Bạn đang xem bài viết Tình trạng thiếu máu não ở trẻ em có nguy hiểm không, cần chú ý gì? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tình trạng thiếu máu là khi cơ thể không có đủ lượng hồng cầu đến các tế bào của cơ thể, trong đó có tình trạng thiếu máu não ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy tình trạng thiếu máu não ở trẻ em có nguy hiểm không, cần chú ý gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau!
Thiếu máu não ở trẻ là gì?
Đầu tiên, bạn nên biết rằng các tế bào trong cơ thể con người đều cần một lượng oxy nhất định để sống và tồn tại, trong đó, hồng cầu có chứa hemoglobin có chức năng chính là vận chuyển oxy tới các tế bào này.
Thiếu máu được hiểu đơn giản là tình trạng cơ thể bị thiếu hụt lượng tế bào hồng cầu hay hemoglobin để cung cấp oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động bình thường, trong đó có não.
Nguyên nhân gây thiếu máu não ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thiếu máu não ở trẻ như:
- Cơ thể bẩm sinh không sản sinh đủ hồng cầu.
- Cơ thể bị mất quá nhiều hồng cầu do bị chấn thương chảy máu.
- Cơ thể trẻ không có đủ huyết sắc tố trong tế bào hồng cầu.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu chất sắt.
Triệu chứng khi trẻ bị thiếu máu não
Khi bị thiếu máu não, bố mẹ có thể nhận biết dựa vào một số triệu chứng điển hình như sau:
- Trẻ thường xuyên quấy khóc, sức khỏe yếu, hay mệt.
- Tay chân bị sưng phù.
- Da nhợt nhạt, xanh xao.
- Đường viền mí mắt và lớp da dưới móng ít hồng hơn so với bình thường.
Thiếu máu não ở trẻ em có nguy hiểm không?
Tình trạng thiếu máu não kéo dài không chỉ gây nguy hiểm đến thể chất mà cả tinh thần của bé. Não là cơ quan có nhu cầu oxy cao, chiếm đến khoảng 20% toàn cơ thể, do đó khi não bị thiếu máu sẽ có nguy cơ bị tổn thương hệ thần kinh, khi đó trẻ sẽ bị các triệu chứng như:
- Đau đầu, chóng mặt, ù tai.
- Khi thay đổi tư thế bất ngờ sẽ dễ bị ngất.
- Tư duy nhận thức của trẻ giảm sút, kém tập trung, hay quên.
- Trẻ ít hoạt động, chậm lớn, ngừng tăng cân.
- Hô hấp kém, hay thở dốc.
- Mệt mỏi, lờ đờ thường xuyên.
Cách điều trị thiếu máu ở trẻ em
Để đảm bảo điều trị nhanh chóng, chính xác bệnh thiếu máu ở trẻ em thì phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để thăm khác nhé.
Nếu trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt thì có thể được kê thuốc bổ sung chất sắt tùy theo bệnh tình của trẻ. Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc hay tự ý ngừng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
Cách đề phòng thiếu máu não ở trẻ em
Để đề phòng cơ thể trẻ bị thiếu hụt chất sắt dẫn đến thiếu máu não thì phụ huynh nên lưu ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ hằng ngày một cách khoa học, cân bằng.
- Không cho bé uống sữa bò đến khi bé hơn 12 tháng tuổi.
- Khi bắt đầu tập ăn thức ăn rắn, bố mẹ có thể cho con bổ sung thêm chất sắt từ thực phẩm như cốm cereal chẳng hạn.
- Nếu bé bú sữa bột công thức thì nên chọn sản phẩm có chứa chất sắt.
- Cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu sắt như: Lòng đỏ trứng, khoai tây, thịt đỏ, cà chua,…
Bệnh thiếu máu não có thể gây những tổn hại về sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Do đó, các bậc phụ huynh nên lưu ý các biểu hiện của trẻ để phát hiện và có cách điều trị kịp thời nhé!
Nguồn: Vinmec.com
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tình trạng thiếu máu não ở trẻ em có nguy hiểm không, cần chú ý gì? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.