Bạn đang xem bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 – Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 42 sách Cánh diều tập 2 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhằm giúp học sinh nắm được những kiến thức về tiếng Việt. Blogdoanhnghiep.edu.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 42.
Các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo để chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 42)
Câu 1. Hãy làm rõ tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) bằng cách chứng minh các phần, các đoạn, các câu của văn bản này đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự rất hợp lí.
Gợi ý:
Các phần, các đoạn, các câu văn đều nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
- Phần 1. Từ đầu đến “ tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ”: nhận định chung về lòng yêu nước
- Phần 2. Tiếp theo đến “ một dân tộc anh hùng ”: chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
- Phần 3. Còn lại: phát huy tinh thần yêu nước trong mọi công việc kháng chiến.
Câu 2. Phân tích tính liên kết của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh):
a. Các câu trong đoạn văn thứ nhất (từ đầu đến “lũ cướp nước”) và đoạn văn thứ hai (từ “Lịch sử ta” đến “dân tộc anh hùng”) được liên kết với nhau bằng những từ ngữ nào? Hãy chỉ ra những từ ngữ đó.
– Phép thế:
- “lòng nồng nàn yêu nước” được thay thế bằng từ “Đó, tinh thần ấy, nó”.
- “các vị anh hùng dân tộc” được thay thế bằng “các vị ấy”.
– Phép lặp: yêu nước, chúng ta
– Phép nối: “Từ… đến”
– Phép liên tưởng: đồng bào, cụ già tóc bạc, các cháu nhi đồng, kiều bào, nhân dân miền ngược miền xuôi…
b. Xác định những câu có tác dụng liên kết đoạn văn chứa chúng với đoạn văn đứng trước trong văn bản trên.
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
Câu 3. Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây (ở văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ). Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm động từ đó.
a. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. (Phạm Văn Đồng)
b. Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. (Phạm Văn Đồng)
Gợi ý:
a.
- Cụm động từ: càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.
- Động từ trung tâm: thấy
- Cụm chủ vị: Bác/quý trọng…
b.
- Cụm động từ: chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật
- Động từ trung tâm: hiểu lầm
- Cụm chủ vị: Bác/sống…
Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó.
Gợi ý:
Bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của thủ tướng Phạm Văn Đồng đã giúp tôi hiểu hơn về lối sống giản dị của Bác Hồ. Mở đầu bài viết, tác giả đã đưa ra những nhận định: “Điều quan trọng cần phải làm nổi bật sự thống nhất giữa đời sống chính trị và phong cách sống thanh bạch của Bác”, đó là hai yếu tố vừa đối lập, vừa bổ sung cho nhau. Lời đánh giá hết sức sâu sắc: “Rất lạ lùng, rất kì diệu… Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một chiến sĩ cách mạng, tất cả vì dân, vì nước, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”. Có thể thấy rằng, phải rất gắn bó và thấu hiểu Bác, tác giả mới đưa ra được lời nhận định và đánh giá như vậy. Tiếp đến, Phạm Văn Đồng đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho lối sống giản dị của Bác trên nhiều mặt. Trong cuộc sống hằng ngày, cho đến trong quan hệ với mọi người, hay trong lời nói và bài viết. Những dẫn chứng được đưa ra một cách cụ thể, sinh động giúp tôi thấy được rõ ràng lối sống giản dị của Bác. Có thể thấy rằng, nghệ thuật lập luận của tác giả rất giàu sức thuyết phục với hệ thống luận điểm rõ ràng, dẫn chứng toàn diện, phong phú kết hợp với những lời bình luận nhẹ nhàng mà sâu sắc. Tóm lại, qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” đã giúp người đọc hiểu được lối sống giản dị mà thanh cao của Bác Hồ.
=> Tính mạch lạc và liên kết:
– Các câu văn đều nêu ra những đánh giá về văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.
– Phép liên kết được sử dụng:
- Phép lặp: giản dị, Bác Hồ
- Phép thế: “tác giả” thay cho “Phạm Văn Đồng”
Xem thêm: Đoạn văn cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 – Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 42 sách Cánh diều tập 2 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.