Bạn đã biết đến trào lưu giận tím người bắt nguồn từ đâu chưa? Nếu chưa thì hãy cùng tìm hiểu trào lưu này và cách sử dụng nó qua bài viết dưới đây nhé!
Trong thời gian gần đây, những bức ảnh chế được bôi tím cả người xuất hiện đầy rẫy trên khắp nơi trên mạng xã hội. Thật ra đây là một trào lưu mới được giới trẻ sử dụng với mục đích tạo niềm vui đồng thời nhằm để giải tỏa các cảm xúc cá nhân.
Trào lưu giận tím người là gì?
Giận tím người là trào lưu chế ảnh được sử dụng rộng rãi trong thời gian dạo gần đây của cư dân mạng khiến nhiều người thích thú. Những bức ảnh chế được bôi tím lòe loẹt khắp cơ thể cùng vài dòng tiêu đề ngắn trong ảnh nhằm giải tỏa những cảm xúc tiêu cực cá nhân theo một cách ‘tích cực’.
Với trào lưu ‘giận tím người’ này, bạn sẽ được lồng ghép những chuyện bực dọc của bản thân với nhiều vấn đề trong cuộc sống hằng ngày thành một bức ảnh vui nhộn sao cho thực tế và vui nhộn nhất. Đây là một cách bày tỏ sự giận dỗi của mình nhưng khá đáng yêu và không kém phần thẳng thắn. Bạn đã từng thử trào lưu này chưa?
Trào lưu giận tím người? Nguồn gốc ảnh chế ‘giận tím người’ và loạt meme thiếu nữ mặc áo dài”
Trào lưu giận tím người thật ra bắt nguồn từ một bức tranh thiếu nữ mặc áo dài có biểu cảm trầm tư, sau đó sử dụng để chế thêm vào những nội dung hài hước từ . Những bức ảnh như thế được các cư dân mạng gọi là ‘meme’ và được các cư dân mạng vô cùng thích thú. Thực tế, những bức ảnh chế (hay còn gọi là meme) như vậy được xuất hiện từ một bức họa được vẽ vào 1937 có tên là ‘Femme a la robe orange’ của họa sĩ Mai Trung Thứ.
Trào lưu giận tím người trở nên phổ biến từ khi nào?
Giận tím người là một trào lưu mới xuất hiện trong thời gian gần đây khiến cư dân mạng vô cùng thích thú và hào hứng. Thật ra, vào trận đấu vòng loại World Cup 2022 diễn ra vào tối ngày 19/11, trọng tài người Ohman đã từ chối bàn thắng của đội tuyển Việt Nam khi đá vào lưới của đội nhà Thái Lan. Ngay vào thời điểm ấy, website khampha.vn đã đăng một bài báo thể hiện sự phẫn nộ với tiêu đề “ Người hâm mộ tức điên, “giận tím mặt” khi trọng tài Oman từ chối bàn thắng của ĐT Việt Nam”.
Sau đó, trào lưu này đã ‘dậy sóng’ và nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt liệt của cư dân mạng, đó là tìm cách khiến mọi thứ trở thành… màu tím để được diễn tả trạng thái cảm xúc cá nhân và giải tỏa sự bực tức.
Cách sử dụng trào lưu giận tím người
Như vừa đề cập ở trên, trào lưu giận tím người được sử dụng để giải tỏa căng thẳng, khó chịu của con người về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Vì vậy, trào lưu này được sử dụng khắp nơi trên mạng xã hội và trong giao tiếp thường ngày.
Bên cạnh sự ‘giận tím người’, sự sáng tạo của cư dân mạng khiến trào lưu này có nhiều phiên bản ‘chất’ hơn như ‘giận tím body’, ‘giận xanh người’, ‘tức tím người’, ‘giận xanh người’, “giận bảy màu”, “bực méo người”,… Thật thú vị có phải không nào?
Mới đầu thì có vẻ hơi khó hiểu nhưng chú ý đến những dòng tiêu đề, mô tả ngắn trên ảnh là bạn sẽ hiểu ra vấn đề ngay. Chắc chắn bạn sẽ không khỏi bất ngờ trước những tình huống ‘oái ăm’ thường ngày, mà có lẽ bạn cũng đã và đang gặp phải trong cuộc sống.
Vậy là Blogdoanhnghiep.edu.vn đã giải thích đến các bạn nguồn gốc và cách sử dụng trào lưu giận tím người. Còn chần chừ gì nữa mà không sử dụng trào lưu này ngay để vui đùa cùng bạn bè nhé!
Có thể bạn quan tâm:
>> Mlem mlem là gì mà giới trẻ nào cũng biết và hay sử dụng trên Facebook
>> LOL là gì? Là viết tắt của từ nào và có mang ý nghĩa bậy không?
>> FWB, ONS, GWTF là gì? Là viết tắt của từ gì?
Blogdoanhnghiep.edu.vn