Bạn đang xem bài viết Khi nào cần can thiệp cắt ngắn hãm lưỡi cho trẻ? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngắn lưỡi là một dị tật bẩm sinh ở trẻ, bé sẽ khó bú hoặc là gây đau núm vú khi mẹ cho bé bú. Khi lớn lên, bé có nguy cơ bị ngọng, khó nói hay khó khăn khi diễn đạt những câu phức tạp nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy khi nào tì cần can thiệp cắt ngắn hãm lười, cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu ngay!
Ngắn lưỡi ở trẻ là gì?
Bệnh ngắn lưỡi hay phanh lưỡi bám thấp hoặc dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh do dây hãm lưỡi gây ra. Đây là một dây chằng mỏng nối từ lưỡi đến sàn miệng, bị ngắn hơn so với bình thường dẫn đến việc đầu lưỡi bị hạn chế vận động, thường gặp ở 5 – 10% dân số. Nhận biết trẻ bị ngắn lưỡi như sau:
- Với trẻ bình thường sẽ ngậm được hết núm vú, lưỡi trẻ kê quanh phần dưới núm và phần lợi dưới. Trẻ bị ngắn lưỡi sẽ không thể mở rộng miệng và bắt vú hoàn chỉnh nên trẻ sẽ khó khăn khi bắt vú và giữ núm vú cho đến hết bữa bú, thời gian mỗi bữa bú kéo dài (bình thường 10-20 phút), trẻ liên tục phải nghỉ giữa bữa bú, do lượng sữa bú vào là không đủ nên thường xuyên ngủ không ngon, quấy khóc.
- Khi trẻ khóc, đầu lưỡi trẻ có hình trái tim vì cử động lưỡi bị giới hạn, đầu lưỡi không thè ra ngoài môi được và không thể đụng nóc vòm họng hoặc các răng ở hàm trên.
- Nói ngọng ở trẻ lớn đặc biệt là các âm: t, l, ch, d, r.
- Mẹ bị đau hoặc nứt núm vú, ít sữa và viêm vú tái diễn.
Tác hại của dị tật ngắn lưỡi ở trẻ
Ngắn hãm lưỡi sẽ gây ảnh hưởng tương đối nhiều tới sự phát triển và các chức năng của trẻ như:
- Quá trình phát triển bị gián đoạn do trẻ khó khăn khi bú, dẫn đến có thể bỏ bú (cả bú mẹ và bú bình).
- Trẻ bị ngắn lưỡi chậm nói do ảnh hưởng đến chức năng phát âm của trẻ đặc biệt là các âm t, l, ch, d, r.
- Ảnh hưởng đến sự đều đặn của bộ răng trẻ cũng như sức khoẻ răng miệng.
Khi nào cần can thiệp cắt ngắn hãm lưỡi cho trẻ?
Bất cứ khi nào em bé nhà bạn có các dấu hiệu ngắn lưỡi cũng cần đưa đến các cơ sở y tế để được điều trị. Việc đưa ra quyết định có phẫu thuật hay không còn phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh lên quá trình phát triển và chức năng phát âm của bé. Nếu phát hiện và xử lý muộn có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển và hoàn thiện của bé trong tương lai.
Đối các bé còn đang bú mẹ và chưa học nói, các chuyên gia đều nhận định rằng việc phẫu thuật cắt hãm lưỡi giúp bé bú tốt hơn và quá trình nói sau này sẽ không còn gặp ảnh hưởng.
Đối với bé đã học nói và đang bị ngọng do ngắn hãm lưỡi, bé đã quen với việc nói trong khi hãm lưỡi bị ngắn nên phẫu thuật không hoàn toàn giải quyết được vấn đề nói ngọng mà trẻ cần tham gia các lớp phát âm để hoàn thiện lại khả năng nói sau khi được phẫu thuật.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề ngắn lưỡi ở trẻ. Các bậc phụ huynh cần phải quan sát và đưa trẻ đi tham vấn bác sĩ kịp thời để không gây cản trở quá trình phát triển của trẻ nhé!
Nguồn: Vinmec
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Khi nào cần can thiệp cắt ngắn hãm lưỡi cho trẻ? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.