Chắc ai cũng nghe đến lúa mì nhưng chưa nhiều người hiểu rõ về nó. Vậy lúa mì là gì? Tác dụng và tác hại của nó đối với sức khỏe khi sử dụng như thế nào?
Lúa mì là một trong những nguồn lương thực thiết yếu, được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, Với lượng tiêu thụ lớn như vậy thì lúa mì có tác dụng hay tác hại nào đối với dùng hay không?, hãy tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn.
Lúa mì là gì?
Đôi nét về lúa mì
Lúa mì là một trong những loại ngũ cốc lâu đời nhất thế giới, nó còn có tên gọi khác là lúa miến hay tiểu mạch. Trong các giống lúa mì hiện nay, loại lúa mì Triticum aestivum, đây là một giống thuộc nhóm cỏ Triticum và thuần dưỡng từ khu vực Levant, được trồng và nhân giống khắp nơi thế giới.
Với mức sản lượng đứng sau bắp và gạo, nó được xem như nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho con người. Lúa mì được ứng dụng rộng rãi, nhiều nhất chính là làm ra các loại bánh mì, bột mì, tiếp đó là các thực phẩm như mì sợi, bánh kẹo, rượu, bia hay các nhiên liệu sinh học khác.
Ngoài ra, lúa mì còn là thực phẩm chăn nuôi gia súc và gia cầm, các nông trại quy mô nhỏ sẽ trồng lúa mì, sau khi thu hoạch thì phần cỏ khô sẽ làm nguồn thức ăn cho gia súc và gia cầm, hay rơm rạ làm vật liệu xây dựng.
Thành phần dinh dưỡng
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một trong những lương thực chủ yếu của con người, lúa mì có thành phần dinh dưỡng phong phú cung cấp cho hoạt động thường ngày của con người, trong một hạt lúa mì sẽ chứa 12% nước, 70% carbohydrate, 12% protein, 2% chất béo, 1,8% khoáng chất và 2.2% chất xơ thô.
Ngoài ra, nó còn chứa các dưỡng chất khác như thiamin, riboflavin, niacin, selen, mangan, photpho, axit ferulic, axit phytic, alkyl resorcinols,… và một lượng nhỏ vitamin A.
Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng này sẽ bị thay đổi trong quá trình xay xát lúa mì, đa phần các chất dinh dưỡng đó nằm lại trong cám và mầm
Các loại lúa mì hiện nay
Hiện nay, lúa mì được chia thành 3 nhóm chính
Triticum aestivum.
Nhóm phổ thông là loại lúa mì thông thường và được trồng phổ biến nhất thế giới được đề cập ở phần trên, loại lúa mì này là Triticum aestivum.
Triticum durum
Nhóm lúa mì cứng có tên khoa học là Triticum durum, được gieo trồng thứ hai sau loại Triticum aestivum, thường được ứng dụng sản xuất các loại mì ống.
Triticum compactum
Nhóm lúa mì Club có tên khoa học Triticum compactum, đây là loại lúa mì thường được dùng để làm món bánh ngọt, bánh quy giòn và bột.
Tác dụng của lúa mì đối với sức khỏe
Do chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu trong đời sống, lúa mì có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người hàng ngày.
Lúa mì tốt cho hệ tiêu hóa
Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, trong lúa mì nguyên hạt chứa một lượng chất xơ dồi dào và tập trung chủ yếu ở phần cám. Tiêu thụ lúa mì nguyên hạt giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đặc biệt là ở đường ruột, giúp việc tiêu hóa thức ăn diễn ra trơn tru.
Ngoài ra, các nhà khoa học chỉ ra rằng, bên trong lúa mì còn chứa các lợi khuẩn probiotic giúp hạn chế triệu chứng táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hóa chuyển hóa năng lượng hiệu quả.
Lúa mì giúp phòng bệnh ung thư ruột kết
Ngoài chứa một lượng lớn chất xơ, lúa mì còn chứa một số chất chống oxy hóa và phytonutrients có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết, một trong những loại ung thư hệ tiêu hóa phổ biến.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có chế độ ăn mỗi ngày có chất xơ có thể giảm 40% nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết. Vì vậy, việc bổ sung lúa mì nguyên cám vừa giải tỏa khẩu phần ăn mà nó còn kiểm soát, phòng chống bệnh ung thư ruột kết cho cơ thể.
Cung cấp chất oxy hóa cho cơ thể
Như đã đề cập ở phần trên, lúa mì có chứa hàm lượng lớn các chất oxy hóa thiết yếu cho cơ thể, gồm các chất như: Axit ferulic, axit phytic, alkyl resorcinol, lutein,… Trong đó, axit phytic giúp cơ thể hấp thu các khoáng chất tốt hơn còn có lignans và lutein có khả năng phòng chống ung thư ruột kết và tăng cường sức khỏe của mắt hiệu quả.
Cung cấp các vitamin và khoáng chất
Như đã nêu ở phần trên, trong lúa mì chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người. Trong đó có thể kể đến là selen, phốt pho, mangan,…, đặc biệt là folate cực hữu ích cho phụ nữ mang thai
Tác dụng phụ của lúa mì
Tuy rằng lúa mì có nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng nó cũng mang một số tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng.
Không tốt cho những ai mắc bệnh Celiac
Một tin không vui cho những ai mắc bệnh Celiac, một chứng bệnh phản ứng miễn dịch có hại với Gluten. Trong lúa mì ngoài các dưỡng chất khác nó còn chứa Gluten, một hợp chất protein giúp lúa mì dẻo, dính, thường thấy trong các loại bột mì khi làm bánh.
Gluten không tốt cho người mắc bệnh Celiac, người mắc bệnh nếu dùng các món có thành phần lúa mì sẽ gặp dị ứng gây ra các phản ứng như đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy và nhiều triệu chứng không thuộc về đường tiêu hóa như đau đầu, mệt mỏi, đau xương khớp, viêm da (dermatitis herpetiformis), vì vậy những bệnh nhân này phải tránh ăn những món chứa lúa mì.
Lúa mì làm tăng cân
Trong lúa mì chứa hợp chất gọi là “exorphins” một chất gây ra hiệu ứng trong não, nó làm bạn thèm ăn các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate.
Một số nghiên cứu cho thấy, những người ăn lúa mì nhiều sẽ khó ăn kiêng các chất chứa carbohydrate và dễ dàng tăng cân do lượng calo chứa trong các sản phẩm từ lúa mì rất 14% khoảng 350-400 calo/ngày so với những người có chế độ ăn uống không có lúa mì bên trong, vì vậy ăn nhiều lúa mì cũng gây ra béo phì, tăng cân như thường
Ăn nhiều lúa mì dễ làm bạn già đi
Điều này làm những ai yêu cái đẹp phát khóc nếu bạn không biết rằng lúa mì được xếp trong nhóm Những Sản Phẩm Đã Được Hóa Đường Ở Cấp Cao (AGEs), lượng tinh bột đường bên trong các sản phẩm lúa mì không chỉ làm bạn tăng cân mà nó góp phần già đi trông thấy.
tiêu thụ lúa mì, tinh bột đường bên trong nó sẽ được tiêu hóa và chuyển thành amylopectin A, một chất gây tăng lượng đường trong máu hơn cả đường mà bạn hay ăn hàng ngày. Do đó, hàm lượng đường cao góp phần lão hóa da làm bạn già đi trước tuổi và tăng cân.
Không tốt cho người có mắc hội chứng ruột kích thích (IBS)
Mặc dù lúa mì chứa hàm lượng chất xơ cao và tốt cho đường ruột, ngăn chặn ung thư ruột kết nhưng việc tiêu thụ gluten ở những người mắc hội chứng ruột kích là điều không thể.
Một số nghiên cứu dinh dưỡng cho thấy mối liên hệ giữa gluten và hội chứng ruột kích thích nằm ở fructan một chất khác ngoài gluten có chứa trong lúa mì nguyên cám và các ngũ cốc chứa gluten là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, thói quen đi tiêu không đều, tiêu chảy, táo bón và axit trào ngược đối với những bệnh nhân mắc hội chứng trên.
Vì vậy, nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích hay axit trào ngược thì hạn chế và bỏ lúa mì ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày và thay thế bằng thực phẩm khác an toàn hơn.
Bên trên là các thông tin thú vị về lúa mì mà chúng ta thường thấy, Blogdoanhnghiep.edu.vn mong rằng bài chia sẻ trên giúp bạn hiểu thêm về lúa mì cũng như những hạn chế của nó trong cuộc sống.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Blogdoanhnghiep.edu.vn