Bạn đang xem bài viết Loại bỏ 5 điểm này trên mình cá, mùi tanh chẳng còn tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cá là nguồn thực phẩm tươi sống cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người. Hầu hết tất cả các loại cá đều tốt cho sức khỏe nhờ chứa các khoáng chất, protein chất lượng cao, i-ốt và vitamin. Với những người thường xuyên ăn cá, không những cơ thể hạn chế được nguy cơ đau tim, đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim mạch mà bên cạnh đó giúp làm tăng lượng chất xám trong não.
Tuy nhiên khi sơ chế cá để chế biến món ăn, nếu các bạn không xử lý khéo léo thì cá vẫn còn mùi tanh đặc trưng khiến cho món ăn bớt đi sự thơm ngon. Chắc hẳn các bạn đã biết đến những cách thông dụng khử mùi tanh ở cá như dùng giấm hoặc rượu. Nhưng để áp dụng các biện pháp khử mùi tanh ở cá 1 cách hiệu quả nhất thì bạn cần phải loại bỏ 5 điểm trên mình cá. Hãy cùng tìm hiểu xem 5 điểm cần loại bỏ trên mình cá là 5 điểm như thế nào nhé.
Vảy cá và chất nhầy ở bề mặt
Điểm đầu tiên các bạn cần phải loại bỏ là vảy cá, sau khi đánh vảy xong, trên thân cá vẫn còn đọng lại một lớp chất nhầy. Các bạn phải rửa sạch hết lớp chất nhầy đi vì đó là một trong những nguyên nhân gây mùi tanh. Riêng với các loại cá da trơn có nhiều chất nhầy đặc trưng thì bạn có thể bóp với muối để nhanh chóng làm sạch chất nhầy khó khử mùi.
Mang cá
Mang cá là cơ quan hô hấp chủ yếu của cá, là bộ phận lấy oxi từ môi trường bên ngoài để đưa vào máu trong cơ thể cá, đồng thời thải CO2, NH3, … từ máu trong cơ thể ra môi trường bên ngoài. Nên ở mang cá chứa rất nhiều tạp chất, lẫn cả bùn đất, vì thế các bạn phải loại bỏ phần mang cá vừa bẩn vừa tanh này và mùi tanh ở cá sẽ được giảm đi rất nhiều.
Lớp màng màu đen trong bụng cá
Vì phần màng đen này bám rất chặt, chứa mùi bùn đất nồng nặc nhất cùng một lượng lớn chất béo, lysozyme và các vi khuẩn độc hại khác và là nguyên nhân gây ra mùi tanh rất khó chịu. Nên các bạn phải loại bỏ hoàn toàn lớp màng đen trong bụng cá, và để thực hiện dễ dàng hơn, các bạn nên dùng dao để xử lý phần này thay vì dùng tay đơn giản.
Xương họng cá
Một điểm khác mà các bạn phải bỏ nó đi trong quá trình sơ chế cá là phần xương họng cá. Vị trí của phần này là phần xương ở bụng cá gần đầu và lưng cá nhất. Các bạn có thể dùng kéo để cắt phần xương họng cá này ra vì không dễ dàng làm sạch phần xương này, các cơ quan nội tạng của cá và một phần nhỏ của màng đen thường bị vướng vào mảnh xương đó. Sau khi các bạn loại bỏ phần xương này bằng kéo, thì các bạn có thể cạo vài lần bằng dao hoặc móng tay, sau đó rửa sạch.
Cục máu đông ở xương sống của cá
Như các bạn đã biết máu cá vốn rất tanh, tuy nhiên cá không có nhiều máu khi mổ ra vì phần máu thường đọng lại thành cục ở mang cá và ở giữa các xương lớn. Nhưng các bạn không cần phải lo lắng quá nhiều vì phần máu này bạn có thể dễ dàng làm sạch. Chỉ cần rửa qua với nước là có thể dễ dàng xử lý các cục máu đông của cá.
Ngoài ra, khi mổ cá, các bạn cũng cần chú ý đến sợi gân ở hai bên thân cá. Hãy từ từ kéo đường gân như chỉ trắng hở ra sau khi dùng dao khứa một đường ngang thân cá, cách đầu và thân 1cm. Các bạn nhớ làm như vậy cả mặt còn lại của thân cá nha. Việc rút chỉ cá như thế này cũng góp phần giúp làm giảm mùi tanh của cá rất hiệu quả.
Trên đây là bí kíp chỉ các vị trí mà các bạn cần phải lưu ý khi sơ chế cá, để mùi tanh của cá không còn đọng lại giúp các món ăn với cá trở nên ngon hơn và hoàn hảo hơn. Chúc các bạn thành công áp dụng các mẹo này trong việc bếp núc nhé.
Xem thêm:
>> Xát thứ này lên cá, đảm bảo nấu cá ngon, không tanh
>> Các cách khử mùi tanh của cá hiệu quả
>> 4 cách khử mùi tanh ở tay sau khi mổ cá
Kinh nghiệm hay Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Loại bỏ 5 điểm này trên mình cá, mùi tanh chẳng còn tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.