Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 7 Đề kiểm tra cuối kì 2 LS – ĐL 7 (Có đáp án + Ma trận) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi cuối kì 2 Lịch sử Địa lí 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 gồm 7 đề kiểm tra học kì 2 có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.
TOP 7 Đề thi Lịch sử Địa lí lớp 7 cuối kì 2 Chân trời sáng tạo được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 7. Thông qua 7 đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử Địa lí 7 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Với 7 đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử Địa lí 7 Chân trời sáng tạo có đáp án kèm theo sẽ giúp các bạn so sánh được kết quả sau khi hoàn thành bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi học kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo, đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo.
Bộ đề thi cuối kì 2 Lịch sử Địa lý 7 Chân trời sáng tạo
- 1. Đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 7 – Đề 1
- 2. Đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 7 – Đề 2
- 3. Đề thi cuối kì 2 Lịch sử Địa lý 7 – Đề 3
1. Đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 7 – Đề 1
1.1 Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử Địa lí 7
I/. TRẮC NGHIỆM (3.0 ĐIỂM) Chọn đáp án đúng nhất, mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm
Câu 1. Tốc độ đô thị hóa của Trung và Nam Mỹ diễn ra như thế nào?
A. Tốc độ đô thị hóa chậm.
B. Bằng mức trung bình của toàn thế giới
C. Nhanh hơn mức trung bình của toàn thế giới
D. Tốc độ đô thị hóa cao.
Câu 2. Người bản địa chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ là người
A. Anh-điêng.
B. châu Phi.
C. châu Mỹ.
D. châu Âu.
Câu 3. Đâu không phải là vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ?
A. Tốc độ đô thị hóa cao.
B. Đô thị hóa có kế hoạch.
C. Đô thị hóa mang tính chất tự phát.
D. Tỉ lệ dân thành thị chiếm hơn 80% số dân.
Câu 4. Một trong số những nguyên nhân làm suy giảm số lượng các loài động, thực vật ở rừng A-ma-dôn là?
A. Săn bắt tự do
B. Thiếu môi trường sống
C. Biến đổi khí hậu
D. Cháy rừng
Câu 5. Phần lớn diện tích rừng nhiệt đới A-ma-dôn nằm ở quốc gia nào?
A. Bra-xin
B. Cô-lôm-bi-a
C. Guy-a-na
D. Pê-ru
Câu 6. Ý nào sau đây không đúng khi nói về “lá phổi xanh” của Trái Đất:
A. Mức độ đa dạng sinh học thấp.
B. Điều hòa khí hậu.
C. Cung cấp oxy cho sự sống
D. Là nguồn dự trữ sinh học quý giá của toàn cầu.
Câu 7. Đại bộ phận lãnh thổi châu Nam Cực được bao phủ bởi:
A. Lớp rêu
B. Lớp băng dày
C. Lớp địa y dày
D. Lớp đất đá
Câu 8. Hiện tượng các núi băng trôi trên biển ở Nam Cực sẽ gây nguy hiểm cho
A. tàu thuyền qua lại.
B. các loài chim biển.
C. các loài thú biển.
D. các loài tôm cá.
Câu 9. Khoáng sản nào nhiều nhất ở châu Nam Cực?
A. Than, sắt
B. Dầu mỏ, khí tự nhiên
C. Đồng, vàng
D. Bô-xit, Kim cương
Câu 10. Khi có biến đổi khí hậu, nhiệt độ Trái Đất tăng lên, lớp băng ở Nam Cực sẽ biến đổi như thế nào?
A. Lớp băng dày hơn.
B. Lớp băng lan rộng.
C. Lớp băng vỡ ra.
D. Lớp băng tan chảy ngày càng nhiều.
Câu 11. Châu Nam Cực được bao bọc xung quanh bởi?
A. Các dãy núi
B. Các lục địa
C. Các biển và đại dương
D. Các sơn nguyên băng
Câu 12. Châu Nam Cực còn được gọi là?
A. Cực Nam của Trái Đất
B. Hoang mạc lạnh của thế giới
C. Sa mạc lớn nhất thế giới
D. Xứ sở gấu trắng.
II/. TỰ LUẬN (7.0 ĐIỂM)
Câu 1 (2.0 điểm): Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) của Lý Thường Kiệt.
Câu 2 (2,0 điểm): Phân tích nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Câu 3 (3,0 điểm): Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên. Đánh giá đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên-Mông.
1.2 Đáp án đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử Địa lí 7
Phần |
Câu
|
Nội dung |
Điểm |
|||||||||||||||||||||||
I/. Trắc nghiệm (3.0 điểm) |
|
0.25đ/câu |
||||||||||||||||||||||||
II/. Tự luận (7.0 điểm) |
1 (2,0) |
Diễn biến: – 10/1075: Lý Thường Kiệt đem 10 vạn quân tấn công Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu. – Sau 42 ngày ta hạ được thành Ung Châu và nhanh chóng rút quân về nước. – Cuối năm 1076, nhà Tống cử 1 đạo quân lớn theo 2 đường thủy, bộ tiến hành xâm lược nước ta. – 1/1077: 10 vạn quân do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới tiến xuống bị chặn lại trên sông Như Nguyệt. – Cuối năm 1077, Lý Thường Kiệt cho quân tấn công vào doanh trại giặc lúc nửa đêm. Quân Tống hoang mang, tuyệt vọng. – Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa. Quân Tống rút về nước.
|
0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 |
|||||||||||||||||||||||
2 (1,0) |
*Nguyên nhân thắng lợi – Tinh thần yêu nước và đoàn kết dân tộc( Lê Lợi là biểu tượng của cuộc khởi nghĩa, tập hợp quanh mình những người yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì nghiệp lớn- qua sự kiện hội thề Lũng Nhai và Lê Lai cứu chúa. – Bộ chỉ huy Lam Sơn có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo( qua sự kiện dời lên núi Chí Linh, dời căn cứ về Nghệ An…) – Đội ngũ lãnh đạo khởi nghĩa có nhiều người tài giỏi( Nguyễn Trãi với nghệ thuất “Tâm công-tấn công vào lòng người”, bằng cách viết thư dụ hàng tướng lĩnh Minh do Nguyễn Trãi đề xướng vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay…) |
0,5 0,5 0,25 |
||||||||||||||||||||||||
3 (3,0) |
Nguyên nhân – Tinh thần yêu nước và đoàn kế toàn dân cùng chống giặc được thể hiện qua kế sách “vườn không nhà trống”, hội nghị Diên Hồng. – Nhà Trần đề ra kế sách đánh giặc đúng đắn và sáng tạo(“ lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”; “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”) – Cuộc kháng chiến của quân dân nhà Trần được đặt dưới sự chỉ huy tài ba của vua Trần Thái Tông, Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông và các danh tướng như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư… *Ý nghĩa lịch sử + Đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của kẻ thù, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc. + Là kì tích quân sự của Đại Việt vào thế kỉ XIII + Để lại những bài học lịch sử quý giá. + Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước ở Đông Nam Á, góp phần làm suy yếu đế chế Mông – Nguyên. * Đóng góp: – Được Vua Trần giao cho trọng trách chỉ huy cuộc khởi nghĩa, ông đã soạn Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. – Là 1 nhà lí luận quân sự tài ba với bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược… – Trước thế giặc mạnh ông cho lui binh để bảo toàn lực lượng và chờ thời cơ để đánh. – Khi quân địch gặp khó khắn, tuyệt vọng phải rút quân, Trần Quốc Tuấn đã quyết định mở cuộc phản công và tiến hành mai phục trên sông Bạch Đằng tạo nên chiến thắng quyết định. |
0.25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,250,25 0,25 0,25 0,25 |
1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 7
Chủ đề /Mức độ nhận thức |
Nhận biết (40%) |
Thông hiểu (30%) |
Vận dụng (30%) |
|
Vận dụng (20%) |
Vận dụng cao (10%) |
|||
1. Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 – 1225) |
– Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) của Lý Thường Kiệt. – Trình bày được sự thành lập nhà Lý. Đánh giá được sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn. |
– Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu về văn hoá, giáo dục thời Lý. |
– Đánh giá được những nét độc đáo của cuộc kháng chiến chống Tống và vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077). |
|
2. Việt Nam từ thế kỉ XIII đến đầu thế kỉ XV : thời Trần, Hồ
|
– Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt. |
– Giải thích được nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. |
– Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, … |
|
3. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) |
– Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. – Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. |
|
Phân tích nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. |
– Đánh giá được vai trò của một số nhân vật tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích. |
4. Việt Nam thời Lê sơ (1428 – 1527)
|
Giới thiệu được sự phát triển văn hoá, giáo dục và một số danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ. |
– Biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày được một số hiểu biết về một danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ (Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông….) |
||
5. Bài 17. Đặc điểm dân cư Trung và Nam mỹ, vấn đề đô thị hóa, văn hóa Mỹ Latinh |
– Trình bày được đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ. Tại sao có tên gọi Mỹ Latinh? Văn hóa Mỹ Latinh có đặc điểm gì? |
– Vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ. – Phân tích được bảng số liệu thống kê, nhận xét bảng số liệu, nhận định và rút ra nhận xét đặc điểm dân cư-xã hội Trung và Nam Mỹ. |
– Phân tích được điều kiện hình thành văn hóa Mỹ Latinh. – Phân tích được hậu quả của đô thị hóa tự phát ở trung và Nam Mỹ. |
Các lễ hội tiêu biểu cho văn hóa La tinh ở Trung và Nam Mỹ. |
6. Bài 18.Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-Ma-Dôn |
Trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn. |
– Phân tích được vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên thông qua trường hợp rừng A-ma-dôn. |
Giải pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn |
|
7. Bài 22. Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực |
Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực. – Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực |
Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí đến đến khí hậu của châu Nam Cực. |
– Chứng minh châu Nam Cực có vị trí đặc biệt. – Tìm hiểu về Hiệp ước Nam Cực 1959. Viết 1 đoạn văn ngắn với thông điệp: Nam Cực vì hoà bình Thế giới. |
|
8. Bài 23. Thiên nhiên châu Nam Cực |
– Trình bày được đặc điểm thiên nhiên, các loài động, thực vật nổi bật của châu Nam Cực. |
– Phân biệt được các đặc điểm không đúng với châu Nam Cực. – Đặc điểm nổi bật của địa hình châu Nam Cực. |
– Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thiên nhiên, con người. |
|
TSĐ: 10 Tỉ lệ: 100% |
4 40% |
3 30% |
2 20% |
1 10% |
2. Đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 7 – Đề 2
2.1 Đề thi cuối kì 2 Lịch sử Địa lí 7
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ: (2,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất
Câu 1: Hin-đu giáo là tôn giáo có vị trí quan trọng nhất ở vương quốc nào ?
A. Cham-pa
B. Đại Việt
C. Vạn Xuân
D. Lào
Câu 2: Thầy giáo nổi tiếng nhất dưới thời Trần là ai?
A. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
B. Chu Văn An.
C. Nguyễn Đình Chiểu.
D. Lê Quý Đôn.
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là gì?
A. Chính sách cai trị tàn độc của quân Minh đối với nhân dân Đại Việt.
B. Quân Minh ép Lê Lợi ra làm quan.
C. Do tác động của cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng.
D. Vương triều Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống Minh.
Câu 4: Nhà Hồ được thành lập năm nào?
A. Năm 1010
B. Năm 1225.
C. Năm 1400.
D. Năm 1428
Câu 5: Chiến thắng nào kết thúc cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống?
A. Ngọc Hồi – Đống Đa.
B. Bạch Đằng.
C. Đông Bộ Đầu.
D. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt .
Câu 6: Nhân vật nào trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên năm 1285 khi bị giặc bắt , giặc dụ dỗ đã nói “ Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc ” ?
A. Trần Thủ Độ..
B. Trần Bình Trọng.
C. Trần Quốc Tuấn.
D. Trần Quốc Toản
Câu 7: Nhà Lê sơ đã ban hành bộ luật nào ?
A. Bộ Quốc Triều Hình luật .
B. Bộ luật Hình Thư.
C. Bộ Quốc Triều Hình luật (bộ luật Hồng Đức ) .
D. Bộ luật Gia Long
Câu 8: Cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược Minh do ai lãnh đạo ?
A. Nguyễn Trãi .
B. Lê lai
D. Nguyễn Chích .
C. Lê Lợi.
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ: (2,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất
Câu 1. Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở bán cầu
A. Đông.
B. Tây.
C. Nam.
D. Bắc.
Câu 2. Xét về diện tích, châu Mĩ xếp thứ mấy trên Thế giới?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.
Câu 3. Lục địa Ôxtrâylia nằm ở phía nào của Thái Bình Dương?
A. Nam.
B. Tây.
C. Tây Nam.
D. Tây Bắc.
Câu 4. Diện tích lục địa Ôxtrâylia là khoảng
A. 6,6 triệu km2
B. 7,7 triệu km2
C. 8,8 triệu km2
D. 9,9 triệu km2
Câu 5. Mật độ dân số ở Ô-xtrây-lia so với thế giới là
A. rất thấp.
B. thấp.
C. trung bình.
D. cao.
Câu 6. Mức độ đô thị hóa của Ô-xtrây-lia
A. thấp.
B. trung bình
C. cao.
D. rất cao.
Câu 7. Trong các loài vật dưới đây, loài nào không sống ở Nam Cực?
A. Chim cánh cụt.
B. Hải cẩu.
C. Gấu trắng.
D. Đà điểu.
Câu 8. Đặc điểm nổi bật về khí hậu của Châu Nam Cực là
A. lạnh nhất thế giới.
B. khô nhất thế giới.
C. lạnh và khô nhất thế giới.
D. lạnh nhưng ẩm.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ: (3,0 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Cuộc khởi nghĩa diễn ra từ năm 1418 – 1427 là cuộc khởi nghĩa nào? Hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa đó?
Câu 2: (1,5 điểm)
– Em hãy nhận xét kế hoạch đánh giặc chống quân Mông Nguyên của nước nhà Trần?
– Em rút ra bài học gì cho bản thân từ cuộc kháng chiến đó?
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ: (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm)
a) Trình bày một số biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn.
b) Hãy cho biết đặc điểm khí hậu, những nét đặc sắc về sinh vật ở Ô-xtrây-lia?
Câu 2 (1,5 điểm)
a) Trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực?
b) Băng tan ở Nam Cực đã tác động như thế nào đến thiên nhiên trên Trái Đất?
2.2 Đáp án đề thi cuối kì 2 Lịch sử Địa lí 7
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ: (2,0 điểm) Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | B | A | C | D | B | C | D |
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ: (2,0 điểm) Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | B | C | B | A | D | A | A |
II. TỰ LUẬN ( 6,0 ĐIỂM)
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ: (3,0điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 ( 1,5 điểm) |
– Cuộc khởi nghĩa diễn ra từ năm 1418 – 1427 là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Nguyên nhân thắng lợi – Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu. – Nhờ có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. – Bộ chỉ huy tài giỏi, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. *Ý nghĩa lịch sử: – Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh, giành lại nền độc lập, mở ra thời kì phát triển mới cho đất nước. |
0,25
0,25 0,25 0,25
0,5 |
2 (1 ,5 điểm) |
* Nhận xét về kế hoạch đánh giặc chống quân Mông Nguyên của nhà Trần – Kết hoạch độc đáo sáng tạo: Khi giặc tràn vào nước ta khích lệ lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta; thực hiện kế sách vườn không nhà trống; giặc mạnh ta rút lui, giặc khó khăn ta phản công bằng tinh thần quật cường . * Bài học của bản thân cần học tập : Đất nước hòa bình cần rèn luyện sức khỏe, chăm ngoan học tốt, đoàn kết giúp đỡ bạn, khi đất nước gặp khó khăn cần phát huy : Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí quyết tâm cùng đất nước vượt qua khó khăn thử thách. |
1
0,5 |
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ: (2,0 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 (1,5 điểm) |
a) Trình bày các biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn (0,5 điểm) |
|
– Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng; trồng rừng phục hồi. – Tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò của người dân bản địa trong việc bảo vệ rừng |
0,25 0,25 |
|
b) Trình bày đặc điểm khí hậu, những nét đặc sắc về sinh vật ở Australia . (0,5 điểm) |
||
– Khí hậu: + Hầu hết lục địa Ô-xtrây-lia thuộc đới nóng. + Khí hậu có sự thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. |
0,25 0,25 |
|
– Thực vật bản địa nổi bật là keo và bạch đàn (riêng bạch đàn có 600 loài) – Động vật vô cùng độc đáo, đặc sắc nhất là hơn 100 loài thú có túi |
0,25 0,25 |
|
2 (1,5 điểm) |
a) Trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực . (1,0 điểm) – 1820, hai nhà hàng hải người Nga phát hiện ra Châu Nam Cực-> phát hiện muộn nhất. – 1900 nhà thám hiểm Na Uy đã đặt chân tới lục địa – 1957 châu Nam Cực mới được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện. – Đã có nhiều người thuộc nhiều nước như Nga, Hoa Kì, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Ác-hen-ti-na, Nhật Bản… luân phiên đến sinh sống và làm việc ở các trạm nghiên cứu trên lục địa. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
b, Tác động của băng tan ở Nam Cực đối với thiên nhiên trên Trái Đất. (0,5 điểm) |
||
– Băng tan làm mực nước biển sẽ dâng cao. – Làm mất đi nhiều hệ sinh thái. |
0,25 0,25 |
* (Lưu ý: Học sinh có thể có cách diễn giải khác với đáp án nhưng đúng ý vẫn chấm trọn số điểm)
2.3 Ma trận đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 7
Phân môn Lịch sử | ||||||||
TT | Chương/chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng% điểm | ||||
Nhận biết (TNKQ) | Thông hiểu(TL) | Vận dụng(TL) | Vận dụng cao (TL) | |||||
1 |
Đại Việt thời Lý , Trần Hồ
|
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống |
1TN |
2.5% |
||||
Đại Việt thời Trần |
1TN |
2.5% |
||||||
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên |
1TN |
1/2TL |
1/2TL |
1 7,5% |
||||
Nước Đại Ngu thời Hồ |
1TN |
2.5% |
||||||
2 |
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) |
Cuộc khởi nghĩa Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) |
2TN |
1TL |
20% |
|||
Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) |
1TN |
2.5% |
||||||
3 |
Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI |
Vương quốc Cham-pa và vùng đất nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI |
1TN |
2.5% |
||||
Tổng |
8 câu |
1 câu |
1/2 câu |
1/2 câu |
|
|||
Tỉ lệ % |
20% |
15% |
10% |
5% |
50 |
Phân môn Địa lí
TT |
Chương/ Chủ đề
|
Nội dung/Đơn vị kiến thức
|
Mức độ đánh giá
|
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng số câu/ Tỉ lệ % |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu
|
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|
||||
Phân môn Địa lí |
||||||||
1 |
CHÂU MỸ |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ |
Nhận biết – Trình bày khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ. |
2TN (0,5đ) |
2,5 câu (1,0đ = 10%) |
|||
– Phương thức con người khai thác, sử dụng và |
Vận dụng cao – Phân tích được vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Trung và Nam Mỹ thông qua trường hợp rừng Amazon. |
0,5 TL (0,5đ) |
||||||
2 |
CHÂU ĐẠI DƯƠNG |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Đại Dương |
Nhận biết – Xác định được các bộ phận của châu Đại Dương; vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lục địa Australia. – Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và khoáng sản. – Trình bày được đặc điểm dân cư, một số vấn đề về lịch sử và văn hoá độc đáo của Australia. Thông hiểu – Phân tích được đặc điểm khí hậu Australia, những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Australia. Vận dụng cao – Phân tích được phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Australia. |
2 TN (0,5 đ) |
4,5 câu (2,0đ)= 20% |
|||
– Đặc điểm thiên nhiên của các đảo, quần đảo và lục địa Australia |
1/2TL (1,0đ) |
|||||||
– Một số đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên |
2 TN (0,5 đ) |
|||||||
3 |
CHÂU NAM CỰC |
– Vị trí địa lí của châu Nam Cực |
Nhận biết – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực. – Trình bày được đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực: địa h́ình, khí hậu, sinh vật. Thông hiểu – Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực. Vận dụng cao – Mô tả được kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu. |
3 câu (2,0đ)= 20% |
||||
– Lịch sử phát kiến châu Nam Cực |
1/2TL (1,0đ) |
|||||||
– Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của châu Nam Cực |
2 TN (0,5) |
1/2TL (0,5 đ) |
||||||
Số câu/ loại câu |
8 câu TNKQ |
1 câu TL |
1 câu TL |
10 câu |
||||
Tỉ lệ % |
|
20 |
20 |
0 |
10 |
(5đ)=50% |
3. Đề thi cuối kì 2 Lịch sử Địa lý 7 – Đề 3
3.1 Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7
PHÒNG GD&ĐT QUẬN…… |
ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM 2023 – 2024 |
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Đường xích đạo chạy qua nơi nào sau đây ở châu Đại Dương?
A. Lục địa Ô-xtrây-li-a.
B. Quần đảo Niu Di-len.
C. Chuỗi đảo Mê-la-nê-di.
D. Chuỗi đảo Mi-crô-nê-di.
Câu 2. Cảnh quan phổ biến ở các đảo thuộc châu Đại Dương là
A. rừng xích đạo xanh quanh năm và xavan, cây bụi lá cứng.
B. rừng mưa mùa nhiệt đới, rừng lá kim ôn đới, thảo nguyên.
C. rừng xích đạo xanh quanh năm và rừng mưa mùa nhiệt đới.
D. thảo nguyên, rừng lá rộn ôn đới và rừng mưa mùa nhiệt đới.
Câu 3. Người nhập cư gốc Âu sống tập trung nhiều ở
A. Pa-pua Niu Ghi-nê và Niu Di-len.
B. Niu Di-len và Ô-xtrây-li-a.
C. Ô-xtrây-li-a và Va-nu-a-tu.
D. Va-nu-a-tu và Pa-pua Niu Ghi-nê.
Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với Ô-xtrây-li-a?
A. Quốc gia có nền văn hoá đa dạng.
B. Dùng duy nhất chỉ một ngôn ngữ.
C. Có tôn giáo các châu lục khác đến.
D. Có cả văn hoá bản địa và nhập cư.
Câu 5. Các nước nổi tiếng về xuất khẩu thịt cừu ở châu Đại Dương là
A. Pa-pua Niu Ghi-nê và Niu Di-len.
B. Niu Di-len và Ô-xtrây-li-a.
C. Ô-xtrây-li-a và Va-nu-a-tu.
D. Va-nu-a-tu và Pa-pua Niu Ghi-nê.
Câu 6. Ô-xtrây-li-a phát triển mạnh ngành chăn nuôi
A. bò, cừu.
B. lợn, cừu.
C. lợn, gà.
D. bò, trâu.
Câu 7. Đại bộ phận lãnh thổ châu Nam Cực nằm
A. phía bắc lục địa Phi.
B. trong vòng cực Bắc.
C. trong vòng cực Nam.
D. phía tây châu Mĩ.
Câu 8. Hiện nay, ở châu Nam Cực có
A. mạng lưới dân cư và đô thị khá dày đặc.
B. mạng lưới các trạm nghiên cứu khoa học.
C. mạng lưới sông ngòi, hồ đầm khá nhiều.
D. nhiều cao nguyên băng, động vật hoang.
Câu 9. Địa hình ở Nam Cực phổ biến là các
A. cao nguyên băng.
B. đảo băng lớn.
C. các bán đảo băng.
D. quần đảo băng.
Câu 10. Ở Nam Cực không có loài động vật nào sau đây?
A. Hải cẩu.
B. Chim biển.
C. Hải báo.
D. Gấu nâu.
Câu 11. U-rúc là đô thị của
A. Lưỡng Hà cổ đại.
B. Tây Âu trung đại.
C. Ấn Độ cổ đại.
D. Hy Lạp cổ đại.
Câu 12. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân phương Đông cổ đại là
A. buôn bán đường biển.
B. đánh bắt hải sản.
C. canh tác nông nghiệp.
D. chăn nuôi du mục.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Chứng minh châu Nam Cực có vị trí địa lí đặc biệt. Giải thích tại sao châu Nam Cực là hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống ?
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa (1418 – 1423), nghĩa quân Lam Sơn đã
A. giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
B. liên tục mở rộng phạm vi chiếm đóng.
C. mở nhiều đợt tấn công lớn vào căn cứ địch.
D. phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.
Câu 2. Chiến thắng nào của nghĩa quân Lam Sơn có ý nghĩa quyết định, buộc quân Minh phải chấm dứt chiến tranh?
A. Chi Lăng – Xương Giang.
B. Ngọc Hồi – Đống Đa.
C. Tốt Động – Chúc Động.
D. Rạch Gầm – Xoài Mút.
Câu 3. Bộ Quốc triều hình luật được biên soạn và ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông còn có tên gọi khác là
A. Luật Hồng Đức.
B. Luật Gia Long.
C. Hình thư.
D. Hình luật.
Câu 4. Tác phẩm sử học tiêu biểu do Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê biên soạn có nhan đề là
A. Đại Nam thực lục.
B. Lam Sơn thực lục.
C. Đại Việt sử kí.
D. Đại Việt sử kí toàn thư.
Câu 5. Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi:
Tư liệu. Vua Lê Thánh Tông từng căn dặn Thái bảo Lê Cảnh Huy: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?… Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”.
Câu hỏi. Theo em, lời căn dặn trên của vua Lê Thánh Tông phản ánh điều gì?
A. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê.
B. Quyết tâm gìn giữ nền độc lập dân tộc của nhà Lê.
C. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của triều Lê sơ.
D. Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà Lê sơ.
Câu 6. Để xây dựng lực lượng quân đội mạnh, nhà Lý – Trần – Lê sơ đều thi hành chính sách
A. “ngụ binh ư nông”.
B. “khoan thư sức dân”.
C. chỉ phát triển thủy quân.
D. chỉ phát triển bộ binh.
Câu 7. Biểu hiện nào dưới đây cho thấy nhà Lê sơ rất quan tâm đến việc phát triển giáo dục – khoa cử?
A. Dựng Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long để thờ Khổng Tử.
B. Khắc tên những người đỗ đạt cao lên văn bia ở Văn Miếu.
C. Nhà nước lần đầu tiên tổ chức thi cử để tuyển chọn nhân tài.
D. Lập Sùng Chính Viện để dịch sách từ chữ Hán sang chữ Nôm.
Câu 8. Năm 1306, vua Chế Mân của Chăm-pa đã dùng hai châu nào để làm sính lễ kết hôn với công chúa Huyền Trân của Đại Việt?
A. Địa Lý, Ma Linh.
B. Chiêm Động, Cổ Lũy.
C. châu Ô, châu Rí.
D. Bố Chính, châu Ô.
Câu 9. Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, trên danh nghĩa, vùng đất Nam Bộ thuộc quyền quản lí của vương quốc nào?
A. Chân Lạp.
B. Phù Nam.
C. Chăm-pa.
D. Đại Việt.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không đúng về tình hình kinh tế của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
A. Dân cư vùng ven biển còn buôn bán sản vật, trao đổi hàng hóa với nước ngoài.
B. Óc Eo là trung tâm trên tuyến đường thương mại qua vùng biển Đông Nam Á.
C. Các nghề thủ công truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển.
D. Nghề trồng lúa vẫn tiếp tục nuôi sống cư dân Chăm và Việt di cư vào.
Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thái độ của người Việt đối với tín ngưỡng của người Chăm khi đến cư trú tại những vùng đất mới ở phía nam?
A. Bài trừ tuyệt đối các tín ngưỡng, phong tục của người Chăm.
B. Tôn trọng nhưng không tiếp thu tín ngưỡng của người Chăm.
C. Không có sự giao lưu văn hóa với cộng đồng người Chăm.
D. Tôn trọng và tiếp thu những tín ngưỡng của người Chăm.
Câu 12. Khi di cư vào vùng đất phía Nam, cùng sinh sống với người Chăm, đời sống của người Việt diễn ra như thế nào?
A. Xảy ra nhiều xung đột, mâu thuẫn.
B. Đời sống nhiều khó khăn do chiến tranh.
C. Yên bình, hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.
D. Gặp khó khăn do khác biệt phong tục tập quán.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
b. Từ sự thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
3.2 Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-C |
2-C |
3-B |
4-B |
5-B |
6-A |
7-C |
8-B |
9-A |
10-D |
11-A |
12-C |
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
* Châu Nam Cực có vị trí địa lí đặc biệt:
– Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam và tách biệt với các châu lục khác, được bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương.
– Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi của vòng cực Nam.
– Châu Nam Cực gồm lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa.
* Giải thích: Do khí hậu lạnh khắc nhiệt, trên lục địa Nam cực, thực vật không thể tồn tại. Nhưng vẫn có một số loài động vật như chim cánh cụt, hải cẩu… và các loài chim biển sống ở ven biển và trên các đảo vì những động vật này đều có những đặc điểm thích nghi với môi trường lạnh giá và đồng thời chúng còn dựa vào nguồn thức ăn dồi dào: cá, tôm và phù du sinh vật trong các biển bao quanh.
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm
1-D |
2-A |
3-A |
4-D |
5-A |
6-A |
7-B |
8-C |
9-A |
10-B |
11-D |
12-C |
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
* Yêu cầu a)
– Nguyên nhân thắng lợi:
+ Truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc.
+ Vai trò lãnh đạo và nghệ thuật quân sự tài tình, sáng tạo của bộ Chỉ huy nghĩa quân mà đại diện là: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích..
– Ý nghĩa lịch sử:
+ Chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục hoàn toàn độc lập dân tộc;
+ Đưa đến sự thành lập của vương triều Lê sơ; mở ra thời kì phát triển mới của Đại Việt
b) Bài học kinh nghiệm:
+ Dựa vào sức dân.
+ Phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân
3.3 Ma trận đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||
Phân môn Địa lí |
||||||||||
1 |
Châu Đại Dương |
Thiên nhiên châu Đại Dương |
1 (0,25) |
1 (0,25) |
||||||
Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a |
1 (0,25) |
1 (0,25) |
||||||||
Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a |
1 (0,25) |
1 (0,25) |
||||||||
2 |
Châu Nam Cực |
Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam cực |
1 (0,25) |
1 (0,25) |
1 (2,0) |
|||||
Thiên nhiên châu Nam Cực |
1 (0,25) |
1 (0,25) |
||||||||
3 |
Chủ đề chung |
Đô thị: Lịch sử và hiện tại |
1 (0,25) |
1 (0,25) |
||||||
Tổng số câu hỏi |
6 (1,5) |
|
4 (1,0) |
|
2 (0,5) |
1 (2,0) |
|
|
||
Tỉ lệ |
15% |
10% |
25% |
0% |
||||||
Phân môn Lịch sử |
||||||||||
1 |
Chương 5. Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI |
Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) |
2 (0,5) |
1/2 (1,5) |
1/2 (0,5) |
|||||
Bài 20. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) |
2 (0,5) |
3 (0,75) |
||||||||
Bài 21. Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI |
2 (0,5) |
3 (0,75) |
||||||||
Tổng số câu hỏi |
6 (1,5) |
0 |
6 (1,5) |
0 |
0 |
1/2 (1,5) |
0 |
1/2 (0,5) |
||
Tỉ lệ |
15% |
15% |
10% |
10% |
||||||
Tổng hợp chung |
30% |
25% |
35% |
10% |
……………
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Lịch sử – Địa lí 7 CTST
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 7 Đề kiểm tra cuối kì 2 LS – ĐL 7 (Có đáp án + Ma trận) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.