Bạn đang xem bài viết Đề thi học kì 2 môn Địa lí 11 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo Đề kiểm tra học kì 2 Địa lý 11 (Có đáp án) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi cuối kì 2 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 bao gồm đề có đáp án chi tiết kèm theo.
Đề thi cuối kì 2 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa lớp 11. Thông qua đề thi Địa lí 11 học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài Địa lí để làm bài kiểm tra học kì 2 lớp 11 đạt kết quả tốt. Vậy sau đây là Đề thi cuối kì 2 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tải tại đây.
Đề thi học kì 2 môn Địa lý 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .…….. TRƯỜNG THPT …….. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn thi: Lịch sử Lớp 11 Thời gian làm bài: … phút, không tính thời gian phát đề |
Câu 1: Đồng bằng sông Trường Giang khác với đồng bằng sông Hoàng Hà ở điểm việc trồng chủ yếu cây
A. lúa gạo.
B. đỗ tương.
C. lạc.
D. lúa mì.
Câu 2: Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản phân bố nhiều nhất ở
A. ven biển Nhật Bản.
B. ven biển Ô-khốt.
C. trung tâm các đảo lớn.
D. ven Thái Bình Dương.
Câu 3: Cộng hòa Nam Phi nằm ở
A. phía tây châu Phi.
B. phía bắc châu Phi.
C. phía nam châu Phi.
D. phía đôngchâu Phi.
Câu 4: Địa hình miền Tây Trung Quốc có đặc điểm nào dưới đây?
A. Địa hình hiểm trở với những dãy núi, sơn nguyên và các bồn địa lớn.
B. Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ chạy dọc biên giới phía Tây.
C. Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ, nhiều núi thấp.
D. Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng và cao nguyên trải dài.
Câu 5: Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế – xã hội là
A. sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, nhiều tỉ phú.
B. trở thành nước có GDP/người cao nhất trên thế giới.
C. quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh, liên tục.
D. không xuất hiện tình trạng đói, tăng trưởng liên tục.
Câu 6: Miền Đông Trung Quốc nổi tiếng về loại khoáng sản nào sau đây?
A. Kim loại đen.
B. Kim loại màu.
C. Phi kim loại.
D. Năng lượng.
Câu 7: Nơi nào sau đây ở Trung Quốc không có trung tâm công nghiệp?
A. Núi cao.
B. Đồng bằng.
C. Bồn địa.
D. Ven biển.
Câu 8: Mũi Hảo Vọng trấn giữa tuyến đường nối hai đại dương nào sau đây với nhau?
A. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
C. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
D. Nam Đại Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 9: Vùng trồng lúa mì của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở đồng bằng nào?
A. Đông Bắc và Hoa Bắc.
B. Đông Bắc và Hoa Trung.
C. Hoa Trung và Hoa Nam.
D. Hoa Bắc và Hoa Trung.
Câu 10: Cộng hòa Nam Phi là quốc gia
A. chỉ có người gốc Phi.
B. đa dạng về sắc tộc.
C. nam nhiều hơn nữ.
D. dân số châu Phi ít.
Câu 11: Vùng có rừng bao phủ phần lớn diện tích và dân cư thưa thớt là
A. Kiu-xiu.
B. Xi-cô-cư.
C. Hô-cai-đô.
D. Hôn-su.
Câu 12: Ngành công nghiệp nào sau đây ở Cộng hòa Nam Phi phát triển mạnh với hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động?
A. Hóa chất.
B. Chế tạo máy.
C. Luyện kim.
D. Điện tử.
Câu 13: Hầu hết các ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản đều hướng vào
A. sản phẩm phục vụ trong nước.
B. tận dụng nguồn nguyên liệu lớn.
C. sử dụng khoa học – kĩ thuật cao.
D. tận dụng tối đa nguồn lao động.
Câu 14: Nhật Bản không phải là một đất nước
A. có hàng ngàn đảo nhỏ gần bờ.
B. quần đảo, trải ra hình vòng cung.
C. giàu có tài nguyên khoáng sản.
D. có 4 đảo lớn từ bắc xuống nam.
Câu 15: Các kiểu khí hậu nào sau đây chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?
A. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
B. Ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa.
C. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới lục địa.
D. Nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
Câu 16: Các chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp của Trung Quốc không phải là
A. đưa kĩ thuật mới vào sản xuất.
B. giao quyền sử dụng đất cho dân.
C. xây dựng mới đường giao thông.
D. phổ biến các giống thuần chủng.
Câu 17: Cao nguyên Trung tâm ở Cộng hòa Nam Phi có độ cao khoảng
A. 1500m.
B. 1800m.
C. 2000m.
D. 2200m.
Câu 18: Lãnh thổ Trung Quốc giáp với bao nhiêu quốc gia?
A. 15 nước.
B. 14 nước.
C. 13 nước.
D. 16 nước.
Câu 19: Đặc tính nào sau đây nổi bật đối với người dân Nhật Bản?
A. Tinh thần trách nhiệm tập thể cao.
B. Tập trung nhiều vào các đô thị.
C. Người già ngày càng nhiều.
D. Tuổi thọ dân cư ngày càng cao.
Câu 20: Đường kinh tuyến được coi là ranh giới phân chia hai miền tự nhiên Đông và Tây của Trung Quốc là
A. kinh tuyến 1050Đ.
B. kinh tuyến 1500Đ.
C. kinh tuyến 1100Đ.
D. kinh tuyến 1000Đ.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư Nhật Bản?
A. Đứng thứ 11 thế giới.
B. Gia tăng dân số thấp.
C. Là quốc gia đông dân.
D. Nhiều dân tộc cư trú.
Câu 22: Các ngành công nghiệp ở nông thôn phát triển mạnh dựa trên thế mạnh nào sau đây?
A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao.
B. Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.
C. Lực lượng lao động kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.
D. Lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao.
Câu 23: Dạng địa hình nào sau đây chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của Nhật Bản?
A. Đồi núi.
B. Bình nguyên.
C. Núi lửa.
D. Đồng bằng.
Câu 24: Cộng hòa Nam Phi tiếp giáp với các đại dương nào sau đây?
A. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.
B. Nam Đại Dương, Ấn Độ Dương.
C. Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương.
D. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương.
Câu 25: Nền công nghiệp Trung Quốc đã có những chuyển đổi nào dưới đây?
A. Nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế chỉ huy.
B. Nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
C. Sản xuất hàng chất lượng sang chất lượng thấp.
D. Sản xuất công nghiệp sang sản xuất nông nghiệp.
Câu 26: Nhận định nào sau đây đúng với công nghiệp của Cộng hòa Nam Phi?
A. Tỉ trọng trong GDP tăng, nhiều mặt hàng xuất khẩu.
B. Cơ cấu công nghiệp của CH Nam Phi khá đa dạng.
C. Nước có nền công nghiệp phát triển nhất châu Phi.
D. Có đóng góp trên 30% GDP và lao động hoạt động.
Câu 27: Đặc điểm phân bố dân cư Trung Quốc là
A. dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền núi.
B. dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Tây.
C. dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở miền Đông.
D. dân cư phân bố đều khắp lãnh thổ, ở mọi dạng địa hình.
Câu 28: Nhật Bản có các vật nuôi chính là
A. dê, bò, gà.
B. trâu, vịt, dê.
C. lợn, gà, trâu.
D. bò, lợn, gà.
Câu 29: Dân cư ở Cộng hòa Nam Phi tập trung chủ yếu ở vùng
A. tây bắc, đông bắc và tây.
B. đông bắc, tây và tây bắc.
C. đông bắc, đông và nam.
D. đông nam, tây và đông.
Câu 30: Hoạt động khai thác khoáng sản ở Cộng hòa Nam Phi diễn ra chủ yếu ở
A. nội địa.
B. phía bắc.
C. phía nam.
D. ven biển.
Câu 31: Nhận định nào sau đây đúng với tình hình phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi?
A. Tiến hành công nghiệp muộn và kém phát triển.
B. Là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất ở châu Phi.
C. Tổng vốn FDI lớn hơn CH Công-gô và Ai Cập.
D. Tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao và tăng nhanh.
Câu 32: Nhật Bản không phải là nước có
A. địa hình chủ yếu là đồi núi.
B. nhiều quặng đồng, dầu mỏ.
C. nhiều sông ngòi ngắn, dốc.
D. đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.
Câu 33: Ngành công nghiệp nào sau đây ở Cộng hòa Nam Phi sử dụng nhiều lao động nhất đất nước?
A. Luyện kim.
B. Thực phẩm.
C. Chế tạo máy.
D. Hóa chất.
Câu 34: Ngành công nghiệp mũi nhọn của Cộng hòa Nam Phi là
A. sản xuất ô tô.
B. thực phẩm.
C. hàng tiêu dùng.
D. khai khoáng.
Câu 35: Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?
A. Khí hậu ôn đới gió mùa.
B. Khí hậu ôn đới hải dương.
C. Khí hậu ôn đới lục địa.
D. Khí hậu cận nhiệt đới.
Câu 36: Cộng hòa Nam Phi tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
A. Bắc Băng Dương.
B. Thái Bình Dương.
C. Ấn Độ Dương.
D. Nam Đại Dương.
Câu 37: Đồng bằng nào của Trung Quốc nằm ở hạ lưu sông Trường Giang?
A. Hoa Bắc.
B. Hoa Trung.
C. Hoa Nam.
D. Đông Bắc.
Câu 38: Ngành công nghiệp nào sau đây ở Cộng hòa Nam Phi chiếm khoảng 10% sản lượng xuất khẩu hàng hóa sản xuất mỗi năm?
A. Sản xuất ô tô.
B. Thực phẩm.
C. Luyện kim.
D. Khai khoáng.
Câu 39: Trung tâm công nghiệp nào sau đây không nằm ở miền Đông Trung Quốc?
A. Cáp Nhĩ Tân.
B. Phúc Châu.
C. U-rum-si.
D. Thẩm Dương.
Câu 40: Chăn nuôi ở Nhật Bản phát triển theo hình thức
A. chuồng trại.
B. tự nhiên.
C. bán tự nhiên.
D. trang trại.
Đáp án đề thi học kì 2 Địa lí 11
1-D | 2-D | 3-C | 4-A | 5-C | 6-B | 7-A | 8-C | 9-A | 10-B |
11-C | 12-D | 13-C | 14-C | 15-A | 16-D | 17-C | 18-B | 19-A | 20-A |
21-D | 22-B | 23-A | 24-C | 25-B | 26-B | 27-C | 28-D | 29-C | 30-A |
31-D | 32-B | 33-B | 34-D | 35-C | 36-C | 37-B | 38-A | 39-C | 40-D |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề thi học kì 2 môn Địa lí 11 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo Đề kiểm tra học kì 2 Địa lý 11 (Có đáp án) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.