Những người bị bệnh đái tháo đường hoặc có người thân bị bệnh này thì chắc sẽ không còn lạ gì với tên gọi Insulin. Vậy Insulin là gì, có vai trò gì và gồm những loại nào, tác dụng phụ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu với Blogdoanhnghiep.edu.vn ngay nhé.
Chắc hẳn sẽ có nhiều người đã từng nghe qua hoặc biết đến tên gọi insulin nhất là những người có liên quan đến căn bệnh tiểu đường. Tuy nhiên đa số họ cũng có thể chưa thực sự hiểu rõ về loại insulin quen thuộc này. Cũng giống như những loại thuốc khác thì insulin cũng sẽ có nhiều loại khác nhau và có những vai trò riêng và đặc biệt khi sử dụng thì sẽ có những tác dụng phụ nào. Cùng tham khảo ngay nhé.
Insulin là gì?
Insulin là một loại hormon do các “tế bào đảo tụy” ở tuyến tụy tiết ra và có tác dụng chuyển hóa các chất carbohydrate. Ngoài ra, Insulin còn có tác dụng giúp chuyển hóa mô mỡ và gan thành năng lượng ATP nhằm cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Insulin sẽ được tổng hợp ở tế bào Beta trong đảo tụy bằng sự hoạt động của bộ máy tổng hợp protein trong tế bào.
Vai trò của Insulin?
Theo tư vấn của Thạc sĩ – Bác sĩ Huỳnh An Thiên – Khoa Khám bệnh và Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết: Insulin là hormon duy nhất của cơ thể có tác dụng làm hạ đường máu thông qua các quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein trong cơ thể, cụ thể như sau:
– Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa glucid (tinh bột): Làm tăng dự trữ glycogen và thoái hóa glucose ở cơ: Sau một bữa ăn thì lượng đường trong máu được tăng cao làm kích thích tiết insulin sẽ dẫn đến tăng vận chuyển glucose vào tế bào. Nếu cơ không hoạt động thì glucose được chuyển sang dạng dự trữ là glycogen.
Cơ thể sẽ bị hôn mê hoặc nặng hơn thì sẽ tử vong nếu glucose máu tăng cao mà glucose lại không đi vào được bên trong tế bào sẽ dẫn đến tình trạng tăng áp lực thẩm thấu máu.
Insulin còn giúp chuyển glucose ở gan thành dạng glycogen để dự trữ. Khi lượng glucose máu bị giảm, làm ảnh hưởng đến việc tiết insulin bị ức chế thì glycogen lại được phân ly để giải phóng thành glucose vào máu.
– Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa lipid (chất béo): Insulin giúp làm tăng tổng hợp acid béo từ glucid và vận chuyển chúng tới mô mỡ. Nếu insulin bị thiếu sẽ dẫn đến việc tăng glycerol và acid béo trong máu. Nồng độ chất béo trong máu tăng dẫn đến vữa xơ động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường. Chính vì thế, insulin thực sự rất cần thiết cho cơ thể.
– Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa protein (chất đạm): Insulin làm tăng tổng hợp và dự trữ protein ở hầu khắp tế bào của cơ thể. Cơ thể sẽ bị gầy sút nếu bị thiếu hụt insulin và làm tăng sự phân giải protein và giảm đi lượng protein ở các mô. Chính vì điều đó, những người bị đái tháo đường sẽ có biểu hiện ăn uống nhiều nhưng lại sụt cân nhanh và gầy.
Các loại Insulin
Trong hướng dẫn của Bộ Y tế cho rằng, insulin là một liều thuốc quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Sẽ có 4 loại insulin cụ thể như sau:
Insulin tác dụng nhanh và ngắn: Loại này thường được tiêm trực tiếp dưới da và chỉ trong 1 giờ thì thuốc sẽ đạt đỉnh hấp thu.
Insulin tác dụng trung bình: Nhờ sự phối hợp giữa 2 phần Insulin zinc hòa tan với protamine zinc Insulin nên loại này sẽ có tác dụng kéo dài 10 – 20 giờ. Loại này cần tiêm 2 lần mỗi ngày để đảm bảo hiệu quả.
Insulin tác dụng chậm và kéo dài: Loại này có thể duy trì từ 20 – 22 tiếng nên chỉ cần tiêm 1 mũi trong ngày và thường được dùng vào buổi tối.
Insulin hỗn hợp: Đây là loại có sự kết hợp giữa 2 loại Insulin tác dụng nhanh và tác dùng dài trong cùng một loại hoặc cùng một mũi tiêm và thường được dùng 2 – 3 lần trong ngày trước bữa ăn và có tác dụng khoảng 12 giờ.
Tuy nhiên, để biết mình thích hợp với loại insulin nào thì bạn cần phải đến gặp các bác sĩ để được tư vấn cụ thể và rõ hơn để tránh các trường hợp xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Tác dụng phụ của insulin
Một số ít bệnh nhân dùng insulin sẽ có một số tác dụng phụ như dị ứng, hạ đường huyết, gây hiện tượng somogyi, loạn dưỡng mô mỡ.
Ngoài ra, còn có một số tác dụng phụ khác như tăng cân, đau đầu và buồn nôn, tương tác với các thuốc khác.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Trên đây là một số thông tin mà Blogdoanhnghiep.edu.vn cung cấp cho bạn về Insulin. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm một số kiến thức về công dụng của insulin đối với cơ thể nói chung và bệnh tiểu đường nói riêng.
Có thể bạn quan tâm
>> EPA là gì? Tác dụng của EPA? Cách bổ sung EPA cho cơ thể
>> Đường lactose là gì? Vai trò của lactose và nguồn thực phẩm cung cấp lactose cho cơ thể
>> Khoáng chất Natri hay Sodium là gì?
Kinh nghiệm hay Blogdoanhnghiep.edu.vn