Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí 10 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 3 Đề kiểm tra giữa kì 2 Địa 10 (Có ma trận, đáp án) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi giữa kì 2 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 bao gồm 3 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo. Thông qua đề kiểm tra giữa kì 2 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, ôn luyện đề tốt hơn.
TOP 3 Đề kiểm tra học kì 2 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Địa lí 10 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, nhanh chóng biên soạn đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, đề thi giữa kì 2 môn Vật lí 10 Chân trời sáng tạo.
1. Đề thi giữa kì 2 Địa lý 10 Chân trời sáng tạo – Đề 1
1.1 Đề thi giữa kì 2 Địa lí 10
PHÒNG GD&ĐT…… |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 10 NĂM 2023 – 2024 Bài thi môn: Địa lí lớp 10 Thời gian làm bài: ,…. phút (không kể thời gian phát đề) |
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tỉ suất sinh thô của thế giới năm 2020 là 19% có nghĩa là
A. trung bình 1000 dân, có 19 trẻ em được sinh ra trong năm đó.
B. trung bình 1000 dân, có 19 trẻ em bị chết trong năm đó.
C. trung bình 1000 dân, có 19 trẻ em nguy cơ tử vong trong năm.
D. trung bình 1000 dân, có 19 trẻ em dưới 5 tuổi trong năm đó.
Câu 2. Thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một số quốc gia, vùng lãnh thổ là
A. gia tăng cơ học.
B. gia tăng tự nhiên.
C. gia tăng dân số.
D. tỉ suất sinh thô.
Câu 3. Ở những nước phát triển, tỉ suất tử thô thường cao là do tác động chủ yếu của yếu tố nào sau đây?
A. Dân số già.
B. Dịch bệnh
C. Động đất.
D. Bão lụt.
Câu 4. Cơ cấu xã hội của dân số gồm cơ cấu theo
A. giới và theo lao động.
B. lao động và theo tuổi.
C. trình độ văn hoá và theo giới.
D. lao động và trình độ văn hoá.
Câu 5. Các tiêu chí nào sau đây thể hiện được trong cơ cấu dân số theo lao động?
A. Nguồn lao động, dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
B. Tỉ suất sinh, dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
C. Tỉ số giới, dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
D. Dân số già, dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
Câu 6. Thành phần nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế?
A. Người có việc làm ổn định.
B. Những người làm nội trợ.
C. Người làm việc tạm thời.
D. Người chưa có việc làm.
Câu 7. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh
A. trình độ dân trí, học vấn của dân cư.
B. sự phân bố dân cư của một quốc gia.
C. tình hình dân số của một quốc gia.
D. trình độ phát triển của một quốc gia.
Câu 8. Hoạt động kinh tế chủ yếu ở đô thị là sản xuất
A. công nghiệp.
B. ngư nghiệp.
C. nông nghiệp.
D. ngư nghiệp.
Câu 9. Châu lục nào sau đây tập trung đông dân nhất thế giới?
A. Châu Á.
B. Châu Mĩ.
C. Châu Âu.
D. Châu Phi.
Câu 10. Đặc điểm của đô thị hóa không phải là
A. dân cư thành thị theo hướng tăng nhanh.
B. dân cư tập trung vào các thành phố lớn.
C. phổ biến rộng rãi lối sống của thành thị.
D. phổ biến nhiều loại giao thông thành thị.
Câu 11. Để phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia, loại nguồn lực có vai trò quyết định là
A. ngoại lực.
B. nội lực.
C. vị trí địa lí.
D. tài nguyên.
Câu 12. Nhận định nào dưới đây không đúng về nguồn lực tự nhiên?
A. Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất.
B. Gồm các yếu tố về đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản.
C. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.
D. Có vai trò quyết định đến trình độ phát triển kinh tế – xã hội mỗi quốc gia.
Câu 13. Nhận định nào sau đây đúng với cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế?
A. Tập hợp của tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế.
B. Hình thành dựa trên chế độ sở hữu, gồm nhiều thành phần.
C. Là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ.
D. Tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành.
Câu 14. Cơ cấu nền kinh tế bao gồm
A. cơ cấu lao động, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế.
B. cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ.
C. cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ.
D. cơ cấu kinh tế trong nước, cơ cấu kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 15. Để đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất nông nghiệp cần phải
A. duy trì và nâng cao độ phì cho đất.
B. tăng cường bón phân Địa lí cho đất.
C. đảm bảo nguồn nước trên mặt cho đất.
D. trồng trọt liên tục để đất được tơi xốp.
Câu 16. Đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là ngành trồng trọt là
A. quy mô sản xuất trên một diện tích lớn.
B. sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
C. trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
D. sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ.
Câu 17. Nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ trong nông nghiệp là
A. đất và địa hình.
B. đất và khí hậu.
C. nguồn nước và sinh vật.
D. khí hậu và nguồn nước.
Câu 18. Tiền đề quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt là
A. đất trồng.
B. địa hình.
C. nguồn nước.
D. khí hậu.
Câu 19. Cây mía cần điều kiện khí hậu nào sau đây?
A. Nhiệt, ẩm rất cao và theo mùa.
B. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định.
C. Nhiệt độ ôn hoà, có mưa nhiều.
D. Nhiệt ẩm cao, không gió bão.
Câu 20. Cây bông cần điều kiện khí hậu nào sau đây?
A. Nhiệt, ẩm rất cao và theo mùa.
B. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định.
C. Nhiệt độ ôn hoà, có mưa nhiều.
D. Nhiệt ẩm cao, không gió bão.
Câu 21. Loại nào sau đây thuộc gia súc lớn?
A. Trâu.
B. Lợn.
C. Cừu.
D. Dê.
Câu 22. Trang trại không có đặc điểm nào sau đây?
A. Mục đích sản xuất nông sản hàng hóa.
B. Có quy mô sản xuất tương đối lớn.
C. Sản xuất tập trung, áp dụng cơ giới hóa.
D. Có sử dụng người lao động làm thuê.
Câu 23. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp không có vai trò nào sau đây?
A. Sử dụng hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ.
B. Tạo ra tiền đề cần thiết sử dụng hợp lí nguồn lực.
C. Tạo điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức.
D. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp.
Câu 24. Thể tổng hợp nông nghiệp có đặc điểm nào sau đây?
A. Mục đích sản xuất nông sản hàng hóa.
B. Có quy mô sản xuất tương đối lớn.
C. Sản xuất tập trung, áp dụng cơ giới hóa.
D. Có sử dụng người lao động làm thuê.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (2,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:
TỈ SUẤT SINH THÔ VÀ TỬ THÔ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2020
Ăng-gô-la |
l-ta-li-a |
Xin-ga-po |
|
Tỉ suất sinh thô (%o) |
44 |
7 |
9 |
Tỉ suất tử thô (%o) |
9 |
11 |
5 |
Tỉ suất tăng dân số tự nhiên (%) |
………… |
………… |
………… |
Dựa vào bảng số liệu trên, em hãy tính tỉ suất tăng dân số tự nhiên của Ăng-gô-la, I-ta-li-a, Xin-ga-po, năm 2020 và rút ra nhận xét.
Câu 2 (2,0 điểm). Trình bày vai trò và đặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
1.2 Đáp án đề thi giữa học kì 2 Địa lí 10
I. TRẮC NGHIỆM
(Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)
1-A | 2-C | 3-A | 4-D | 5-A | 6-B | 7-A | 8-A |
9-A | 10-D | 11-B | 12-D | 13-B | 14-C | 15-A | 16-D |
17-B | 18-A | 19-A | 20-B | 21-A | 22-C | 23-A | 24-C |
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (2,0 điểm):
– Tính toán
+ Công thức: Tỉ suất tăng dân số tự nhiên = tỉ suất sinh thô – tỉ suất tử thô : 10 (%).
+ Áp dụng công thức, tính được bảng dưới đây
Ăng-gô-la |
l-ta-li-a |
Xin-ga-po |
|
Tỉ suất sinh thô (%o) |
44 |
7 |
9 |
Tỉ suất tử thô (%o) |
9 |
11 |
5 |
Tỉ suất tăng dân số tự nhiên (%) |
3,5 |
– 0,4 |
0,4 |
– Nhận xét
+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có sự khác nhau giữa các quốc gia.
+ Ăng-gô-la có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao nhất (3,5%), Xin-ga-po (0,4%) và I-ta-li-a (-0,4%).
-> Các nước phát triển thường có tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp, có thể dưới 0. Các nước kém phát triển, đang phát triển thường có tỉ suất gia tăng tự nhiên cao.
Câu 2 (2,0 điểm).
* Vai trò
– Cung cấp lương thực, thực phẩm và lâm sản cho nhu cầu xã hội.
– Cung cấp nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
– Tạo ra các mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước.
– Tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
– Góp phần khai thác tốt các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội ở mỗi vùng, quốc gia.
– Giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
* Đặc điểm
– Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất của ngành thuỷ sản.
– Đối tượng của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản là cây trồng và vật nuôi.
– Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thường có tính mùa vụ.
– Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chịu tác động của điều kiện tự nhiên.
– Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản có nhiều thay đổi trong nền sản xuất hiện đại và liên kết trong sản xuất ngày càng chặt chẽ hơn.
1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Địa lý 10
STT |
TÊN BÀI |
NB |
TH |
VD |
VDC |
||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
1 |
Dân số và sự phát triển dân số trên thế giới |
2 |
1 |
|
|
||||
2 |
Cơ cấu dân số |
2 |
1 |
1 |
|||||
3 |
Phân bố dân cư và đô thị hóa |
2 |
1 |
||||||
4 |
Nguồn lực phát triển kinh tế |
1 |
1 |
||||||
5 |
Cơ cấu nền kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế |
1 |
1 |
||||||
6 |
Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản |
2 |
1 |
1 |
|||||
7 |
Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản |
2 |
1 |
1 |
|||||
8 |
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp |
2 |
1 |
1 |
|||||
TỔNG |
14 |
8 |
1 |
2 |
1 |
………….
2. Đề thi giữa kì 2 Địa lý 10 Chân trời sáng tạo – Đề 2
2.1 Đề thi giữa kì 2 Địa lí 10
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Gia tăng cơ học không có ý nghĩa đối với
A. từng khu vực.
B. từng quốc gia.
C. qui mô dân số.
D. từng vùng.
Câu 2. Mức gia tăng tự nhiên dân số cao khi
A. tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cao.
B. tỉ suất tử thấp, tỉ suất sinh cao.
C. tỉ suất tử cao, tỉ suất sinh thấp.
D. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp.
Câu 3. “Sinh con đông nhà có phúc và quan niệm của xã hội phong kiến” thuộc yếu tố nào sau đây?
A. Tự nhiên – sinh học.
B. Tâm lý – xã hội.
C. Hoàn cảnh kinh tế.
D. Chính sách dân số.
Câu 4. Cơ cấu sinh học của dân số gồm cơ cấu theo
A. lao động và giới.
B. lao động và theo tuổi.
C. tuổi và theo giới.
D. tuổi và trình độ văn hoá.
Câu 5. Tiêu chí nào sau đây cho biết một nước có dân số trẻ?
A. Nhóm tuổi 0 – 14 chiếm trên 35%, nhóm tuổi 60 trở lên chiếm dưới 10%.
B. Nhóm tuổi 0 – 14 chiếm trên 35%, nhóm tuổi 60 trở lên chiếm trên 10%.
C. Nhóm tuổi 0 – 14 chiếm dưới 10%, nhóm tuổi 60 trở lên chiếm trên 15%.
D. Nhóm tuổi 0 – 14 chiếm dưới 10%, nhóm tuổi 60 trở lên chiếm dưới 15%.
Câu 6. Thành phần nào sau đây thuộc vào nhóm hoạt động kinh tế?
A. Học sinh.
B. Sinh viên.
C. Nội trợ.
D. Thất nghiệp.
Câu 7. Cơ cấu dân số theo giới không phải biểu thị tương quan giữa giới
A. nam so với tổng dân.
B. nữ so với tổng dân.
C. nam so với giới nữ.
D. nữ so với giới nam.
Câu 8. Tiêu chí nào sau đây được sử dụng để thể hiện tình hình phân bố dân cư?
A. Quy mô số dân.
B. Mật độ dân số.
C. Cơ cấu dân số.
D. Loại quần cư.
Câu 9. Khu vực có mật độ dân số thấp nhất thế giới hiện nay là
A. Trung Phi.
B. Bắc Mĩ.
C. châu Đại Dương.
D. Trung – Nam Á.
Câu 10. Sự phát triển nhanh chóng các siêu đô thị ở các nước đang phát triển gắn liền với
A. sự phát triển mạnh mẽ nền sản xuất công nghiệp và hạ tầng các đô thị.
B. gia tăng dân số nhanh và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến đô thị.
C. chính sách phân bố lại dân cư, lao động của các nước, thu hút nhân tài.
D. gia tăng dân số tự nhiên, sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 11. Khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới hiện nay là
A. Tây Âu.
B. Đông Á.
C. Ca-ri-bê.
D. Nam Âu.
Câu 12. Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?
A. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.
B. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.
C. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.
D. Nam Á, Đông Á, Tây và Trung Âu.
Câu 13. Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp đến sự mở rộng phạm vi phân bố của dân cư trên Trái Đất?
A. Gia tăng dân số quá mức.
B. Chính sách phân bố dân cư.
C. Tài nguyên thiên nhiên.
D. Tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Câu 14. Các nguồn lực bên ngoài (ngoại lực) chủ yếu bao gồm có
A. vị trí địa lí, thị trường, kinh nghiệm quản lí sản xuất, nguồn lao động.
B. khoa học và công nghệ, vốn, thị trường, kinh nghiệm quản lí sản xuất.
C. đường lối chính sách, khoa học công nghệ, nguồn nước, vốn, thị trường.
D. khí hậu, khoa học, công nghệ, khoáng sản, kinh nghiệm quản lí sản xuất.
…………
2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Địa lí 10
I. TRẮC NGHIỆM
(Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)
1-C | 2-B | 3-B | 4-C | 5-A | 6-D | 7-D | 8-B |
9-C | 10-B | 11-A | 12-D | 13-D | 14-B | 15-B | 16-C |
17-B | 18-D | 19-C | 20-C | 21-D | 22-A | 23-C | 24-D |
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (2,5 điểm).
– Gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.
Gia tăng dân số tự nhiên |
Gia tăng dân số cơ học |
|
Đặc điểm |
Là gia tăng dân số do hai nhân tố sinh đẻ và tử vong quyết định, thể hiện qua tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. |
Gồm hai bộ phận xuất cư và nhập cư. Tỉ suất gia tăng dân số cơ học là hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư. |
Ý nghĩa |
Động lực của phát triển dân số, dân số tăng hay giảm phụ thuộc vào gia tăng dân số tự nhiên (sinh đẻ và tử vong). |
Không làm thay đổi số dân trên toàn thế giới nhưng đối với từng quốc gia, khu vực thì nó có thể làm thay đổi số dân và tác động quan trọng đến phát triển kinh tế – xã hội. |
– Gia tăng dân số thực tế
+ Khái niệm: Gia tăng dân số thực tế được xác định bằng tổng số giữa tỉ suất tăng dân số tự nhiên và tỉ suất tăng dân số cơ học (tính bằng %).
+ Ví dụ: Ở Việt Nam, tỉ suất tăng dân số tự nhiên là 1,1% và tỉ suất gia tăng cơ học là 1,2% thì gia tăng dân số thực tế ở Việt Nam là 2,3%.
…………
Đáp án đề thi giữa kì 2 Địa lí 10
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Địa lí 10
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí 10 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 3 Đề kiểm tra giữa kì 2 Địa 10 (Có ma trận, đáp án) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.