Bạn đang xem bài viết Điều kiện và hồ sơ Thành lập Công đoàn cơ sở Hướng dẫn điều kiện và hồ sơ thành lập Công đoàn cơ sở mới nhất 2017 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhằm giúp các doanh nghiệp dễ dàng thuận tiện hơn trong quá trình thành lập công đoàn cơ sở Blogdoanhnghiep.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn Điều kiện và hồ sơ thành lập Công đoàn cơ sở được chúng tôi tổng hợp chi tiết và mới nhất. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn hoàn thiện hồ sơ thủ tục thành lập công đoàn nhanh chóng và thuận tiện nhất. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các ban cùng tham khảo.
Luật Hiến pháp nước ta đã quy định: Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1. Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở
Căn cứ Điều 5 Nghị định số 98/2014/NĐ-CP quy định điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của Công đoàn cơ sở:
Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; các hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; cơ quan xã, phường, thị trấn; các cơ quan nhà nước; các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có hạch toán độc lập; các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có sử dụng lao động là người Việt Nam được thành lập công đoàn cơ sở khi có đủ hai điều kiện:
– Có tư cách pháp nhân.
– Có ít nhất 5 đoàn viên công đoàn hoặc 5 người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
2. Thời gian thành lập Công đoàn cơ sở.
– Theo Nghị định số 98/2014/NĐ-CP quy định chậm nhất sau sáu tháng kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, công đoàn địa phương, công đoàn ngành, công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất phối hợp cùng doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.
– Sau thời gian quy, nếu doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn, Công đoàn cấp trên có quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời của doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.
3. Quy trình thành lập Công đoàn cơ sở
Bước 1. Thành lập Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở (sau đây gọi tắt là Ban vận động):
– Điều kiện thành lập Ban vận động: Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
– Người lao động (có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam) tự tập hợp, thống nhất bầu Trưởng ban vận động.
– Ban vận động có trách nhiệm: tổ chức vận động thành lập Công đoàn cơ sở; vận động người lao động tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam; đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hướng dẫn việc tổ chức hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở.
Bước 2: Tổ chức hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở:
– Nội dung hội nghị gồm:
– Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập Công đoàn cơ sở;
– Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn (hoặc danh sách những người đã là đoàn viên công đoàn hiện đang công tác tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp);
– Tuyên bố thành lập Công đoàn cơ sở;
– Bầu Ban chấp hành Công đoàn cơ sở;
– Thông qua chương trình hoạt động của Công đoàn cơ sở.
– Đối với việc bầu cử Ban chấp hành tại hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu tán thành quá 1/2 so với số phiếu thu về. Phiếu bầu cử phải có chữ ký của trưởng ban vận động ở góc trái, phía trên phiếu bầu.
Bước 3: Ra quyết định công nhận Công đoàn cơ sở
– Hồ sơ đề nghị công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở sở gửi hồ sơ, đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở quyết định công nhận đoàn viên – Công đoàn cơ sở – Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở;
+ Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động;
+ Biên bản hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở;
+ Biên bản kiểm phiếu bầu Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.
– Công đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định công nhận Công đoàn cơ sở:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm thẩm định tính hợp pháp của quá trình thành lập Công đoàn cơ sở.
+ Trường hợp đủ điều kiện thì ra các quyết định: công nhận đoàn viên, công nhận Công đoàn cơ sở, công nhận Ban chấp hành.
+ Trường hợp không đủ điều kiện công nhận thì thông báo bằng văn bản tới Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Điều kiện và hồ sơ Thành lập Công đoàn cơ sở Hướng dẫn điều kiện và hồ sơ thành lập Công đoàn cơ sở mới nhất 2017 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.