Bạn đang xem bài viết Hoạt động trải nghiệm 6: Xây dựng tình bạn, tình thầy trò Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 trang 23 sách Chân trời sáng tạo tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 trang 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Chủ đề 3: Xây dựng tình bạn, tình thầy trò.
Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 11 nhiệm vụ trong Chủ đề 3 sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Nhiệm vụ 1
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách làm quen với bạn của M.
Trả lời:
Cách làm quen với bạn của M:
- Tự tin giới thiệu bản thân và hỏi tên bạn.
- Chuẩn bị một cuốn truyện yêu thích và chia sẻ với các bạn.
- Tìm hiểu sở thích cùng nhau thực hiện.
Hoạt động 2: Em thường làm quen với các bạn mới như thế nào? Hãy chia sẻ cách của em.
Trả lời:
Cách làm quen của em là:
- Chào hỏi thân thiện với mọi người.
- Phát hiện sở thích của bạn giống mình để tìm điểm chung.
- Tự tin giới thiệu thân để làm quen với bạn bè.
- Giúp đỡ mọi người với sự cởi mở.
Nhiệm vụ 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu những gợi ý của M. dành cho H. trong tình huống sau để giao tiếp với thầy cô.
Trả lời:
Những hình thức giao tiếp M . gợi ý cho H . là:
- Hình thức giao tiếp: Gặp trực tiếp thầy cô lúc tan học, giờ ra hoặc gọi điện, nhắn tin để trao đổi với thầy cô những điều mình cần.
- Cách giao tiếp: Chào lễ phép, giới thiệu bản thân và nói rõ ràng, cụ thể điều mình cần.
Hoạt động 2: Em hãy chia sẻ hình thức và cách giao tiếp của em với thầy cô.
Trả lời:
- Hình thức giao tiếp của em với thầy cô là: Giơ tay phát biểu trong giờ, nhắn tin, gọi điện cho thầy cô, giúp đỡ các thầy cô khi cần thiết,…
- Cách giao tiếp: Chào lễ phép, giới thiệu bản thân và nói rõ ràng, cụ thể điều mình cần , thưa gửi rõ ràng,…
Nhiệm vụ 3
Hoạt động 1: Đọc kĩ bốn bước giải quyết vấn đề và ví dụ minh hoạ sau:
Trả lời:
Học sinh đọc kĩ bốn bước giải quyết vấn đề và ví dụ minh hoạ trong sách giáo khoa trải nghiệm 6.
Hoạt động 2: Em đã thực hiện được những bước nào trong giải quyết vấn đề về mối quan hệ bạn bè? Hãy chia sẻ với thầy cô và bạn bè.
Trả lời:
Em đã thực hiện các bước:
- Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết
- Bước 2: Xác định nguyên nhân, hậu quả của vấn đề.
- Bước 3: Lựa chọn và thực hiện những biện pháp của vấn đề.
- Bước 4: Đánh giá vấn đề: Em không còn nói chuyện cộc lốc với bạn nữa, vấn đề mâu thuẫn với bạn bè đều được giải quyết.
Nhiệm vụ 4
Hoạt động 1: Lựa chọn và thực hành những cách phù hợp với mình đề giữ gìn tình bạn, tình thầy trò.
Trả lời:
Học sinh lựa chọn và thực hành những cách phù hợp với mình để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò phù hợp với cá nhân.
Gợi ý:
- Thường xuyên trò chuyện với bạn bè, thầy cô.
- Rủ bạn cùng học tập và tham gia các hoạt động.
- Bênh vực và bảo vệ bạn khi bạn bị bắt nạt.
- Tươi cười, chan hoà với mọi người.
- Luôn hoàn thành nhiệm vụ học tập thầy cô giáo giao cho.
- Thể hiện trách nhiệm với công việc chung của lớp.
- Thể hiện sự quan tâm tới bạn bè, thầy cô.
- Cho bạn bè những lời khuyên tích cực.
- Thể hiện sự biết ơn với những gì mình nhận được từ bạn bè, thầy cô.
Hoạt động 2: Bổ sung những cách khác mà em thường làm để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò.
Trả lời:
- Em luôn giữ liên lạc với thầy cô và bạn bè cũ .
- Em hay tham gia họp lớp với các bạn.
- Em chúc mừng sinh nhật và những dịp quan trọng của bạn.
- Em hỏi thăm bạn và thầy cô thường xuyên.
- Em sẽ giúp đỡ mọi người khi cần thiết.
Nhiệm vụ 5
Hoạt động 1: Thực hành kĩ năng lắng nghe theo gợi ý sau:
- Mắt nhìn về phía người nói trong quá trình nói chuyện.
- Sử dụng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ để truyền tải thông điệp.
Không nên:
- Lơ đãng, làm việc riêng khi nghe người khác nói.
- Nói tranh phần hoặc chen ngang khi người khác nói.
Trả lời:
Học sinh thực hành kĩ năng lắng nghe theo gợi ý:
- Mắt nhìn về phía người nói trong quá trình nói chuyện.
- Sử dụng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ để truyền tải thông điệp.
Hoạt động 2: Thực hiện những kĩ năng phản hồi theo gợi ý sau:
- Nhắc lại ngắn gọn ý của người nói.
- Hỏi lại vài ý đến người nói giải thích rõ hơn.
- Thể hiện sự đồng cảm.
Không nên:
- Hỏi những câu không liên quan đến câu chuyện.
- Nhắc sai ý người nói nhiều lần.
Hướng dẫn:
Học sinh thực hành kĩ năng phản hồi theo gợi ý:
- Nhắc lại ngắn gọn ý của người nói.
- Hỏi lại vài ý đến người nói giải thích rõ hơn.
- Thể hiện sự đồng cảm.
Hoạt động 3: Thực hành kĩ năng đặt câu hỏi theo gợi ý:
- Cậu nghĩ sao, nếu?
- Cậu có cho rằng,..?
- Giả sử… thì cậu nghĩ như thế nào?
Không nên:
- Áp đặt suy nghĩ của mình với người khác.
- Nói những câu khẳng định.
Hướng dẫn:
Học sinh thực hành kĩ năng đặt câu hỏi theo gợi ý:
- Cậu nghĩ sao, nếu?
- Cậu có cho rằng,..?
- Giả sử… thì cậu nghĩ như thế nào?
Nhiệm vụ 6
Hoạt động 1: Em thường gặp vấn đề nào trong mối quan hệ bạn bè dưới đây:
Trả lời:
Học sinh nêu lên những vấn đề em thường gặp trong mối quan hệ bạn bè
- Đùa dai
- Ngại giao tiếp
- Không có bạn thân
- Thất hứa với bạn
- Dễ nổi cáu với bạn
- Hay giận dỗi bạn
- Dễ bị tổn thương
- Bất đồng ý kiến
Hoạt động 2: Em còn gặp vấn đề nào khác trong mối quan hệ với bạn bè?
Trả lời:
- Em bị các bạn cô lập.
- Em bị các bạn nói xấu.
Hoạt động 3: Hãy chọn ba vấn đề thường xảy ra với em để cùng các bạn giải quyết.
Trả lời:
– (1) Tình huống: Em bị các bạn đùa dai.
Cách giải quyết: Luôn nghiêm túc trong mọi việc. Nhất quán quan điểm cái nào nên đùa cái nào không nên đùa để tránh gây mâu thuẫn cho cả hai.
– (2): Tình huống: Em bị bắt nạt
Cách giải quyết: Trở lên mạnh mẽ và có chính kiến hơn. Khẳng định bản thân không tự ti để tránh bị bắt nạt.
– (3): Tình huống: Em không có bạn thân
Cách giải quyết: Em thường sợ hãi khi trở nên thân với ai đó, sợ người ta cũng giống như những người khác chỉ quan tâm mình. Em đã học cách yêu lấy bản thân trước không phụ thuộc, hoặc tin tưởng quá nhiều vào bất cứ người nào để tránh bị tổn thương. Vì vậy em có thể kiếm bạn thân nhưng hãy tìm thật kĩ để tránh chọn nhầm.
Nhiệm vụ 7
Hoạt động 1: Vận dụng các bước giải quyết vấn đề để giải quyết tình huống sau:
Trả lời:
Hoạt động 2: Quan sát tranh và giữ đoán những tình huống có thể xảy ra. Đề xuất cách giải quyết vấn đề:
Trả lời:
– Những tình huống có thể xảy ra trong bức tranh: Nhóm bạn đang bàn tán, nói xấu về bạn nữ. Nhóm bạn có thể kể tốt về bạn nữ.
– Các giải quyết: Bạn nữ trên có thể tự nhiên đến hỏi: Mọi người nói chuyện gì tớ có thể biết được không? Hoặc mọi người đang nói gì về tớ đúng không?
Nhiệm vụ 8
Hoạt động 1: Trong giờ học, khi thầy cô gọi em trả lời câu hỏi liên quan đến bài học mà em không biết trả lời, em lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? Vì sao?
Trả lời:
Hoạt động 2: Trong giờ Sinh hoạt lớp, khi thầy cô hỏi em về việc quên sách vở hoặc đồ dùng học tập, em sẽ ứng xử như thế nào?
Trả lời:
Em sẽ nhận lỗi và hứa sẽ soạn sách vở kĩ trước khi đi học.
Hoạt động 3: Khi thầy cô trách phạt nhưng em cho là mình bị hiểu nhầm, em sẽ ứng xử như thế nào?
Trả lời:
Em sẽ chờ thầy cô nói xong, đứng lên xin phép trình bày lí do để thầy cô hiểu.
Nhiệm vụ 9
Hoạt động 1: Sưu tầm các câu danh ngôn về tình bạn, tình thầy trò.
Trả lời:
– Danh ngôn về tình bạn
- ình bạn nhân đôi niềm vui và chia sẻ nỗi buồn.
- Cách duy nhất để có một người bạn là hãy làm một người bạn.
- Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người bạn đến với ta trong những phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.
– Danh ngôn về thầy cô
- Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi .
- Phải tôn kính thầy dạy mình, bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì chính các thầy giáo cho ta phương cách sống đàng hoàng tử tế .
- Người thầy cầm tay, mở ra trí óc và chạm đến trái tim .
Hoạt động 2: Hãy viết các câu danh ngôn
Trả lời:
Học sinh thực hiện viết các câu danh ngôn vào hoa giấy để gửi tặng thầy cô, người bạn phù hợp để thể hiện tình cảm của em với họ.
Nhiệm vụ 10
Hoạt động 1: Xây dựng sổ tay giao tiếp của lớp
- Trang trí một tờ giấy để tên em, góp vào sổ tay của lớp:
- Mỗi ngày ghi lại câu nói ấn tượng, thú vị của bạn hoặc em vào tờ giấy.
- Luôn bổ sung và giữ gìn trang giấy này đến cuối năm để cả lớp đóng lại thành cuốn sổ tay làm kỉ vật.
Trả lời:
Học sinh tự thực hiện yêu cầu theo gợi ý.
Nhiệm vụ 11
Hoạt động 1: Chia sẻ những thuận lời khó khăn khi thực hiện hoạt động trong chủ đề này.
Trả lời:
- Thuận lợi: em giao tiếp cởi mở với bạn bè hơn, tích cực tham gia các hoạt của lớp cùng các bạn và thầy cô.
- Khó khăn: Em vẫn còn nóng giận khi giải quyết tình huống với bạn bè, thầy cô.
Hoạt động 2: Với mỗi nội dung đánh giá, hãy xác định mức độ phù hợp nhất.
Trả lời:
Học sinh tự đánh giá theo các tiêu chí.
TT |
Nội dung đánh giá |
Đúng |
Gần đúng |
Chưa đúng |
1 |
Em đã chủ động giao tiếp với các thầy cô, các bạn trong lớp, trong trường. |
x |
||
2 |
Em biết cách để xây dựng và giữ gìn mối quan hệ với thầy cô, bạn bè. |
x |
||
3 |
Em biết cách lắng nghe và duy trì cuộc nói chuyện, |
x |
||
4 |
Em có thể nhận diện một số vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ ở trường. |
x |
||
5 |
Em biết cách giải quyết vấn đề trong mối quan hệ với bạn bè. |
x |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hoạt động trải nghiệm 6: Xây dựng tình bạn, tình thầy trò Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 trang 23 sách Chân trời sáng tạo tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.