Bạn đang xem bài viết Nguyên nhân làm giảm nồng độ kali trong máu khi đang mang thai tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tình trạng giảm nồng độ kali trong máu hay còn gọi là hạ kali huyết không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn cả thai nhi. Do đó, nếu không biết cách chăm sóc và khắc phục sẽ để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng.
Cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân làm giảm nồng độ kali trong máu khi đang mang thai qua bài viết sau!
Nguyên nhân làm giảm nồng độ kali trong máu khi đang mang thai
Việc suy giảm nồng độ kali trong máu khi đang mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch, hệ thần kinh và sức mạnh cơ bắp. Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể để lại những hệ quả xấu như gây bệnh thận mãn tính. Một trong số nguyên nhân gây hạ kali khi mang thai gồm:
- Đang trong thời kì ốm nghén.
- Tiêu chảy
- Hormone aldosterone tăng cao
Bên cạnh những nguyên nhân đó, bạn cũng nên biết những dấu hiệu thường gặp khi bị hạ kali. Tuy nhiên, để xác định chính xác tình trạng bệnh thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và kiểm tra rõ ràng. Một số dấu hiệu khi hạ kali trong máu như:
- Táo bón, đau bụng
- Cơ suy yếu
- Mệt mỏi, đau cơ và có thể bị co giật
- Nhịp tim đập loạn xạ bất thường
- Có cảm giác buồn nôn
- Nếu nghiêm trọng có thể bị tê liệt tạm thời
Cách khắc phục việc giảm nồng độ kali trong máu khi đang mang thai
Thông thường để khắc phục việc giảm nồng độ kali trong máu khi đang mang thai, các mẹ bầu cần tập trung vào 4 vấn đề: Bổ sung đủ kali, tìm cách giảm lượng kali thất thoát, đo lường các nguy cơ có thể xảy ra và tìm cách ngăn ngừa bị hạ kali có thể tái diễn.
Trong đó, chú trọng dinh dưỡng trong thời kì mang thai là một trong những cách tốt nhất vừa an toàn vừa giúp giải quyết tình trạng này. Theo đó bạn có thể bổ sung kali theo các cách sau:
- Bổ sung thực phẩm giàu kali: Bạn có thể thêm chuối, cam, cải bó xôi, cà rốt vào thực đơn hàng ngày ở liều lượng phù hợp.
- Bổ sung điện giải: Bạn cần đảm bảo 2000 mg điện giải/ngày để duy trì điện giải và kalo trong máu.
- Uống kali bổ sung: Mẹ bầu có thể hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung kali bằng đường uống, nhưng không nên uống quá liều và cần thận trọng khi sử dụng.
- Một số đối tượng mắc bệnh u tuyến thượng thận, tắc ruột dẫn đến nôn mửa nghiêm trọng, hẹp động mạch thận, polyp ruột có thể được chỉ định phẫu thuật.
Vừa rồi Blogdoanhnghiep.edu.vn đã cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, cách khắc phục bệnh giảm nồng độ kali trong máu khi đang mang thai. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn!
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nguyên nhân làm giảm nồng độ kali trong máu khi đang mang thai tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.