Bạn đang xem bài viết Soạn bài Thực hành đọc: Ngôn chí, Bạch Đằng hải khẩu – Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 34 sách Kết nối tri thức 2 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong Bài 6: Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”, thuộc sách Kết nối tri thức môn Ngữ văn lớp 10, học sinh sẽ được thực hành đọc hai tác phẩm: Ngôn chí và Bạch Đằng hải khẩu.
Chính vì vậy, Blogdoanhnghiep.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Ngôn chí, Bạch Đằng hải khẩu, mời bạn đọc tham khảo sau đây.
Thực hành đọc: Ngôn chí, Bạch Đằng hải khẩu
Ngôn chí
1. Đề tài, thi liệu, thể loại của văn bản
- Đề tài: Thiên nhiên
- Thi liệu: Giản dị, mộc mạc
- Thể loại: Thơ Nôm Đường luật
2. Hình tượng thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình
- Hình tượng thiên nhiên: Vẻ đẹp chốn thôn quê dân dã, yên bình.
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình: Lạc quan, thư thái
3. Các yếu tố nghệ thuật đặc sắc
- Kết hợp hài hoà từ Hán Việt và Thuần Việt
- Vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ thất ngôn bát cú, xen lẫn câu thơ lục ngôn “áo mặc nài chi gấm là”
4. Vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn tác giả
Vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn tác giả: Tâm hồn thanh cao, lựa chọn lối sống ẩn dật, tránh khỏi chốn quan trường nhiều cạm bẫy, giữ trọn cốt cách trong sạch.
Bạch Đằng hải khẩu
1. Đề tài, thi liệu, thể loại của văn bản
- Đề tài: tình yêu quê hương, đất nước
- Thể loại: Thơ chữ Hán (Thất ngôn bát cú Đường luật)
2. Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự trong văn bản
– Cảm hứng lịch sử: Niềm tự hào trước chiến thắng của dân tộc trên sông Bạch Đằng
– Cảm hứng thế sự: Tâm trạng thất vọng trước sự thay đổi của xã hội hiện tại
3. Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông
“Sóc phong xuy hải khí lăng lăng
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng
Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng…”
=> Dòng sông Bạch Đằng đã chứng kiến biết bao chiến công hiển hách của quân dân ta.
4. Sự suy ngẫm sâu sắc của tác giả về lịch sử
Bài thơ: Tôn vinh công đức của các vua Trần, cũng như các vị tướng tài cùng nhân dân đã chiến đấu, chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng. Khi nhắc về quá khứ, Nguyễn Trãi nhằm gửi gắm niềm băn khoăn, trăn trở trước hiện tại.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Thực hành đọc: Ngôn chí, Bạch Đằng hải khẩu – Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 34 sách Kết nối tri thức 2 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.