Bạn đang xem bài viết Soạn bài Chiếu cầu hiền Soạn văn 11 tập 1 tuần 7 (trang 68) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn bản Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 11.
Sau đây, Blogdoanhnghiep.edu.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 11: Chiếu cầu hiền, vô cùng hữu ích dành cho học sinh khi tìm hiểu về tác phẩm này. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo.
Soạn bài Chiếu cầu hiền – Mẫu 1
Soạn bài Chiếu cầu hiền chi tiết
I. Tác giả
– Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803) hiệu là Hi Doãn, người làng Tả Thanh Oai (làng Tó), huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).
– Năm 1775, ông đỗ tiến sĩ, từng được chúa Trịnh giao cho giữ chức Đốc đồng trấn Kinh Bắc.
– Năm 1788, nhà Lê – Trịnh sụp đổ, ông đi theo phong trào Tây Sơn, được vua Quang Trung phong làm Lại bộ Tả thị lang, sau thăng chức thành Binh bộ thượng thư.
– Ông có nhiều đóng góp cho phong trào Tây Sơn, soạn thảo nhiều giấy tờ quan trọng cho vua.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay vào khoảng năm 1788 – 1789 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê – Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “ thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền như vậy ”. Mối quan hệ giữa thiên tử và hiền tài.
- Phần 2. Tiếp theo đến “ không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao? ”. Cách ứng xử của người tài đối với vương triều Tây Sơn.
- Phần 3. Còn lại. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
3. Tóm tắt
Chiếu cầu hiền được Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 – 1789. Hiền tài giống như sứ giả của thiên tử. Nhưng trong hoàn cảnh đất nước khó khăn lúc bấy giờ, các sĩ phu Bắc Hà hoặc là mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng “trốn tránh việc đời”. Hoặc là ra làm quan thì sợ hãi, im lặng như bù nhìn “không dám lên tiếng”, hoặc làm việc cầm chừng “đánh mõ, giữ cửa”. Thậm chí có người còn đi tự tử “ra biển vào sông”. Từ đó vua Quang Trung đưa ra tư tưởng dân chủ tiến bộ, chính sách cầu hiền đúng đắn.
III. Đọc hiểu văn bản
1. Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử
– Hình ảnh so sánh: “hiền tài” với “ngôi sao sáng” bày tỏ sự trân trọng, đề cao vị trí của người tài đối với đất nước.
– Mối quan hệ giữa thiên tử và người tài khăng khít: Hình ảnh so sánh “người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử giống như các sao sáng trên trời quy tụ về sao Bắc Đẩu”.
– Quy luật xử thế: Người tài mà không đem tài năng ra cống hiến thì chẳng khác nào là làm trái với ý trời đã sinh ra người tài vậy.
2. Cách ứng xử của hiền tài đối với vương triều Tây Sơn
– Các sĩ phu Bắc Hà với nhiều lý do khác nhau đều chưa ra giúp nước hoặc tài năng chưa được trọng dụng, phát huy:
- Các sĩ phu mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng “trốn tránh việc đời”.
- Có một số sĩ phu ra làm quan thì sợ hãi, im lặng như bù nhìn “không dám lên tiếng” hoặc làm việc cầm chừng “đánh mõ, giữ cửa”.
- Còn một số sĩ phu thì đi tự tử “ra biển vào sông”.
=> Thực tế này đã không đúng với mối quan hệ của hiền tài và thiên tử.
– Các câu hỏi được đặt ra liên tiếp: Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể phụng sư vương hầu chăng?…
=> Người viết đang thầm phê phán kín đáo sự thờ ơ của các bậc sĩ phu.
– Sau đó là nêu ra thực trạng đất nước lúc bấy giờ hiện ra nhằm khiến những kẻ sĩ có lương tâm không thể nhắm mắt làm ngơ:
- Kỷ cương triều chính còn nhiều khiếm khuyết.
- Công việc ngoài biên đương phải lo toan.
- Dân còn nhọc mệt chưa lại sức.
- Đức hóa của trẫm chưa kịp thầm nhuần khắp nơi…
=> Phàm là những người tài năng mong muốn cống hiến giúp đời đều sẽ không đứng nhìn đất nước rơi vào hoàn cảnh trên.
3. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung
– Từ quan lại lớn nhỏ cùng với thứ dân trăm họ, người nào có tài năng học thuật đều được dâng tấu sớ tâu bày sự việc.
– Các quan văn, quan võ đều được tiến cử người tài.
– Những người có tài năng còn bị che kín, chưa được người đời biết đến có thể tự tiến cử.
=> Đường lối cầu hiền rộng mở, tiến bộ thể hiện tấm lòng trọng dụng nhân tài của một bậc thiên tử.
Tổng kết
– Nội dung: Chiếu cầu hiền đã thể hiện chủ trương của đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.
– Nghệ thuật: nghệ thuật thuyết phục đặc sắc, các biện pháp tu từ như so sánh…
Soạn bài Chiếu cầu hiền ngắn gọn
Hướng dẫn trả lời câu hỏi:
Câu 1. Anh chị hãy cho biết bài chiếu gồm có mấy phần và nội dung của mỗi phần đó. Từ đó khái quát nội dung chính của văn bản “Chiếu cầu hiền”?
– Bố cục:
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền như vậy”. Mối quan hệ giữa thiên tử và hiền tài.
- Phần 2. Tiếp theo đến “không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?”. Cách ứng xử của người tài đối với vương triều Tây Sơn.
- Phần 3. Còn lại. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
– Nội dung chính: Chiếu cầu hiền đã thể hiện chủ trương của đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.
Câu 2. Hãy cho biết: Bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài chiếu.
– Đối tượng: sĩ phu Bắc Hà.
– Các luận điểm:
- Luận điểm 1: Mối quan hệ giữa thiên tử và hiền tài.
- Luận điểm 2: Thực trạng ứng xử của người tài trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ còn nhiều khó khăn.
- Luận điểm 3: Đường lối kêu gọi hiền tài giúp nước.
– Các luận điểm được đưa ra đã phù hợp với đối tượng.
– Cách lập luận chặt chẽ, ngắn gọn.
- Tác giả đưa ra luận đề mà bất cứ người hiền tài nào cũng không thể phủ nhận được.
- Tác giả đưa ra những sự kiện trên bằng cách vừa lấy ý tứ từ Kinh Dịch và đều mang tính ẩn dụ cao.
- Những lời lẽ chân thành, da diết trong chờ đợi và mong mỏi.
Câu 3. Qua bài chiếu, anh (chị) hãy nhận xét về tư tưởng và tình cảnh của vua Quang Trung.
– Tư tưởng của Quang Trung tiến bộ dân chủ:
- Biết trọng dụng nhân tài để giúp đất nước.
- Không phân biệt quan lại hay dân thường.
- Lấy dân làm trọng – chính sách vô cùng tiến bộ trong xã hội phong kiến.
– Tình cảm của Quang Trung yêu nước, thương dân: Chăm lo việc củng cố quốc gia, cuộc sống của nhân dân.
Soạn bài Chiếu cầu hiền – Mẫu 2
Câu 1. Anh chị hãy cho biết bài chiếu gồm có mấy phần và nội dung của mỗi phần đó. Từ đó khái quát nội dung chính của văn bản “Chiếu cầu hiền”?
– Bài chiếu gồm có 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền như vậy”. Mối quan hệ giữa thiên tử và hiền tài.
- Phần 2. Tiếp theo đến “không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?”. Cách ứng xử của người tài đối với vương triều Tây Sơn.
- Phần 3. Còn lại. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
– Nội dung chính của văn bản Chiếu cầu hiền: Thể hiện chủ trương của đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.
Câu 2. Hãy cho biết: Bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài chiếu.
– Đối tượng: Các sĩ phu Bắc Hà.
– Các luận điểm được đưa ra để thuyết phục gồm:
- Luận điểm 1: Mối quan hệ giữa thiên tử và hiền tài.
- Luận điểm 2: Thực trạng ứng xử của người tài trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ còn nhiều khó khăn.
- Luận điểm 3: Đường lối kêu gọi hiền tài giúp nước.
– Các luận điểm trên đã phù hợp với đối tượng của bài viết.
– Cách lập luận của bài chiếu: rõ ràng, chặt chẽ và giàu tính thuyết phục.
Câu 3. Qua bài chiếu, anh (chị) hãy nhận xét về tư tưởng và tình cảnh của vua Quang Trung.
– Vua Quang Trung có một tầm nhìn xa trông rộng, phù hợp với thời đại.
– Tư tưởng của vua Quang Trung hết sức tiến bộ:
- Biết trọng dụng nhân tài để giúp đất nước.
- Không phân biệt quan lại hay dân thường.
- Lấy dân làm trọng – chính sách vô cùng tiến bộ trong xã hội phong kiến.
– Tình cảm của Quang Trung dành cho đất nước, nhân dân: Chăm lo cho đời sống của nhân dân, sự phát triển của đất nước.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Chiếu cầu hiền Soạn văn 11 tập 1 tuần 7 (trang 68) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.