Bạn đang xem bài viết Các nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em, nên biết để phòng tránh tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trẻ em thích ăn nhiều bánh, kẹo, đồ ngọt nên rất dễ xảy ra tình trạng sâu răng. Các bậc phụ huynh cần chú ý những điều này để khi trẻ có tình trạng sâu răng sẽ biết cách chăm sóc cho trẻ.
Nguyên nhân dẫn đến sâu răng ở trẻ
Thói quen ăn đồ ngọt
Phần lớn nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng là do trẻ em thích ăn đồ ngọt, hàm lượng đường trong những thức ăn này sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng cho trẻ em. Bên cạnh đó, việc uống nước ép trái cây, nước ngọt, sữa,… cũng có thể dẫn đến tình trạng sâu răng cho trẻ.
Thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách
Chải răng không đúng cách, thời gian chải răng không đủ, bố mẹ không kiểm tra lại cho bé cũng là nguyên nhân dẫn đến sâu răng. Bên cạnh đó, trẻ em không dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng nên thức ăn thừa mắc sâu trong chân răng, kẽ răng,… không được loại bỏ, cũng làm xảy ra tình trạng sâu răng.
Thói quen bú bình đêm
Bú bình đêm cũng sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng. Nguyên nhân là trong sữa có đường và có thể bám trên răng hàng giờ, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và phá hoại răng của trẻ
Thiếu fluoride
Fluoride là một chất khoáng tự nhiên có mặt trong nhiều loại thực phẩm và nước. Những trẻ sử dụng nước không bổ sung chất này hoặc kem đánh răng không chứa chất này sẽ có nguy cơ bị sâu răng hơn những bé được bổ sung chất này.
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), Fluoride có tác dụng làm củng cố men răng giúp chống lại sự tấn công của axit. Bên cạnh công dụng đó, chất này còn có khả năng chữa trị sâu răng ở giai đoạn đầu.
Nhưng bên cạnh đó, những phụ huynh cần phải lưu ý rằng, không nên sử dụng nước súc miệng có chứa Fluoride cho trẻ em dưới 6 tuổi vì ở độ tuổi này trẻ em sẽ dễ xảy ra tình trạng nuốt chất này trong khi các em sử dụng và nên giám sát chặt chẽ khi trẻ em dưới 12 tuổi sử dụng.
Những vấn đề về sức khỏe
Khi các bé có vấn đề về sức khỏe về hô hấp sẽ dẫn đến tình trạng khó thở bằng mũi nên phải thở bằng miệng, cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng sâu răng.
Vì nước bọt là yếu tố chính chống lại tình trạng sâu răng. Dòng chảy và tốc độ lưu chuyển của nước bọt sẽ giúp lấy đi những thức ăn thừa còn sót lại của trẻ, nhưng nếu trẻ em thở bằng miệng thì sẽ xảy ra tình trạng là trẻ bị khô miệng và làm tăng nguy cơ bị sâu răng.
Tác hại của sâu răng trẻ em
Trẻ sẽ quấy khóc, khó chịu, khó ngủ, dẫn đến tình trạng bị sụt cân, suy dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, sâu răng còn ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa như là ở dạ dày. Tình trạng sâu răng cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn như là viêm xương hàm, viêm và áp xe các phần vùng miệng,…
Nếu tình trạng sâu răng kéo dài và không được chữa trị kịp thời thì sẽ khiến trẻ bị áp xe răng, răng bị hỏng, mất răng gây ra những sự khó khăn, bất tiện trong việc ăn uống của trẻ và khi trẻ lớn lên sẽ ảnh hưởng đến khuôn mặt của trẻ.
Tình trạng sâu răng nặng hơn là viêm quanh những cuốn răng, viêm mô tế bào, viêm tủy răng lan rộng, viêm hạch và gây cho trẻ nhiễm trùng, sốt, xuất huyết. Thậm chí, biến chứng của sâu răng ở trẻ còn gây ra viêm màng nào, rất dễ khiến trẻ bị tử vong.
Nếu tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra ở quanh cuống răng, trẻ có thể bị rối loạn ở khớp thái dương, mỏi cổ, rối loạn ở tim, thận, nhức đầu,… Bên cạnh đó, mùi hôi khó chịu có thể xảy ra khi trẻ bị sâu khăn khiến cho trẻ ngại ngùng khi nói chuyện, tiếp xúc với mọi người.
Các phụ huynh cần quan tâm về tình trạng răng miệng, sức khỏe của trẻ. Nếu tình trạng sâu răng không được phát hiện kịp thời thì và đã ăn sâu vào trong phá hủy tủy, làm thối tủy, một khi tủy đã bị phá hủy thì không thể phục hồi được và bắt buộc nhổ răng sâu đi.
Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách
Theo TS.BS. Nguyễn Thị Châu – Trung tâm Kỹ thuật cao khám chữa bệnh Răng hàm mặt (Đại học Y Hà Nội) bạn nên:
- Trẻ sơ sinh đến trẻ 12 tháng: Lau nhẹ phần nước lợi bằng khăn sạch. Nếu bé bắt đầu mọc răng sữa thì phụ huynh nên dùng loại bàn chải mềm mại, để không gây tổn hại cho răng của bé.
- Trẻ từ 12 đến 36 tháng: Mỗi ngày đánh răng cho trẻ 2 lần, thời gian đánh răng mỗi lần là 2 phút, khi đánh răng nhớ sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có fluor với liều lượng thấp của những hãng uy tín nha sĩ khuyên dùng.
- Hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn chứa nhiều đường, ngọt.
- Phụ huynh nên dạy cho con thói quen dùng lưỡi để loại bỏ thức ăn bám trên răng ngay sau bữa ăn.
- Nếu con của bạn đã 1 tuổi thì nên dẫn bé đi khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần, giúp ba, mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu sâu răng của trẻ. Từ đó có các biện pháp phòng ngừa, điều trị hợp lý. Cũng như được nha sĩ tư vấn đưa lời khuyên về chế độ ăn và chăm sóc răng miệng phù hợp với trẻ.
Bài viết trên là những chia sẻ của Blogdoanhnghiep.edu.vn về sâu răng ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết các phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng này và biết được những cách chăm sóc răng miệng thật tốt cho trẻ.
Nguồn: Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA)
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em, nên biết để phòng tránh tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.