Bạn đang xem bài viết Giấy chuyển hộ khẩu Mẫu HK07 theo Thông tư 36/2014/TT-BCA tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi làm thủ tục chuyển hộ khẩu, bạn phải sử dụng mẫu Giấy chuyển hộ khẩu (Mẫu HK07) do Bộ công an ban hành kèm Thông tư 36/2014/TT-BCA. Giấy chuyển hộ khẩu được lập thành 2 bản, 1 bản cấp cho công dân để nộp tại nơi đăng ký thường trú, 1 bản lưu tại nơi cấp giấy.
……………….. ………………… Số: ……/GCHK |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Mẫu HK07 ban hành theo Thông tư số 36/2014/TT-BCA ngày 9/9/2014 |
GIẤY CHUYỂN HỘ KHẨU
(Phần lưu tại cơ quan cấp giấy)
1. Họ và tên (1):…………………………………………..
2. Tên gọi khác (nếu có):……………………………….
3. Ngày, tháng, năm sinh: ………..4. Giới tính:…..
5. Nơi sinh:…………………………………………………..
6. Quê quán:………………………………………………..
7. Dân tộc:……. 8. Tôn giáo:……….9. Quốc tịch:…
10. Nơi thường trú:……………………………………..
11. Họ và tên chủ hộ nơi đi:….. Quan hệ với chủ hộ:….
13. Lý do chuyển hộ khẩu:……………………………
14. Nơi chuyển đến:…………………………………….
15. Những người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu (2):
TT | Họ và tên | Ngày, tháng, năm sinh | Giới tính | Nguyên quán | Dân tộc | Quốc tịch | CMND số (hoặc Hộ chiếu số) | Quan hệ (3) |
…….., ngày…tháng…năm… |
____________
(1) Viết chữ in hoa đủ dấu.
(2) Ghi theo sổ đăng ký thường trú, sổ hộ khẩu các thông tin của người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu.
(3) Ghi mối quan hệ với người chuyển hộ khẩu tại Mục 1.
Ghi chú: Lập 02 bản, một bản cấp cho công dân để nộp tại nơi đăng ký thường trú, một bản lưu tại nơi cấp giấy.
Hướng dẫn ghi Giấy chuyển hộ khẩu
1. Cách ghi thông tin về cá nhân
Khi ghi thông tin về cá nhân phải căn cứ vào giấy khai sinh và các giấy tờ hộ tịch khác. Nếu không có các giấy tờ trên thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp.
a) Mục “Họ và tên”: Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu;
b) Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
c) Mục “CMND số” và mục “Hộ chiếu số”: Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có cả hai giấy tờ này);
d) Mục “Giới tính”: Nếu giới tính Nam thì ghi là Nam, nếu giới tính Nữ thì ghi là Nữ;
đ) Mục “Nơi sinh”: Ghi nơi sinh theo giấy khai sinh;
e) Mục “Quê quán”: Ghi quê quán theo giấy khai sinh. Nếu giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo quê quán của cha hoặc quê quán của mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Trường hợp con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận cha cho con thì quê quán của con được xác định theo quê quán của mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại;
g) Mục “Quốc tịch”: Ghi quốc tịch Việt Nam, quốc tịch khác (nếu có);
h) Mục “Dân tộc” và “Tôn giáo”: Ghi dân tộc, tôn giáo theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;
i) Mục “Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.
2. Cách ghi thông tin về địa chỉ cư trú
- Ghi cụ thể, đầy đủ số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Trường hợp ở nước ngoài về đăng ký cư trú thì ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ tên nước phiên âm bằng tiếng Việt).
3. Cách ghi thông tin về cơ quan có thẩm quyền đăng ký, quản lý cư trú
Dòng trên ghi cơ quan Công an cấp trên trực tiếp, dòng dưới ghi tên cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký, quản lý cư trú.
4. Giấy chuyển hộ khẩu (Mẫu HK07)
- Số giấy chuyển hộ khẩu: Ghi theo số thứ tự cấp giấy chuyển hộ khẩu từng năm tại cơ quan Công an có thẩm quyền.
- Mục “Lý do chuyển hộ khẩu”: Ghi rõ lý do chuyển hộ khẩu.
- Mục “Họ và tên chủ hộ nơi đi” và “quan hệ với chủ hộ”: Ghi họ, tên, mối quan hệ trực tiếp với chủ hộ nơi người đăng ký thường trú chuyển đi (nơi đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu).
- Mục “Những người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu”: Ghi theo sổ đăng ký thường trú, sổ hộ khẩu các thông tin của người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu.
- Trường hợp chuyển cả hộ thì cơ quan Công an nơi cấp giấy chuyển hộ khẩu phải ghi rõ chuyển đi cả hộ để thông báo cho cơ quan Công an nơi người đăng ký thường trú chuyển đến. Trước khi cấp sổ hộ khẩu mới, cơ quan Công an nơi người đăng ký thường trú chuyển đến thu lại sổ hộ khẩu cũ để lưu tại tàng thư hồ sơ hộ khẩu.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giấy chuyển hộ khẩu Mẫu HK07 theo Thông tư 36/2014/TT-BCA tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.