Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 6 Đề kiểm tra học kì 2 môn GDCD lớp 7 (Có ma trận, đáp án) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi cuối kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 – 2024 bao gồm 6 đề kiểm tra học kì 2 có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.
TOP 6 Đề thi cuối kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 7. Thông qua 6 đề kiểm tra cuối kì 2 GDCD 7 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức, đề thi học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, bộ đề thi học kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức.
1. Đề thi học kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức – Đề 1
1.1 Đề thi học kì 2 GDCD 7
Phần I. Trắc nghiệm: (6.0 điểm)
Hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời ở mỗi câu mà em cho là đúng nhất:
Câu 1. Biểu hiện nào sau đây thể hiện bạo lực học đường?
A. Mượn đồ dùng học tập của bạn nhưng quên trả.
B. Véo tai, giật tóc bạn khi không hài lòng.
C. Nhắn tin, gọi điện mượn tiền của người khác.
D. Rủ rê, lôi kéo bạn trốn tiết.
Câu 2. “Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu”. Nội dung trên được qui định trong bộ luật nào?
A. Bộ luật dân sự.
B. Bộ luật hình sự.
C. Pháp lệnh hành chính.
D. Bộ luật lao động.
Câu 3. Quản lí tiền giúp chúng ta
A. chủ động chi tiêu hợp lí.
B. tốn kém thời gian quản lí .
C. có tiền tiêu xài thoải mái.
D. có tiền chơi game.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?
A. Đầu tư cho tương lai.
B. Rèn luyện tiết kiệm.
C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.
D. Nâng cao thu nhập hàng tháng.
Câu 5. Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta rèn luyện đức tính
A. chăm chỉ.
B. siêng năng.
C. tiết kiệm.
D. khoan dung.
Câu 6. Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của gia đình?
A. Gia đình là tế bào của xã hội.
B. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục con, cháu.
C. Gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho cá nhân.
D. Gia đình là cơ quan phòng, chống tệ nạn xã hội.
Câu 7. Những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật được gọi là gì?
A. huyết thống.
B. người thân.
C. gia đình.
D. tình yêu.
Câu 8. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nghiêm cấm hành vi nào dưới đây giữa con cái với cha mẹ?
A. Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ.
B. Chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.
C. Ngược đãi và xúc phạm cha mẹ.
D. Giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải là tác hại của bạo lực học đường?
A. Sự sợ hãi của nạn nhân.
B. Sự ám ảnh của nạn nhân.
C. Sự nổi loạn của nạn nhân.
D. Sự trầm cảm của nạn nhân.
Câu 10. Nguyên nhân khách quan nào góp phần gây ra bạo lực học đường?
A. Sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.
B. Bản thân thiếu hụt kĩ năng sống.
C. Sự háo thắng của bản thân.
D. Thiếu sự quan tâm của gia đình.
Câu 11. Ba mẹ bạn A luôn ép buộc con phải học theo những thứ mà ba mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì?
A. Ba mẹ vi phạm hành chính.
B. Ba mẹ chưa quan tâm đến con cái.
C. Ba mẹ vi phạm pháp luật.
D. Ba mẹ không tôn trọng ý kiến của con.
Câu 12. Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?
A. Ma túy và mại dâm.
B. Hút và nghiện thuốc lá.
C. Mê tín dị đoan.
D. Cờ bạc, rượu chè.
Phần II. Tự luận: (4.0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Liệt kê các giải pháp quản lý tiền hiệu quả mà em đã thực hiện?
Câu 2. (3,0 điểm) Tình huống: Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia?
Hỏi:
a.Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao?
b. Nếu là bạn của C, em sẽ làm thể nào để giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội?
…..Hết….
1.2 Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 7
Phần I. Trắc nghiệm: (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
B |
A |
A |
D |
C |
D |
C |
C |
C |
D |
D |
A |
Phần II: Tự luận: (4,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 1,0 điểm |
Yêu cầu hs nêu được các ý sau: Các giải pháp quản lý tiền hiệu quả mà em đã thực hiện: + Lập kế hoạch chi tiêu cụ thể cho từng mục. + Nên mua những thứ mình cần hơn là những thứ mình muốn mua. + Tiết kiệm thường xuyên. + Tăng nguồn thu |
0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ |
Câu 2 3,0 điểm |
Yêu cầu hs nêu được các ý sau: a. Nêu được quan điểm của bản thân về suy nghĩa của C: – Không đồng tình với suy nghĩ của C. – Vì: + Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi người bao gồm cả người lớn và trẻ em. + Nhằm giúp HS càng nêu cao ý thức tự giác, chủ động, bản lĩnh trước cám dỗ và tích cực tuyên truyền trong việc phòng chống tệ nạn xã hội. b. Đưa ra lời khuyên với C: – Giải thích để C biết rằng học sinh là lứa tuổi dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội nhất bởi vì thường do thiếu hiểu biết, tâm sinh lí chưa ổn định. – Học sinh rất cần tham gia các buổi ngoại khóa để hiểu rõ hơn về tệ nạn xã hội và cách phòng tránh, để không mắc tệ nạn xã hội và góp phần ngăn cản những hành vi có ý định vi phạm pháp luật. |
1.0đ 0.5đ 0.5đ
0.5đ 0.5đ |
1.3 Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 7
TT |
Nội dung/ chủ đề/ bài học |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Tổng |
||||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Câu TN |
Câu TL |
Tổng điểm |
||||||||
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
|||||||
1 |
Nội dung 1: Phòng, chống bạo lực học đường |
1.1 |
2 |
2 |
1.0 |
|||||||||
1.2 |
2 |
2 |
1.0 |
|||||||||||
2 |
Nội dung 2: Quản lý tiền |
2.1 |
3 |
3 |
1.5 |
|||||||||
2.2 |
1 |
1 |
1.0 |
|||||||||||
3 |
Nội dung 3: Chủ đề: Phòng chống tệ nạn xã hội. |
3.1 |
1 |
1 |
0.5 |
|||||||||
3.2 |
1/2 |
1/2 |
2.0 |
|||||||||||
3.3 |
1/2 |
1/2 |
1.0 |
|||||||||||
4 |
Nội dung 4: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. |
4.1 |
3 |
3 |
1.5 |
|||||||||
4.2 |
1 |
1 |
0.5 |
|||||||||||
Tổng câu |
8 |
|
4 |
1 |
|
1/2 |
|
1/2 |
12 |
2 |
10.0 |
|||
Tỉ lệ % |
40% |
30% |
20% |
10% |
100 |
|||||||||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
100 |
BẢNG ĐẶT TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT
TT |
Nội dung/ chủ đề/ bài học |
Đơn vị kiến thức |
Số câu hỏi theo mức độ đánh giá |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||
1 |
Nội dung 1: Phòng, chống bạo lực học đường |
1.1. Nhận biết – Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường. – Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường. |
2 |
|||
1.2. Thông hiểu: – Giải thích được nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường. |
2 |
|||||
2 |
Nội dung 2: Quản lý tiền |
2.1. Nhận biết: Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả. |
3 |
|||
2.2. Thông hiểu: Trình bày được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả. |
1 |
|||||
3 |
Nội dung 3: Chủ đề: Phòng chống tệ nạn xã hội. |
3.1. Thông hiểu: Giải thích được hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội. |
1 |
|||
3.2. Vận dụng thấp: Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội. |
1/2 |
|||||
3.3. Vận dụng cao: Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. |
1/2 |
|||||
4 |
Nội dung 4: Quyền và nghĩ vụ của công dân trong gia đình. |
4.1. Nhận biết: – Nêu được khái niệm gia đình. – Nêu được vai trò của gia đình. – Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. |
3 |
|||
4.2. Thông hiểu: Nhận xét được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của người khác. |
1 |
|||||
Tổng |
|
8 câu TNKQ |
4 câu TNKQ, 1 câu TL |
1/2 câu TL |
1/2 câu TL |
|
Tỉ lệ % |
40% |
30% |
20% |
10% |
||
Tỉ lệ chung |
|
70% |
30% |
2. Đề kiểm tra học kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức – Đề 2
2.1 Đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 7
Phần I – Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)
Câu 1. Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là?
A. đánh đập.
B. quan tâm.
C. sẻ chia.
D. cảm thông.
Câu 2. Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?
A. Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
B. Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
C. Bộ Luật Lao động năm 2020.
D. Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
Câu 3. Biết cách quản lí tiền giúp chúng ta chủ động:
A. trong lao động.
B. làm những gì mình thích.
C. trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển.
D. tìm kiếm việc làm.
Câu 4. Đâu không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?
A. Giúp con người có một cơ thể khỏe mạnh.
B. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.
C. Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra.
D. Có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
Câu 5. Những hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là:
A. tệ nạn xã hội.
B. vi phạm đạo đức.
C. vi phạm quy chế.
D. vi phạm pháp luật.
Câu 6. Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?
A. Cờ bạc, mê tín dị đoan.
B. Rượu chè, ma túy.
C. Thuốc lá, mại dâm.
D. Ma túy và mại dâm.
Câu 7: Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình.
B. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói.
C. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá.
D. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền.
Câu 8: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây?
A. Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực trên nhiều mặt đời sống xã hội.
B. Tích cực học tập, lao động tập thể sẽ giúp chúng ta tránh xa được tệ nạn xã hội.
C. Trẻ em mắc tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bản thân.
D. Ma túy và mại dâm không phải là con đường lây nhiễm căn bệnh HIV/AIDS
Câu 9. Những người gắn bó với nhau do hôn nhân, có mối quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình được gọi là gì?
A. huyết thống.
B. người thân.
C. gia đình.
D. tình yêu.
Câu 10. Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của gia đình?
A. Gia đình là tế bào của xã hội.
B. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục con, cháu.
C. Gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho cá nhân.
D. Gia đình là cơ quan phòng, chống tệ nạn xã hội.
D. Con cái với bố mẹ.
Câu 11. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nghiêm cấm hành vi nào dưới đây giữa con cái với cha mẹ?
A. Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ.
B. Chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.
C. Ngược đãi và xúc phạm cha mẹ.
D. Giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình.
Câu 12: Bố và mẹ bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con theo cách dạy của Nhật Bản và Việt Nam, ép con phải học theo những thứ mà bố mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì?
A. Bố mẹ không tôn trọng ý kiến của con.
B. Bố mẹ không tôn trọng con.
C. Bố mẹ vi phạm pháp luật.
D. Bố mẹ không có nhận thức đúng đắn.
Phần II – Tự luận (7. 0 điểm)
Câu 1 (3. 0 điểm). Cho tình huống: Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia.
Vận dụng kiến thức đã học ở Bài 9 – Phòng, chống tệ nạn xã hội, em hãy cho biết:
a) Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao?
b) Nếu là bạn của C, em sẽ làm thể nào để giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội?
Câu 2 (4. 0 điểm). Từ kiến thức đã học ở Bài 10 – Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, em hãy nhận xét việc làm của nhân vật trong các tình huống dưới đây:
a) Bác Khanh là công nhân còn vợ bác làm nghề buôn bán tự do. Hai con trai bác (đang học lớp 7 và lớp 9) khi ở lớp hay gây gổ đánh nhau với các bạn, lúc ở nhà thì thường đi chơi, không giúp đỡ bố mẹ việc nhà.
b) M đang học lớp 7, trước đây bạn rất ngoan, chăm học. Gần đây, cha mẹ bạn đi làm ăn xa, M ở cùng ông bà nội. Được ông bà chiều chuộng, M bắt đầu lười học, hay bỏ học để ở nhà xem phim, quay clip đưa lên mạng,. . . Trong trường hợp là bạn M em khuyên bạn điều gì?
c) Từ lúc chào đời Lan đã không biết mặt bố, mẹ bị bệnh tâm thần, Lan cứ thế lớn lên trong ngôi nhà xập xệ, dột nát của bà ngoại. Ngay từ những ngày đầu đến trường, cứ hết giờ là em chạy về phụ giúp việc nhà, chăm sóc mẹ. Tuy cuộc sống nhọc nhẵn nhưng Lan chưa bao giờ có ý định bỏ học. Cô giáo chủ nhiệm của Lan cho biết: “Năm nào, Lan cũng đạt danh hiệu Học sinh Giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ. Hằng năm, nhà trường đều dành cho Lan suất học bổng, giúp Lan mua sách vở, đồ dùng học tập”.
. . . . . . . . . . . . . . Hết. . . . . . . . . . . . .
2.2 Đáp án đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 7
Phần I- Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)
Các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn ( 3,0 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
A | A | C | A | A | D | B | D |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | ||||
C | D | C | A |
Phần I- Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1 (3. 0 điểm)
Yêu cầu |
Điểm |
a. Nêu được quan điểm của bản thân về suy nghĩa của C: – Không đồng tình với suy nghĩ của C. Giải thích được lí do không đồng tình với suy nghĩa của C. – Vì phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi người bbao gồm cả người lớn và trẻ em. – HS càng nêu cao ý thức tự giác, chủ động,bản lĩnh trước cám dỗ và tích cực tuyên truyền trong việc phòng chống tệ nạn xã hội |
0. 5 điểm 1. 5 điểm |
b. Đưa ra lời khuyên với C: – Giải thích với C biết rằng học sinh là lứa tuổi dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội nhất bởi vì thường do thiếu hiểu biết, tâm sinh lí chưa ổn định. – Học sinh rất cần tham gia các buổi ngoại khóa để hiểu rõ hơn về tệ nạn xã hội và cách phòng tránh, để không mắc tệ nạn xã hội và góp phần ngăn cản những hành vi có ý định vi phạm pháp luật. |
1. 0 điểm |
Câu 2 (4. 0 điểm).
Yêu cầu |
Điểm |
a) Nhận xét việc làm của hai con trai Bác Khanh: – Hành vi của hai anh em chưa đúng với trách nhiệm của người con trong gia đình: khi ở trường hay đánh nhau với bạn, ở nhà thường đi chơi không giúp đỡ bố mẹ việc nhà. |
1. 0 điểm |
b) Nhận xét được việc làm của M: – M không nên lười học, nghỉ học như vậy. – Là bạn M em khuyên bạn không nên lười học, mải chơi mà thực hiện tốt bổn phận của con cháu: chăm ngoan, nghe lời ông bà, cha mẹ không làm điều tổn hại đến danh dự gia đình |
1. 0 điểm 1. 0 điểm |
c) Nhận xét được việc làm của Lan: – Lan là người có tinh thần vượt khó là người biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình; Lan là một tấm gương sáng để chúng ta noi theo. |
1. 0 điểm |
2.3 Ma trận đề thi học kì 2 môn GDCD 7
TT |
Chủ đề |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tỉ lệ |
Tổng điểm |
||||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||||
1 |
Giáo dục kĩ năng sống |
Phòng, chống bạo lực học đường |
2 câu |
2 câu |
0. 5 |
||||||||||
2 |
Giáo dục kinh tế |
Quản lí tiền |
2 câu |
2 câu |
0. 5 |
||||||||||
3 |
Giáo dục pháp luật |
Phòng, chống tệ nạn xã hội |
2 câu |
2 câu |
1/2 Câu (2đ) |
1/2 Câu (1. 0đ) |
4 câu |
1 câu |
4. 0 |
||||||
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình |
3 câu |
1 câu |
1/2 Câu (3,0đ) |
1/2 Câu (1. 0đ) |
4 câu |
1 câu |
5. 0 |
||||||||
Tổng |
2,25 |
0,75 |
5,0 |
1/2 |
1/2 |
12 |
2 |
10 điểm |
|||||||
Tỉ lệ % |
22,5% |
57,5% |
10% |
10% |
30% |
70% |
|||||||||
Tỉ lệ chung |
80% |
20% |
100% |
,…………….
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 môn GDCD 7
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 6 Đề kiểm tra học kì 2 môn GDCD lớp 7 (Có ma trận, đáp án) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.