Chất Selenium (Selen) còn rất xa lạ với nhiều người. Selenium có tác dụng chống oxy hóa, trẻ hóa làn da. Cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu chất Selenium nhá.
Chất Selenium còn rất xa lạ với nhiều người. Cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu Selenium là gì? Vai trò của Selenium đối với cơ thể con người như thế nào ở bài viết dưới đây nhé.
Selenium (Selen) là gì?
Selenium (Se) hay còn gọi là Selen. Selen gồm cấu trúc hơn 20 loại selenprotein, giúp tổng hợp ADN, chuyển hóa hormone tuyến giáp. Đây còn là một vi chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho cơ thể.
Trong hóa học, Selen là một nguyên tố hóa học với số nguyên tử 34 và có ký hiệu hóa học là Se, rất hiếm khi được tìm thấy ở dạng nguyên tố trong tự nhiên.
Selenium (Selen) có tác dụng gì?
Đối với người lớn
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, Selenium vừa giúp khôi phục các chất chống oxy hóa, vừa có chức năng chống oxy hóa, chống lại các tế bào gốc tự do.
Nhờ khả năng chống oxy hóa, Selenium làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, tim mạch, chống lão hóa.
Selenium giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư gồm ung thư vú, ung thư ruột, ung thư gan và ung thư phổi, bằng khả năng chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
Selenium hỗ trợ cho các loại thuốc điều trị ung thư, giúp thuốc phát huy hiệu quả tốt hơn trong quá trình điều trị.
Đối với phụ nữ mang thai
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, Selenium cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Lượng Selenium cần cho phụ nữ có thai mỗi ngày khoảng 60 mcg.
Selenium giúp bảo vệ thai nhi khỏi các độc tố trong cơ thể mẹ.
Đối với trẻ em
Selenium cần cho quá trình chuyển hóa I-ốt, phòng chống bệnh bướu cổ. Trẻ có hàm lượng Selenium trong máu thấp thường có nguy cơ mắc bệnh bướu cổ cao.
Ngoài ra, Selenium có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.
Mỗi ngày, trẻ từ 0 đến 6 tháng cần 15 mcg, trẻ từ 7 đến 12 tháng cần 20 mcg, trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần 20 mcg, trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần 30 mcg, từ 10 đến 18 cần khoảng 40 mcg đến 55 mcg.
Selenium có trong thực phẩm nào?
Các thực phẩm khác có chứa nhiều selenium theo thứ tự gồm: trứng, cá, gan, thận, cua, tôm hùm, thịt.
Rau củ và trái cây chứa rất ít Selenium.
Đối với trẻ em, sữa công thức là nguồn bổ sung Selenium đầy đủ nhất, do đôi lúc sữa mẹ không bổ sung đủ lượng Selenium cần thiết. Sữa bột cũng là nguồn bổ sung selenium tốt nhất cho người lớn.
Thiếu hụt và dư thừa Selenium
Thiếu hụt Selenium
- Trẻ em và phụ nữ thiếu Selenium dễ mắc các bệnh về tim mạch. Ở phụ nữ mang thai có thể gây ra trường hợp sảy thai.
- Lượng Selenium thấp còn gây ra bệnh bướu cổ, suy giảm hệ miễn dịch.
Dư thừa selenium
- Liều lượng Selenium tối đa mỗi ngày là 400 mcg. Dùng trên 850 mcg mỗi ngày sẽ dẫn đến ngộ độc Selenium.
- Triệu chứng ngộ độc nhẹ gồm hơi thở có mùi hôi tỏi, móng tay dễ gãy, tóc rụng, da nổi mề đay không gây ngứa. Ngộ độc cấp có thể làm cơ thể mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa.
- Ngộ độc Selenium nghiêm trọng gây ra bệnh xơ gan, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Lưu ý cần biết khi bổ sung selenium
Không bổ sung Selenium cho người mắc bệnh tiểu đường. Do selenium khiến bệnh tiểu đường phát triển nhanh hơn.
Bổ sung đúng liều lượng Selenium cần thiết theo độ tuổi. Tránh dư thừa Selenium dẫn đến ngộ độc.
Selenium được khuyến khích nên bổ sung thông qua thực phẩm, tránh dùng thuốc. Ngoài bổ sung đầy đủ Selenium, sữa còn bổ sung nhiều dưỡng chất khác mà cơ thể cần.
Qua bài viết này thì các bạn đã hiểu được Selenium là gì rồi đúng không nào? Selenium là chất cần thiết cho quá trình chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh ung thư, bướu cổ, chống lão hóa. Sữa công thức là nguồn cung cấp Selenium đầy đủ cho cơ thể trẻ em và người trưởng thành.
Nguồn: Sức khỏe và Đời sống
Blogdoanhnghiep.edu.vn