Bạn đang xem bài viết Chế độ ăn cho trẻ bị tim bẩm sinh theo từng độ tuổi tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trẻ bị tim bẩm sinh thường dễ bị suy dinh dưỡng, suy kiệt, khó tăng cân nên bé cần có một chế độ ăn uống phù hợp. Tham khảo chế độ ăn cho trẻ bị tim bẩm sinh theo từng độ tuổi cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn theo tham vấn từ Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân – Bác sĩ Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long để có thêm những thông tin hữu ích.
Vì sao trẻ bị tim bẩm sinh thường bị suy dinh dưỡng?
Về cơ bản, thành phần dinh dưỡng trong mỗi lần bú hay bữa ăn của trẻ bị tim bẩm sinh không khác gì so với trẻ bình thường nhưng khả năng hấp thụ kém. Lý do là vì:
- Trẻ bị tim bẩm sinh thường khó thở nên khi bú, uống sữa rất khó khăn khiến trẻ sợ bú, khó tăng cân.
- Các ảnh hưởng của tim như tim đập nhanh, thở nhanh, giảm oxy máu, giảm hấp thu thức ăn, giảm hấp thu dinh dưỡng từ ống tiêu hóa.
- Trẻ bị tim bẩm sinh được chỉ định ăn nhạt, không nêm mắm muối khiến trẻ không ngon miệng và chán ăn nên dễ suy dinh dưỡng.
- Nhu cầu năng lượng của trẻ cao hơn bình thường.
- Trẻ thường bị nhiễm trùng hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi).
- Sự phát triển bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền hay do gen như hội chứng Down
Trẻ bị tim bẩm sinh nên ăn gì?
Bạn cho bé uống sữa mẹ hoặc bổ sung thêm sữa bột đều tốt cho trẻ bị tim bẩm sinh. Tuy vậy bạn cần linh hoạt trong phương pháp và thời điểm cho bé ăn. Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt bé cần phải đặt sonde dạ dày từ mũi để cho ăn qua đường này. Bé bị tim bẩm sinh thường cần tăng bữa ăn, cho bé ăn thành từng bữa nhỏ khoảng mỗi 2 giờ sẽ tốt hơn là cho trẻ ăn một bữa lớn kéo dài khiến trẻ mệt mỏi.
Trẻ bị tim bẩm sinh được nuôi bằng sữa mẹ vẫn là tốt nhất. Sau khi sinh có thể trẻ cần được điều trị ở khu vực đặc biệt. Lúc này mẹ cần vắt sữa trong vòng 12-24 giờ đầu sau sinh để duy trì lượng sữa của mình.
Khi bé lớn hơn, thành phần dinh dưỡng của trẻ cần nhu cầu năng lượng cao hơn trẻ bình thường khoảng 120-170 kcal/kg/ngày. Ba mẹ cần sử dụng sữa thực phẩm giàu năng lượng có bổ sung đường, đạm và protein, bổ sung sắt khi có thiếu máu và vitamin khi có chỉ định.
Chế độ ăn cho trẻ bị tim bẩm sinh theo từng độ tuổi
Đối với trẻ dưới 6 tháng
- Bạn nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, bất cứ khi nào trẻ muốn vào cả ngày lẫn đêm, ít nhất 8 lần/ngày.
- Từ 4-6 tháng tuổi bạn có thể cho bé ăn thêm nhưng chỉ khi thấy bé vẫn còn đói sau mỗi lần bú hoặc không tăng cân như bình thường. Có thể cho trẻ tập ăn dặm từ 1-2 bữa bột từ loãng tới đặc dần với đầy đủ chất như bột của trẻ 6-12 tháng tuổi.
- Khi cho bé bú bạn cần chú ý nâng cao đầu trẻ lên để tránh nôn, sặc sữa. Ngoài ra, bạn không cho trẻ bú hoặc ăn quá no vì trẻ mắc tim bẩm sinh thường khó tiêu hóa nên dễ bị nôn.
Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 2 tuổi
- Các mẹ vẫn cho bé bú mẹ bất cứ lúc nào bé muốn.
- Trẻ được cho ăn dặm 3-5 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng 1 bát rưỡi các thức ăn với đầy đủ thành phần dinh dưỡng.
- Bạn cho trẻ ăn thêm trái cây, hoa quả.
- Không cho trẻ bú bình mà cho uống thìa hoặc cốc.
Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên
- Cho trẻ ăn 3 bữa ăn cùng với gia đình với các thức ăn đầy đủ thành phần và chất dinh dưỡng, xen giữa có thể là các bữa phụ với sữa, bánh, phở, mì, cháo,…
- Bổ sung thêm trái cây, hoa quả vào bữa ăn của trẻ.
Một số vấn đề khác cần quan tâm ở trẻ bị tim bẩm sinh
Ngoài có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc khám sức khỏe định kỳ cũng rất quan trọng đặc biệt là đối với trẻ bị tim bẩm sinh. Dù đã can thiệp phẫu thuật hay chưa thì bé cũng cần được khám định kỳ, tiêm chủng đúng thời gian. Thời gian khám lầm đầu có thể là hàng tuần hoặc hàng tháng rồi duy trì 3 – 6 tháng/lần, tùy thuộc vào mức độ bệnh và khuyến cáo của bác sĩ.
Phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cho trẻ tim bẩm sinh là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh, bằng cách giữ gìn vệ sinh thân thể cho bé, sử dụng kháng sinh dự phòng theo chỉ định của bác sĩ.
Phần lớn các bé bị tim bẩm sinh vẫn có thể hoạt động và vui chơi bình thường, một số hoạt động đòi hỏi gắng sức như các môn thể thao đối kháng thì phải lưu ý. Phụ huynh nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia một số hoạt động có lợi cho sức khỏe, các môn thể thao nhẹ nhàng để nâng cao thể trạng và cả tinh thần của trẻ.
Vấn đề học tập của bé bị tim bẩm sinh hầu như không khác gì so với trẻ bình thường, trừ một số trẻ mắc phải đa dị tật vừa có tim bẩm sinh vừa chậm phát triển trí tuệ mới cần chương trình giáo dục đặc biệt.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chế độ ăn uống cho bé bị tim bẩm sinh mà Blogdoanhnghiep.edu.vn đã tổng hợp. Tham khảo thêm những bài viết từ chúng tôi để có thêm những thông tin hữu ích.
Nguồn: Vinmec
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chế độ ăn cho trẻ bị tim bẩm sinh theo từng độ tuổi tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.