Bạn đang xem bài viết Dẫn chứng người nổi tiếng Những tấm gương tiêu biểu nên đưa vào văn Nghị luận xã hội tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Dẫn chứng người nổi tiếng mang tới những ví dụ, những tấm gương về ý chí nghị lực, tấm gương dũng cảm chiến đấu, tấm gương đồng cảm, chia sẻ yêu thương, giúp các em học sinh lớp 9 lồng ghép vào bài văn nghị luận xã hội của mình.
Với những tấm gương về thầy giáo Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, La Thị Tám, Hồ Chí Minh… hy vọng sẽ giúp các em rất nhiều trong quá trình viết văn nghị luận xã hội. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn để nhanh chóng hoàn thiện bài văn nghị luận xã hội của mình.
Những tấm gương về ý chí, nghị lực
1. Chu Văn An
Chu Văn An (1292- 1370)- nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi tiếng cương trực không cầu danh lợi. Ra làm quan vào đời Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém bảy nịnh thần (thất trảm sớ) nhưng không được chấp thuận. Ông treo ấn từ quan về quê dạy học, viết sách. Ông không vì trò làm quan to mà dựa dẫm, luôn thẳng thắn phê bình những trò thiếu lễ độ -> TẤM GƯƠNG TRUNG THỰC,BẤT CHẤP KHÓ KHĂN VẪN CHIẾN ĐẤU VÌ LẼ PHẢI.
2. Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ mù yêu nước . Ông dùng ngòi bút của mình đánh giặc .Cuộc đời và sự nghiệp của ông là tấm gương tiêu biểu cho ý chí và nghị lực của con người vượt qua hoàn cảnh, số phận.Ở cương vị nào, một nhà thơ, một thầy giáo, một thầy thuốc,…ông cũng đều cống hiến hết mình ==> Ý CHÍ NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG.
3. Nguyễn Thị Ánh Viên
Nguyễn Thị Ánh Viên, 19 tuổi đến từ Cần Thơ là VĐV bơi lội. Cô được nhiều người biết đến và dành tình cảm mến mộ tại SEA Games 28 khi giành được 8 HCV và phá vỡ 8 kỷ lục bơi tại đại hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á. Thành tích ấn tượng này khiến Ánh Viên trở thành thần tượng của giới trẻ. Cô được gắn với nhiều nick name như “kình ngư vàng”, “tiểu tiên cá”, “siêu sao trên đường đua xanh”…Ánh Viên còn gây “choáng” khi trở thành Đại úy Quân nhân chuyên nghiệp trẻ tuổi nhất trong lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam ở tuổi 18 và được nhận Huân chương Lao động hạng nhì.Dù phải xa nhà từ lúc 12 tuổi, mỗi năm về thăm bố mẹ rất ít, suốt ngày chỉ có bơi lội và có một chế độ ăn uống nghiêm ngặt… nhưng Ánh Viên chưa bao giờ bỏ cuộc mà luôn cố gắng ==> BÀI HỌC VỀ NGHỊ LỰC NUÔI DƯỠNG ƯỚC MƠ,BÀI HỌC VỀ SỰ KHIÊM TỐN, KHÉO LÉO TRONG ỨNG XỬ,THẮNG KHÔNG KIÊU, BẠI KHÔNG NẢN, NỖ LỰC KHÔNG NGỪNG DÙ ĐÃ THÀNH CÔNG,KHÔNG NGỦ QUÊN TRONG CHIẾN THẮNG.
4. Nhà soạn nhạc Beethoven
Beethoven (17/12/1770 – 26/3/1827) là nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Hồi nhỏ, ông bị khiếm thính, sau đó bị điếc hoàn toàn. Tuy vậy, vượt qua mọi trở ngại, ông vẫn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng thế giới. Ông là hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời, từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang âm nhạc lãng mạn. Beethoven được coi là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều nhà soạn nhạc, nhạc sỹ và khán giả về sau.
5. Liz Murray
Elizabeth Murray sinh năm 1980 trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều dính căn bệnh thế kỷ AIDS. Năm 15 tuổi, mẹ qua đời vì bệnh tật, cha phải chuyển đến khu tạm trú cho những người vô gia cư. Không nhà cửa, không cha mẹ nhưng cô gái vượt lên số phận. Hàng đêm, cô vẫn tìm ra nơi có ánh sáng để đọc sách. Chăm chỉ làm việc cộng với tinh thần vượt khó, cuối cùng cô có tên trong danh sách nhập học của Đại học Harvard. Sau này cô trở thành giám đốc của một công ty.
6. Jessica Cox
Cô gái người Mỹ sinh năm 1983, Jessica Cox, là phi công đầu tiên trên thế giới chỉ dùng chân lái máy bay. Từ lúc sinh ra Jessica Cox đã thiệt thòi, không có tay. Tuy nhiên, sự thiếu may mắn ấy không cản nổi ý chí, quyết tâm đạt được khát vọng của mình. Từng tốt nghiệp ngành tâm lý học, biết võ Taekwondo, yêu lái xe tốc độ, Jessica còn gõ máy tính bằng chân rất nhanh: 25 từ/phút.
7. Niu- tơn
Niu- tơn nhà toán học, vật lí học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra thiếu tháng là một đứa trẻ yếu ớt, thường phải tránh những trò chơi hiếu động của bạn bè. Do đó ông đã tự tạo ra những trò chơi cho mình và trở thành người tài năng -> CÓ THỂ CHIẾN THẮNG CÁI KHÓ KHĂN THIẾU THỐN BẰNG NGHỊ LỰC CỦA BẢN THÂN.
8. Andersen
Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, cuộc sống nghèo khổ, không lúc nào có đủ bánh mì để ăn. Đi học lại luôn bị bạn bè chê cười vì ngoại hình xấu xí. Vượt qua tất cả với ước mơ trở thành nghệ sĩ, Andersen đã lang thang lên thành phố Copenhagen, đóng những vai kịch tầm thường, làm quét dọn. Cuối cùng nghị lực và tình yêu nghệ thuật đã giúp ông thành công. Những câu chuyện của ông mãi mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc, thắp lên những ước mơ đẹp
Những tấm gương dũng cảm chiến đấu, hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc
1. Anh hùng Phùng Văn Khầu: sinh ra và lớn lên ở Trùng Khánh- Cao Bằng. Chàng thanh niên người Tày bỏ nhà tham gia quân đội khi chưa tròn 16 tuổi. Vào pháo binh, ông được biên chế vào Binh chủng Pháo binh E675. Những ngày tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, theo yêu cầu của nhiệm vụ, khẩu đội của Phùng Văn Khầu phải vào trận địa trước. Chỉ với 9 người, ông và các đồng chí phải chiến đấu gấp ba bình thường. Đồng đội lần lượt hi sinh, chỉ còn mình ông, ông đã làm thay công việc của cả tám người. Trận đánh ấy, một mình ông tiêu diệt được 5 khẩu pháo 105 ly, 6 khẩu đại liên, 4 lô cốt, 1 kho đạn của địch.
2. Anh hùng La Văn Cầu: Khao khát được giải phóng đất nước, La Văn Cầu mới 16 tuổi khai tăng lên 18 tuổi để được vào bộ đội. Anh đã tham gia chiến đấu 29 trận trong các cương vị chiến sĩ và chỉ huy. Tấm gương La Văn Cầu cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công và thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng bộc phá công đồn, một hình thức chiến thuật mới quân đội ta mở ra từ chiến dịch Biên giới 1950.
3. Anh hùng Thái Văn A: Ông quê ở Quảng Bình. Trong kháng chiến chống Mĩ, là chiến sĩ trinh sát trên đảo Cồn Cỏ, nơi bị máy bay và tàu chiến đánh phá ác liệt. Chân đài quan sát bị gãy, người bị thương nhưng Thái Văn A vẫn không rời vị trí, tiếp tục quan sát, theo dõi xác định vị trí mục tiêu cho đơn vị bắn. Ông đã góp phần cùng đơn vị bắn rơi 20 máy bay Mĩ và xác định vị trí có bom chưa nổ để công binh xử lí.
4. La Thị Tám: vào bộ đội năm 1967. Chị luôn đứng trên một quả đồi cao, phía trái của ngã ba Đồng Lộc vào những lúc máy bay Mĩ ném bom để đếm số lượng bom. Suốt 200 ngày đêm ròng rã, chị đã đếm được và cắm tiêu 1205 quả bom.
5. Phùng Ngọc Liêm: Tham gia Cách mạng, anh được Ban chỉ huy Biệt động xã Bạc Liêu phân công nhiệm vụ vừa trinh sát vừa đánh địch. Năm 1968, khi bị địch tập trung vây bắt, anh đã dũng cảm giật kích mìn để tiêu diệt địch và đã anh dũng hi sinh.
Những tấm gương đồng cảm, chia sẻ yêu thương
1. Hồ Chí Minh
Bác Hồ tự nguyện nhịn một bữa ăn vào cuối tuần để dành gạo cứu đói nhân dân trong những ngày đầu cách mạng Tháng Tám (1945), từ đấy đã dấy lên phong trào hũ gạo cứu đói trong mọi gia đình người Việt Nam lúc bấy giờ.
2. Cậu bé Nhật và gói lương khô
Tối hôm động đất và sóng thần xảy ra trên đất nước Nhật (11/3/2011), một phóng viên thường trú tại Nhật được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho người bị nạn. Trong số những người rồng rắn xếp hàng có một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà cậu lại xếp hàng cuối cùng, sợ đến phiên của em thì chẳng còn thức ăn, anh phóng viên chạy lại hỏi thăm. Nhìn thấy cậu bé bị lạnh, anh PV cởi áo khoác trùm lên người cậu. Vô tình bao lương khô, khẩu phần ăn tối của anh bị rơi ra ngoài. Anh nhặt lên đưa cho bé và nói: “Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói”.
Đứa bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tưởng cậu sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm, để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, anh phóng viên hỏi: “Tại sao con không ăn mà lại đem đặt vào đó?” Bé trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ…!”
….
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Dẫn chứng người nổi tiếng
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dẫn chứng người nổi tiếng Những tấm gương tiêu biểu nên đưa vào văn Nghị luận xã hội tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.