gợi ý đáp án
Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gene được gọi là mức phản ứng của kiểu gene.
Ví dụ:
Ruồi giấm có kiểu gene đột biến đồng hợp làm cánh bị tiêu biến (cánh cụt), tuy nhiên nếu ấu trùng được nuôi trong điều kiện nhiệt độ dưới 29C° thì có cánh cụt, trong khi ấu trùng có cùng kiểu gene được nuôi trong môi trường có nhiệt độ 13 C° lại có cánh phát triển dài gần như bình thường.
Giải Luyện tập và vận dụng Sinh 12 Bài 16
Câu hỏi 1
Giống thỏ himalaya nuôi ở nhiệt độ môi trường 25C° hoặc thấp hơn có đuôi, tai, đầu các chi và mõm màu đen còn toàn thân có lông màu trắng (hình trái). Tuy nhiên, khi nuôi ở nhiệt độ môi trường bằng hoặc lớn hơn 30C° thì có lông hoàn toàn trắng (hình phải). Hãy đưa ra giả thuyết giải thích hiện tượng trên và đề xuất thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết.
Gợi ý đáp án
Giả thuyết:
Gen quy định màu lông:
Thỏ Himalaya có gen quy định màu lông, với 2 alen:
Alen A: quy định lông trắng
Alen a: quy định lông đen
Sự ảnh hưởng của nhiệt độ:
– Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến biểu hiện của gen quy định màu lông.
-Ở nhiệt độ thấp (≤ 25°C), alen a biểu hiện, làm cho thỏ có lông đen ở các bộ phận: đuôi, tai, đầu các chi và mõm.
– Ở nhiệt độ cao (≥ 30°C), alen A biểu hiện, làm cho thỏ có toàn thân lông trắng.
Giải thích:
– Ở nhiệt độ thấp, enzim tổng hợp melanin hoạt động mạnh ở các bộ phận có nhiệt độ thấp hơn (như: đuôi, tai, đầu các chi và mõm), làm cho các bộ phận này có lông đen.
– Ở nhiệt độ cao, enzim tổng hợp melanin bị ức chế hoạt động ở tất cả các bộ phận, làm cho thỏ có toàn thân lông trắng.
Thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết:
Mục đích: Kiểm tra xem nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến biểu hiện của gen quy định màu lông ở thỏ Himalaya hay không.
Thiết kế thí nghiệm:
Chuẩn bị: 2 nhóm thỏ Himalaya:
– Nhóm 1: Nuôi ở nhiệt độ 25°C
– Nhóm 2: Nuôi ở nhiệt độ 30°C
– Lồng nuôi, thức ăn, nước uống,…
Tiến hành:
– Nuôi 2 nhóm thỏ ở 2 nhiệt độ khác nhau trong 4 tuần.
– Quan sát và ghi chép sự thay đổi màu lông của thỏ ở mỗi nhóm.
Kết quả: Nếu giả thuyết đúng, thỏ ở nhóm 1 sẽ có lông đen ở các bộ phận: đuôi, tai, đầu các chi và mõm, còn thỏ ở nhóm 2 sẽ có toàn thân lông trắng.
Kết luận: Dựa vào kết quả thí nghiệm, có thể khẳng định hoặc bác bỏ giả thuyết.
Câu hỏi 2
Nêu một số giống vật nuôi, cây trồng là sản phẩm của quá trình chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính ở địa phương mà em biết.
Gợi ý đáp án
Lợn Ỉ Móng Cái: được lai giữa lợn ta với lợn Ỉ Móng Cái (Quảng Ninh), có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chất lượng thịt thơm ngon.
Câu hỏi 3
Trẻ em bị bệnh rối loạn chuyển hóa galactosemia, có gene lặn làm mất khả năng sản sinh ra enzyme chuyển hóa đường galactose khiến đường galactose bị tích tụ lại trong máu và trong tế bào cao quá mức bình thường làm xuất hiện hàng loạt triệu chứng bệnh lí. Tác động từ môi trường theo cách nào có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh?
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sinh học 12 Bài 16: Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống Giải Sinh 12 Kết nối tri thức trang 83, 84, 85, 86, 87 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.