Bạn đang xem bài viết Địa lí 11 Bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Á Soạn Địa 11 Chân trời sáng tạo trang 74, 75, 76, 77, 78, 79 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo trang 74, 75, 76, 77, 78, 79 giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi phần hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Á thuộc phần Khu vực Tây Nam Á.
Giải Địa lí 11 bài 15 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh hiểu được kiến thức tình hình dân cư xã hội khu vực Tây Á. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 11 Chân trời sáng tạo.
Hình thành Kiến thức mới Địa lí 11 Bài 15
I. Vị trí địa lí
Câu hỏi:
– Những đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí của Tây Nam Á
– Đặc điểm vị trí địa lí có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.
Bài làm
– Vị trí địa lí:
+ Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến: khoảng từ 12°B – 42°B; kinh tuyến: 26°Đ – 73°Đ.
+ Tiếp giáp vịnh Péc-xích, biển Ả-Rập, Biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và khu vực Nam Á, Trung Á.
– Đặc điểm vị trí địa lí:
+ Tây Nam Á thuộc các đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt, được bao bọc bởi một số biển và vịnh biển.
+ Vị trí nằm trên đường giao thông quốc tế và giữa ba châu lục Á, Âu, Phi.
Ảnh hưởng
– Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí địa lí chiến lược quan trọng (là nơi qua lại giữa 3 châu lục, giữa các vùng biển, đại dương) nên khu vực Tây Nam Á có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu qua lại giữa các nước. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra những tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực. Sự không ổn định về chính trị này là nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế của Tây Nam Á.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Câu hỏi: Dựa vào hình 15.1, hình 15.2 và thông tin trong bài, hãy cho biết đặc điểm về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á. Đặc điểm này có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế – xã hội như thế nào?
Bài làm
– Tây Nam Á rộng trên 7 triệukm2, là một khu vực nhiều núi và cao nguyên.
Phía đông bắc có các dây núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.
Phía tây nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp.
Khí hậu Tây Nam Á có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới lục địa, nóng về mùa hè và lạnh về mùa đông.
Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Luỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-Út, I-ran. I-rắc, Cô-oét.
– Những đặc điểm này tạo thuận lợi cho người dân sản xuất nong nghiệp, phát triern công nghiệp, giao lưu và buôn bán với các nước trong khu vực.
Luyện tập và vận dụng Địa li 11 Bài 15
Luyện tập 1
Hãy lựa chọn và trình bày ảnh hưởng của một điều kiện tự nhiên hoặc tài nguyên thiên nhiên ở khu Tây Nam Á đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.
Gợi ý đáp án
(*) Lựa chọn: trình bày đặc điểm và ảnh hưởng của địa hình, đất đai
Đặc điểm |
Ảnh hưởng |
– Khu vực phía bắc: + Là các cao nguyên, sơn nguyên và dãy núi: sơn nguyên Anatôli, sơn nguyên Iran và miền núi Ápganixtan. + Khu vực này có nhiều dãy núi trung bình và núi cao như Pon-tích To-ruýt,… |
– Có nhiều cảnh quan đẹp, có thể phát triển hoạt động du lịch. – Gây trở ngại cho sự phát triển giao thông và định cư. |
– Khu vực phía tây và nam + Bán đảo Aráp rộng lớn với nhiều hoang mạc như Nê-phút, Rúp-en Kha-li. Phía tây của bán đảo là sơn nguyên A-ráp với các dãy núi chạy dọc ven biển và dải đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp. + Đất đai khô cằn. |
– Không thuận lợi cho nông nghiệp, người dân chủ yếu sinh sống ở dải đồng bằng duyên hải và trong các ốc đảo giữa hoang mạc. |
– Khu vực hạ lưu các sông Ti-grơ và Ơ-phrát là đồng bằng Lưỡng Hà với đất phù sa màu mỡ. |
– Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. |
Luyện tập 2
Xác định các trung tâm công nghiệp trong hình 15.8. Hãy kể tên các ngành công nghiệp ở ít nhất ba trung tâm công nghiệp.
Gợi ý đáp án
– Các ngành công nghiệp tại trung tâm công nghiệp Cô-oét (ở Cô-oét), gồm: hóa dầu, hóa chất, nhiệt điện, khai thác dầu mỏ
– Các ngành công nghiệp tại trung tâm công nghiệp A-đen (ở Y-ê-men), gồm: nhiệt điện, thực phẩm, hóa dầu.
– Các ngành công nghiệp tại trung tâm công nghiệp Ê-ri-at (ở Ả-rập Xê-út), gồm: nhiệt điện, dệt – may, hoá chất, hóa dầu
Vận dụng
Câu hỏi: Hãy sưu tầm thông tin về một số di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận tại khu vực Tây Nam Á.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Địa lí 11 Bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Á Soạn Địa 11 Chân trời sáng tạo trang 74, 75, 76, 77, 78, 79 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.