Bạn đang xem bài viết Dị ứng đậu nành: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện nay, các trường hợp dị ứng với đậu nành đang ngày càng phổ biến. Do đó, chúng ta không nên xem thường loại dị ứng thực phẩm này bởi vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa dị ứng đậu nành nào.
Dị ứng đậu nành là gì?
Theo bác sĩ Stephen Dinetz, dị ứng đậu nành xuất hiện khi cơ thể xảy ra phản ứng dị ứng với một số protein có trong đậu nành. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ dị ứng đậu nành cao nhất vì trong một số sản phẩm sữa bột của trẻ nhỏ thường có thành phần đậu nành.
Hầu hết các bé sẽ hết dị ứng với đậu nành theo thời gian nhưng có trường hợp vẫn còn kéo dài đến tuổi trưởng thành. Do đó, bạn nên đưa con đến thăm khám tại cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất khi phát hiện các triệu chứng của dị ứng đậu nành.
Triệu chứng dị ứng đậu nành
Dị ứng với đậu nành thường không gây nguy hiểm đến tính mạng do các triệu chứng chỉ kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Một số triệu chứng phổ biến khi dị ứng đậu nành là:
- Phát ban đỏ, ngứa râm ran trong miệng và khắp người.
- Bị sưng ở một số vị trí như môi, mặt, lưỡi,…
- Khó thở và chảy nước mũi
- Xuất hiện các cơn đau bụng dẫn đến buồn nôn, tiêu chảy.
Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân có tiền sử bệnh hen suyễn hoặc dị ứng với các loại đậu khác như đậu phộng có thể bị sốc phản vệ khi tiếp xúc với thực phẩm chứa đậu nành. Các triệu chứng của sốc phản vệ thường là:
- Tụt huyết áp nghiêm trọng và mạch đập nhanh
- Cổ họng sưng dẫn đến khó thở và chóng mặt, có thể gây bất tỉnh.
Nguyên nhân gây dị ứng đậu nành
Nguyên nhân chủ yếu gây dị ứng đậu nành là do hệ miễn dịch của cơ thể cho rằng protein trong đậu nành có hại. Hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra kháng thể immunoglobulin E (IgE) có nhiệm vụ truyền tín hiệu khi phát hiện protein của đậu nành cho hệ miễn dịch giải phóng histamin và một số chất khác vào máu.
Khi ấy, histamin và các chất khác sẽ gây ra các phản ứng dị ứng cho cơ thể như khó thở, phát ban đỏ, đau bụng, sưng cổ họng,…
Bên cạnh đó, các nguyên nhân có thể gây dị ứng đậu nành như có người thân trong gia đình bị dị ứng đậu nành, độ tuổi nhỏ và có tiền sử dị ứng với lúa mì, đậu, sữa,…
Cách điều trị và ngăn ngừa dị ứng đậu nành
Cách đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn ngừa dị ứng đậu nành là hạn chế tiêu thụ thực phẩm có chứa thành phần đậu nành. Đặc biệt hơn, đối với trẻ nhỏ, ba mẹ nên cân nhắc lựa chọn cho bé sữa bột hoặc thức ăn ăn dặm không chứa các protein đậu nành.
Bạn cũng có thể đeo cho con trẻ vòng tay y tế để người khác biết về phản ứng dị ứng thực phẩm của con bạn. Nếu như phát hiện người thân, con trẻ hoặc bạn bè bị dị ứng đậu nành, bạn có thể khuyên dùng thuốc kháng histamin để làm giảm các triệu chứng dị ứng và kiểm soát được mức độ phản ứng.
Tuy nhiên, do thành phần đậu nành có thể chứa trong nhiều thực phẩm khác nhau chẳng hạn như thịt, bánh quy, chocolate và ngũ cốc nên khó có thể tránh khỏi. Vì vậy, bạn có thể tiêm khẩn cấp thuốc epinephrine và đưa người thân đến bệnh viện nhanh nhất.
Trên đây là chia sẻ của Blogdoanhnghiep.edu.vn về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa dị ứng đậu nành. Hy vọng bạn sẽ chia sẻ thông tin bổ ích này cho nhiều người cùng biết để phòng ngừa nhé!
Nguồn: Chuyên trang sức khỏe Hellobacsi
Chọn mua đậu nành bán tại Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dị ứng đậu nành: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.