Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 3 Đề kiểm tra cuối kì 2 HĐTNHN 7 (Có đáp án, ma trận) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi cuối kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 mang đến 3 đề kiểm tra học kì 2 có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.
TOP 3 Đề thi Hoạt động trải nghiệm lớp 7 cuối kì 2 Chân trời sáng tạo được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Thông qua 3 đề kiểm tra cuối kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi học kì 2 Toán 7 CTST, đề thi học kì 2 tiếng Anh 7 CTST.
Bộ đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo
- 1. Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 – Đề 1
- 2. Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 – Đề 2
1. Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 – Đề 1
1.1 Đề thi học kì 2 HĐTN 7
I.Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước phương án đúng
Câu 1 (0,25 điểm):: Đâu là những nghề thuộc nhóm nghề trồng trọt?
A. Trồng lúa
B. Trồng rau, hoa, cây ăn quả.
C. Nuôi gà, vịt
D. Trồng lúa, trồng rau, cây ăn quả
Câu 2 (0,25 điểm): Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?
A. Hydrogen.
B. Nitrogen.
C. Carbon dioxide.
D. Oxygen.
Câu 3 (0,25 điểm): Hiệu ứng nhà kính tác động đến ai?
A. Tự nhiên.
B. Con người.
C. Cả tự nhiên và con người.
D. Không ai cả.
Câu 4 (0,25 điểm): Đâu không phải là công việc đặc trưng của nghề nuôi trồng thủy sản?
A. Xẻ đá và ra phôi.
B. Lai tạo, chọn giống thủy sản tốt.
C. Theo dõi và ghi lại sự phát triển của thủy sản.
D. Thu hoạch, cải tạo khu nuôi trồng thủy sản.
Câu 5 (0,25 điểm): Đánh giá phẩm chất của bản thân có mấy mức độ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 6 (0,25 điểm): Đâu là phẩm chất nên có trong công việc?
A. Tự trọng
B. Tự nguyện
C. Kỷ luật
D. Tự trọng, tự nghuyện, kỷ luật
Câu 7 (0,25 điểm): Yêu cầu phẩm chất, năng lực của nghề công an là gì?
A. Trách nhiệm
B. Anh dũng, kiên cường
C. Ngay thẳng
D. Trách nhiệm, anh dũng, kiên cường, ngay thẳng
Câu 8 (0,25 điểm): Đâu là nghề nghiệp phù hợp với những phẩm chất, năng lực sau: Khéo tay, sáng tạo, thích chế biến món ăn, chăm chỉ làm việc nhà, hướng nội?
A. Đầu bếp.
B. Kế toán.
C. Lễ tân.
D. Trồng trọt
Câu 9 (0,25 điểm): Phải làm gì khi bản thân yêu thích nghề nghiệp mà chưa đủ khả năng?
A. Rèn luyện, học tập, trau dồi kiến thức liên quan tới công việc
B. Chỉ cần quan sát cách mọi người làm
C. Thử làm một số việc nhiều nghề
D. Mỗi tháng làm một nghề
Câu 10 (0,25 điểm): Nhi là người vui vẻ, thích giao tiếp, sáng tạo, cởi mở thì phù hợp với công việc nào nhất?
A. Kỹ sư.
B. Người dẫn chương trình.
C. Bác sĩ
D. Ca sĩ.
Câu 11 (0,25 điểm): Là một học sinh, em cần làm những gì để rèn luyện tốt các biểu hiện về phẩm chất và năng lực phù hợp cho mọi ngành nghề?
A. Thực hiện đúng nội quy, quy định của nhà trường và nơi công cộng.
B. Chăm chỉ học tập, làm việc nhà.
C. Không Tham gia các hoạt động, nhiệm vụ chung cùng các bạn.
D. Thực hiện đúng nội quy, quy định của nhà trường và nơi công cộng. Chăm chỉ học tập, làm việc nhà.
Câu 12 (0,25 điểm): Ưu điểm của bản thân có vai trò gì trong việc chọn lựa nghề nghiệp?
A. Được làm việc mình thích.
B. Phát huy được khả năng của bản thân.
C. Được làm việc mình thích và phát huy được khả năng của bản thân.
D. Thích thì làm, không thích thì nghỉ
II. Tự luận ( 7,0 điểm):
Câu 13 ( 2,0 điểm): Em hãy liệt kê 10 nghề mà em biết?
Câu 14 (2,0 điểm): Em hãy đưa ra một nghề mà em yêu thích và nêu:
a) Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề.
b) Năng lực phẩm chất của em khi chọn nghề đó.
Câu 15 (3,0 điểm): Em hãy nhớ lại một lần đi trải nghiệm mà em thấy có ý nghĩa cùng (nhà trường hoặc gia đình, bạn bè…) và viết thành một đoạn văn (từ 15 dòng trở lên)
1.2 Đáp án đề thi học kì 2 HĐTN 7
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm): Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
D |
B |
C |
A |
C |
D |
D |
A |
A |
B |
D |
C |
Điểm |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
II. Tự luận (7,0 điểm):
Câu |
Đáp án |
Điểm |
13 (2,0 điểm) |
– Liệt kê 10 nghề mà em biết: Làm nương, Giáo viên, Sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy, lái tắc xi, lái máy cày, bác sĩ, ca sĩ, nghệ sỹ, …… HS nêu các nghề khác đúng vẫn được điểm tối đa |
2,0
|
13 (2,0 điểm) |
– HS tự chọn nghề của mình: |
0,5
|
|
a) Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề. Ví dụ: Nghề hướng dẫn viên du lịch: – Cởi mở, nhiệt tình. – Thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ mọi người – Tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát. – Chủ động và độc lập. – Ứng xử thông minh, khéo léo. – Khả năng giao tiếp tốt, truyền đạt hiệu quả. – Có kĩ năng lắng nghe tích cực. – Có khả năng tổ chức tốt. – Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. b) Năng lực phẩm chất của em khi chọn nghề đó. – Nhiệt tình nhưng chưa cởi mở. – Quan tâm đến mọi người. HS lấy ví dụ nghề khác và nêu được các yêu cầu của nghề thì vẫn được điểm tối đa |
1,0 0,5 |
15 (3,0 điểm) |
– HS viết được đoạn văn dài từ 15 dòng trở lên mà không lặp lại quá nhiều nội dung thì được điểm tối đa. |
3,0
|
Hướng dẫn xếp loại: HS làm bài từ 5 điểm trở lên thì xếp loại đạt (Đ) HS làm bài dưới 5 điểm thì xếp loại chưa đạt (CĐ) |
1.3 Ma trận đề thi học kì 2 HĐTN 7
TT |
Mạch nội dung |
Chủ đề |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tỷ lệ |
Tổng điểm |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Hoạt động hướng vào tự nhiên |
Chủ đề 7: Góp phần giảm thiểu khí hậu nhà kính |
2 |
0,5 |
|||||||||
2 |
Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp |
3 |
2 |
1 (TL) |
1 (TL) |
6,25 |
|||||||
3 |
Chủ đề 9: Hiểu bản thân – chọn đúng nghề |
3 |
2 |
1 (TL) |
3,25 |
||||||||
Tổng số câu |
8 |
4 |
1 |
2 |
12 |
3 |
10 điểm |
||||||
Tı̉ lê ̣% |
20% |
30% |
50% |
30% |
70% |
||||||||
Tı̉ lê chung |
50% |
50% |
100% |
BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA MÔN HĐTN & HN LỚP 7
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
|
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||
2 |
Chủ đề 7: Góp phần giảm thiểu khí hậu nhà kính |
Góp phần giảm thiểu khí hậu nhà kính |
Nhận biết: Biết được hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng đến môi trường Thông hiểu: Hiểu được việc bảo vệ môi trường, tuyên truyền về bảo vệ môi trường Vận dụng: Đưa ra được những việc làm phù hợp để góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. |
2 (TN) |
|||
|
Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp |
Khám phá thế giới nghề nghiệp |
– Nhận biết: Nêu được công việc đặc trưng và trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề ở địa phương; – Nêu được những phẩm chất và năng lực cần có của người làm các nghề ở địa phương; – Thông hiêu: Hiểu được những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm những nghề ở địa phương; – Vận dụng: Chỉ ra được các phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với một số yêu cầu của một số ngành nghề ở địa phương. |
3 (TN) |
2 (TN) 1 (TL) |
1 (TL) |
|
|
Chủ đề 9: Hiểu bản thân – chọn đúng nghề |
Hiểu bản thân – chọn đúng nghề |
– Nhận biết: Nêu và nhận biết được bản thân và chọn đúng nghề -Thông hiểu: Hiểu được một số phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với yêu cầu của một số ngành nghề địa phương. – – Vận dụng: Rèn luyện, hình thành và phát triển năng lựa định hướng nghề nghiệp, giao tiếp và hợp tác, lập và thực hiện kế hoạch; phẩm chất trách nhiệm. |
3 (TN) |
2 (TN) |
1 (TL) |
|
Tổng |
8 |
5 |
2 |
2. Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 – Đề 2
2.1 Đề thi học kì 2 HĐTN 7
I. TRẮC NGHIỆM: (5 đ)
Chọn chữ cái trước phương án đúng (mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm)
Câu 1. Chỉ ra 1 nghề hiện có ở địa phương Bình Phước.
A. Làm muối
B. Dệt chiếu
C. Trồng tiêu
D. Điêu khắc đá mỹ nghệ
Câu 2. Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ cần những trang thiết bị, dụng cụ lao động nào?
A. Búa, đục, khoan, cưa, máy tiện, máy cắt…
B. Búa, đục, khoan, máy sục khí, máy cắt…
C. Búa, máy cắt, máy khoan, máy dưỡng khí…
D. Búa, cưa, máy tiện, máy cắt, máy dầu…
Câu 3. An toàn lao động là
A. Là cách làm việc không để xảy ra nguy hiểm cho bản thân mà không cần quan tâm đến mọi người xung quanh.
B. Là làm việc nhanh chóng bằng mọi cách để đạt được nhiều sản phẩm nhất.
C. Là cách làm việc không để xảy ra nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh.
D. Là cách làm việc hấp tấp mà không cần quan tâm đến sự an toàn của bản thân.
Câu 4. Nghề nào dưới đây không phải là nghề truyền thống?
A. Nghề làm gốm
B. Nghề làm đồng hồ
C. Nghề dệt lụa
D. Nghề làm trống
Câu 5. Phẩm chất yêu cầu của người làm nghề truyền thống là:
A. Chịu khó chạy theo thời đại công nghệ, không cần chú trọng đến cốt lõi truyền thống ban đầu
B. Có trách nhiệm, sáng tạo và hợp tác với mọi người trong công việc
C. Làm nhanh, làm giỏi đạt số lượng yêu cầu mà không cần quan tâm chất lượng
D. Đặt việc kinh doanh lên hàng đầu không cần lưu giữ truyền thống
Câu 6. Hướng dẫn viên du lịch cần tuân thủ phẩm chất và năng lực gì trong lao động?
A. Tận tụy, vui vẻ, cởi mở, năng lực giao tiếp và xử lí tình huống
B. Tận tụy, vui vẻ, chăm chỉ, nhiệt tình
C. Làm đúng công việc, vui vẻ, thoải mái
D. Cởi mở, thành thạo công việc, chăm chỉ
Câu 7. Trang thiết bị, dụng cụ lao động cần thiết khi tham gia nghề nuôi trồng thủy sản:
A. Vợt vớt cá, máy sục khí, lưới, máy hàn…
B. Máy sục khí, vợt vớt cá, lưới, thuyền…
C. Máy cắt, vợt vớt cá, cần câu cá…
D. Thuyền, máy sục khí, lưới, đồng hồ điện tử…
Câu 8. Chỉ ra các nhóm nghề tiềm ẩn nguy hiểm cao cho người lao động khi làm nghề.
A. Thợ mỏ, thợ điện, công an, bộ đội, làm bánh
B. Thú y, bác sĩ, thợ xây, công an, bộ đội
C. Thợ hàn, công nhân may, giáo viên, nhân viên văn phòng
D. Công an, bộ đội, thợ điện, kiểm lâm, thợ mỏ
Câu 9: Ngành nghề nào được xem là ngành công nghiệp không khói?
A. Công nghiệp nặng
B. Nông nghiệp
C. Công nghiệp nhẹ
D. Dịch vụ và du lịch
Câu 10: Nghề nào dưới đây được xem là nghề truyền thống có từ lâu đời của người Bình Phước?
A. Trồng tiêu
B. Trồng điều
C. Trồng cao su
D. Đan lát của người Stiêng
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: (3 điểm) Em hãy kể tên một số ngành nghề mà em biết? Trong số đó ngành nào là em yêu thích nhất?
Câu 2: (2 điểm) Lan có Bác làm ở ngân hàng. Lan cho rằng, làm ngân hàng thì mới có nhiều tiền, không phải lao động vất vả. Vì vậy, Lan rất ngưỡng mộ Bác và mong muốn sau này cũng sẽ được làm nghề đó. Em có đồng tình với suy nghĩ và thái độ của Lan không? Vì sao?
2.2 Đáp án đề thi học kì 2 HĐTN 7
I: TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
A |
C |
B |
B |
A |
B |
D |
D |
D |
II: TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 1: (3đ)
– Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản
– Nghề Sửa chửa vi tính,ti vi điện tử…
– Nghề cơ khí (gò ,hàn….)
– Nghề đúc đồng ,luyện kim….
– Nghề giáo viên.
– Trong đó em thích nhất là giáo viên vì mỗi ngày thầy cô luôn truyền tải cho chúng em một mạch kiến thức để chúng em được học và vận dụng hằng ngày trong cuộc sống.
Câu 2: ( 2đ)
– Không đồng tình với suy nghĩ và thái độ của Lan.
– Mỗi người cần làm công việc mình yêu thích, phù hợp với khả năng và đem lại lợi ích cho xã hội….
2.3 Ma trận đề thi học kì 2 HĐTN 7
TT |
Mạch nội dung |
Chủ đề |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tỷ lệ |
Tổngđiểm |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|
|||
1 |
Hoạt động hướng đến các ngành nghề ở địa phương |
Chủ đề 8. Tìm hiểu các nghề ở địa phương |
4 câu |
4 câu |
8 câu |
4 điểm |
|||||||
2 |
Hoạt động hướng vào phẩm chất và năng lực cần có ở người lao động |
Chủ đề 9. Tìm hiểu phẩm chất và năng lực cần có ở người lao động |
2 câu |
2 câu |
4 câu |
6 điểm |
|||||||
Tổng |
6 câu |
4 câu |
2 câu |
10 câu |
2 câu |
10 điểm |
|||||||
Tı̉ lê ̣% |
25% |
25% |
50% |
|
50% |
50% |
|||||||
Tı̉ lê c̣ hung |
50% |
50% |
100% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II
TT |
Mạch nội dung |
Chủ đề |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ đánh giá |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Hoạt động hướng đến các ngành nghề ở địa phương |
Chủ đề 8. Tìm hiểu các nghề ở địa phương |
1. Kiến thức – Nhận biết được 1 số nghề hiện có ở địa phương – Nêu được công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của 1 số nghề ở địa phương – Nhận diện được những nguy hiểm có thể sảy ra và cách giữ an toàn khi làm những nghề ở địa phương 2. Năng lực – Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác 3. Phẩm chất – Có trách nhiệm vì cộng đồng đóng góp cho cộng đồng bằng hững việc làm cụ thể |
4 câu |
4 câu |
||
2 |
Hoạt động hướng vào phẩm chất và năng lực cần có ở người lao động |
Chủ đề 9. Tìm hiểu phẩm chất và năng lực cần có ở người lao động |
1. Về kiến thức – Nêu được những phẩm chất và năng lực cần có của người làm nghề ở địa phương – Chỉ ra được 1 số phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với yêu cầu của 1 số ngành nghề ở đia phương 2. Năng lực – Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác 3.Phẩm chất – Nhân ái;Trung thực; Trách nhiệm; Chăm chỉ |
2 câu |
2 câu |
||
Tỉ lệ% |
|
30% |
20% |
50% |
|
||
Tỉ lệ chung |
|
50% |
50% |
………
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 3 Đề kiểm tra cuối kì 2 HĐTNHN 7 (Có đáp án, ma trận) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.