Bạn đang xem bài viết Soạn bài Ôn tập giữa học kì II trang 70 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 27 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn Tiếng Việt 3: Ôn tập giữa học kì II – Tuần 27 giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu trong SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77.
Với các tiết ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 3, các em sẽ nắm chắc toàn bộ kiến thức quan trọng của nửa đầu học kì 2, để ôn thi hiệu quả. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Ôn tập giữa học kì II cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Ôn tập giữa học kì I – Tiết 1
Câu 1: Đọc một đoạn trong truyện em thích và trả lời câu hỏi:
Trả lời:
- Chiếc áo của hoa đào: Khi mùa xuân đến, các loài hoa bất chợt nhận ra cái cây khẳng khiu mọi khi giờ đã khoác một chiếc áo đẹp tuyệt vời.
- Từ bản nhạc bị đánh rơi: Mọi người nghe đàn đều tấm tắc khen bản nhạc của Mô-da vì bản nhạc trong sáng và rất đáng yêu.
- Cuộc chạy đua trong rừng: Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch…
- Giọt sương: Giọt sương nhỏ không mất đi vì nó đã vĩnh viễn hoá thân vào giọng hát của vành khuyên.
Câu 2: Viết từ:
- Quốc Oai
- Ứng Hòa
- Yên Viên
Câu 3: Viết câu:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Ca dao
Ôn tập giữa học kì I – Tiết 2
Câu 1: Đọc một đoạn trong bài em thích và trả lời câu hỏi:
Trả lời:
- Đua ghe ngo: Cuộc đua ghe ngo bắt đầu bằng một hồi còi vang lên báo hiệu lệnh xuất phát theo nhịp lệnh của người chỉ huy, các thành viên đội đua đồng loạt mạnh mẽ vung mái chèo đưa ghe tiến về đích.
- Quảng cáo: Em thích tiết mục ảo thuật “Đóa hoa kì diệu” nhất vì nó đầy bất ngờ và thú vị.
- Cô gái nhỏ hóa “kình ngư”: Đóng góp lớn trong kì tích của đoàn thể thao Việt Nam chính là “siêu kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên. Cô là vận động viên môn bơi lội.
- Những đám mây ngũ sắc: Em thích hình ảnh những đám mây ngũ sắc xuất hiện lúc hoàng hôn ở Trường Sa.
Câu 2: Nghe – viết:
Câu 3: Viết lại vào vở cho đúng các tên riêng nước ngoài:
a. Mô-Da là nhà soạn nhạc người Áo nổi tiếng thế giới.
b. Ông Lê-ô-Pôn tin rằng con trai mình sẽ trở thành một nhạc sĩ lớn.
c. Tháng Sáu hằng năm, Thủ đô Rô-Ma và các tỉnh thành của nước Ý tưng bừng mở lẽ hội hoa.
Trả lời:
a. Mô-da
b.Lê-ô-pôn
c. Rôma
Câu 4: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi bông hoa:
Trả lời:
a. Sao – sương – xôi – xấu – sẻ – sóc
b. mắt – sắc – mặc – ngắt
Ôn tập giữa học kì I – Tiết 3
Câu 1: Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích. Nói về cảm xúc của em sau khi đọc:
Trả lời:
Em tham khảo các đoạn thơ hay sau:
Rộn ràng hội xuân
Góc dành cho Hội sách
Giấy mới thơm giọng cười
Bài thơ xuân em đọc
Ngọt lành như ban mai.
Góc Trò chơi ngày Tết
Kéo co và ném vòng
Tiếng reo hò cổ vũ
Gieo niềm vui rộn ràng.
Trường em vừa khai hội
Đã ngập tràn yêu thương.
Đọc đoạn thơ, em cảm thấy trong lòng rộn ràng và phấn khởi. Em không chỉ được nhớ về hội xuân náo nức nô đùa vui vẻ cùng các bạn mà còn nhớ về cảm xúc hân hoan khi em được tự tay làm những sản phẩm chúc mừng năm mới.
Nghệ nhân Bát Tràng
Bút nghiêng lất phất hạt mưa
Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn
Hài hoà đường nét hoa văn
Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng
Đọc đoạn thơ, em cảm thấy vui và hạnh phúc. Em vui vì mỗi ngày được sử dụng những sản phẩm tinh xảo và đầy nghệ thuật của những nghệ nhân Bát Tràng. Mỗi ngày sử dụng chúng em lại nhớ tới công lao của họ, sự chăm chút và tỉ mỉ để tạo nên những sản phẩm thật tuyệt.
Chơi bóng với bố
Mỗi lần có pha thủng lưới
Bố, con cùng vỗ tay cười
Trận đấu chỉ có hai người
Mà cũng rộn ràng ra phết…
Chơi hoài con không biết mệt
Chỉ thương bố mướt mồ hôi
Danh thủ con dừng chân sút
Mời thủ môn bố nghỉ thôi!
Đọc đoạn thơ, em thấy vô cùng phấn khích và thú vị. Trận đấu bóng giữa hai bố con đầy ắp tiếng cười thật vui vẻ và rộn ràng. Qua đó em lại thấy thương bố của mình vất vả đi làm mỗi ngày nhưng vẫn dành thời gian vui chơi với em.
Chuyện hoa, chuyện quả
Bao nhiêu hoa trái thơm tho
Trong vườn như một cái kho của đầy.
Bàn tay người chăm cho cây
Cây cho trái chín, hoa này, nụ kia
Lặng thầm đất cũng say sưa
Chắt chiu màu mỡ bốn mùa nuôi cây.
Đọc đoạn thơ, em cảm thấy vô cùng tự hào và trân trọng hoa trái mình được hưởng thụ. Em thầm cảm ơn những người nông dân đã vất vả sớm hôm để làm ra những trái ngọt, em thầm biết ơn thiên nhiên đã ban tặng cho con người những thức quà thật quý giá.
Câu 2: Giải ô chữ sau:
1. Hoạt động dùng chân điều khiển bóng.
2. Cuộc vui tổ chức chung cho nhiều người tham dự theo phong tục hoặc nhân dịp nào đó.
3. Người diễn vai hài, làm vui cho khán giả.
4. Làm những động tác mềm mại, nhịp nhàng liên tiếp.
5. Đập hai lòng bàn tay vào nhau cho phát ra thành tiếng.
6. Mùa trước mùa đông, sau mùa hè.
7. Có nghĩa trái ngược với khóc.
Trả lời:
1. Đá bóng
2. Hội
3. Chú hề
4. Múa
5. Vỗ tay
6. Thu
7. Cười
Từ khóa: Niềm vui
Câu 3: Đặt 1 – 2 câu có sử dụng từ ngữ tìm được ở bài tập 2.
Trả lời:
Bạn Minh Nhật đá bóng rất giỏi.
Năm ngoái, em được bà đưa đi Hội Lim.
Mỗi lần đi xem xiếc, em đều ấn tượng với những chú hề.
Múa là đam mê từ nhỏ của em.
Khi kết thúc màn biểu diễn, khán giả vỗ tay vang cả hội trường.
Mùa thu đến mang theo những cơn gió thu nhè nhẹ và dịu êm.
Mỗi chúng ta nên tươi cười mỗi ngày để cuộc sống thêm tươi đẹp hơn.
Ôn tập giữa học kì I – Tiết 4
Câu 1: Đọc một đoạn văn trong bài văn em thích. Nói về một hình ảnh đẹp trong bài văn vừa đọc.
Trả lời:
Độc đáo lễ hội đèn Trung thu:
*Đoạn văn:
“Lễ hội đèn Trung thu Còn là dịp để người dân Tuyên Quang sống lại với tuổi thơ đầy sắc màu. Mọi người luôn mong chờ đến lễ hội để đón xem những chiếc đèn khổng lồ được làm từ đôi bàn tay khéo léo, chan chứa tình yêu quê hương của các nghệ nhân.
*Hình ảnh đẹp:
“những chiếc đèn khổng lồ được làm từ đôi bàn tay khéo léo, chan chứa tình yêu quê hương của các nghệ nhân”. Hình ảnh ấy cho thấy những chiếc đèn được làm ra là bao tâm huyết và tình yêu thương của các nghệ nhân nên chúng ta cần nâng niu và trân trọng nó.
Tiếng đàn:
*Đoạn văn:
“Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gặp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.”
*Hình ảnh đẹp:
Hình ảnh đẹp trong bài văn đó là hình ảnh: Tiếng đàn bay ra vườn. Hình ảnh thật nhẹ nhàng và thân thương khiến ta cảm thấy như tiếng đàn thật dịu dàng và đáng yêu, bay ra vườn để hòa mình với thiên nhiên, cây cỏ.
Ngọn lửa Ô-lim-pích:
*Đoạn văn:
“Những người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng và được đặt một vòng nguyệt quế lên đầu tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng. Trong thời gian lễ hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng. Thành phố Ô-lim-pi-a trở nên đông đúc, tưng bừng, náo nhiệt vì sự có mặt của người tử xứ.”
*Hình ảnh đẹp:
Hình ảnh những người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng và được đặt một vòng nguyệt quế lên đầu tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng. Hình ảnh thật mạnh mẽ và hùng tráng cho thấy tinh thần thể thao mãnh liệt và sự chiến thắng huy hoàng. Em cảm thấy trong lòng thật rộn ràng trước hình ảnh ấy.
Mùa xuân đã về:
*Đoạn văn:
“Sương mù tan dần. Mây như một đàn cừu tản đi và dưới bầu trời quang đãng, mùa xuân thực sự hiện ra. Mặt trời chói lọi mọc lên, nuốt dần lớp băng mỏng phủ trên mặt nước. Khắp nơi ấm áp, muôn loài trên mặt đất như hồi sinh.”
*Hình ảnh đẹp:
Hình ảnh đẹp nhất trong bài văn đó là hình ảnh khắp nơi ấm áp, muôn loài trên mặt đất như hồi sinh. Hình ảnh này thật hấp dẫn làm hiện lên không khí mùa xuân thật ấm áp. Xuân về như mang sự sống về cho muôn loài.
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một hoạt động ở trường mà em thích dựa vào gợi ý.
Trả lời:
Mẫu 1:
Ca múa hát trên sân trường là hoạt động đặc biệt em yêu thích. Hoạt động này thường diễn ra vào thứ sáu hàng tuần. Khi có hiệu lệnh trống ra chơi, cô giáo phụ trách đội sẽ phát loa, yêu cầu toàn bộ học sinh tập trung trên sân trường. Trong suốt buổi sinh hoạt, các bạn vừa múa vừa trò chuyện cùng nhau. Đối với em, đây là hoạt động ngoài giờ thú vị, ý nghĩa. Nhờ có nó mà chúng em giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng sau những giờ học vất vả.
Mẫu 2:
Hôm qua, trường em tổ chức “Lễ hội mùa xuân”. Lễ hội tổ chức vào dịp năm mới Nhâm Dần ở sân trường Tiểu học Lê Quý Đôn nhằm chào đón năm mới Nhâm Dần đã về. Lễ hội thu hút được toàn bộ giáo viên và học sinh của trường tham gia.Mỗi lớp sẽ có một gian hàng bày bán mặt hàng của lớp mình. Toàn bộ số tiền bán hàng sẽ đem ủng hộ cho các bạn học sinh nghèo ở vùng cao. Gian hàng của lớp em bán các đồ dùng trang trí cho ngày Tết như: lì xì, câu đối,…. Rất nhiều khách hàng đến mua. Chúng em cảm thấy rất vui vẻ và thích thú khi tham gia hoạt động.
Ôn tập giữa học kì I – Tiết 5
Câu 1: Đọc:
Hoa thắp lửa
1. Nhà Thắm ở ven sông. Phía trước nhà có một cây gạo. Cứ đến tháng Ba, hoa lại nở đỏ ối một góc trời. Chim từ đâu bay về đậu kín các cành cây, kêu ríu rít. Mẹ bảo đó là cây gạo bà nội trồng.
2. Năm kia, bà mất. Cây gạo ra hoa thưa thớt rồi rụng lá, héo khô. Mẹ nói:
– Nó buồn vì nhớ bà đấy.
Thắm hỏi:
– Cái cây cũng biết buồn hả mẹ?
– Cây cối cũng có tình nghĩa như con người, con g..
Thắm luôn nhớ lời mẹ dạy: “Phải biết yêu thiên nhiên, Sông núi, cỏ cây. Mỗi năm Tết đến, mẹ lại quét vôi trắng xoá vào từng gốc cây quanh nhà, mẹ bảo cho chúng “mặc áo mới” mà đón Tết.
3. Trước nhà Thắm bây giờ là bãi trồng rau cải. Mùa đông đến, hoa cải nở vàng cả bến sông. Chim chóc vẫn bay về ven sông, dù không còn cây to nào để đậu lên như trước nữa. Phong cảnh thật nên thơ, nhưng Thảm không quên ở chỗ đó đã từng có một cây gạo thắp lửa đỏ rực. Và Thắm thấy nhớ bà nội vô cùng.
Phạm Duy Nghĩa
Câu 2: Dựa vào bài đọc, thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Cây gạo trước nhà Thắm do ai trồng?
b. Tháng Ba, cây gạo thay đổi thế nào?
- Nở hoa đỏ ối một góc trời
- Thưa thớt rồi rụng lá, héo khô
- Nở vàng cỏ bến sông
c. Theo mẹ Thắm, vì sao cây gạo ra hoa thưa thớt rồi rụng lá, héo khô?
d. Vì sao khi hoa cải nở vàng và chim chóc bay về ven sông, Thắm thấy nhớ bà nội?
e. Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với mỗi từ sau:
g. Đặt một câu có hình ảnh so sánh về hoa gạo.
Trả lời:
a. Cây gạo trước nhà Thắm do bà nội trồng.
b. Tháng Ba, cây gạo nở hoa đỏ ối một góc trời.
c. Theo mẹ Thắm, cây gạo ra hoa thưa thớt rồi rụng lá, héo khô vì cây gạo nhớ bà nội.
d. Khi hoa cải nở vàng và chim chóc bay về ven sông, Thắm thấy nhớ bà nội vì Thắm không quên ở chỗ đó từng có cây gạo thắp lửa đỏ rực.
e. buồn- vui
mới – cũ
nhớ – quên
g. Tới mùa ra hoa, cây gạo nở đỏ rực như ánh hoàng hôn làm sáng cả một góc trời.Mỗi bông hoa gạo là một đốm lửa đỏ.
Cả cây gạo đỏ rực như một đám lửa đang cháy.
Ôn tập giữa học kì I – Tiết 6
Câu 1: Có thể thêm dấu phẩy vào những vị trí nào trong mỗi câu sau:
a. Bóng đá bơi lội cờ vua võ thuật là những môn thể thao được trẻ em yêu thích.
b. Lớp em tham gia tốp ca diễn kịch nhảy dân vũ.
c. Sáng sớm khi mặt trời vừa lên những chú chim đã cất tiếng véo von.
Trả lời:
a. Bóng đá, bơi lội, cờ vua, võ thuật là những môn thể thao được trẻ em yêu thích.
b. Lớp em tham gia tốp ca, diễn kịch, nhảy dân vũ.
c. Sáng sớm khi mặt trời vừa lên, những chú chim đã cất tiếng véo von.
Câu 2: Tìm câu khiến và câu cảm trong các đoạn văn sau:
a. Ôi chao, con cá sấu to quá! Mình dài có đến hơn năm mét. Chỗ quãng bụng giữa, ước chừng một vòng rưỡi tay người lớn ôm mới giáp.
Đoàn Giỏi
b. Các bạn hoa tầm xuân đua nhau gọi:
– Cô đi đâu mà vội thế? Ở đây chơi với chúng em một chút nào!
Theo Xuân Quỳnh
Trả lời:
a. Ôi chao, con cá sấu to quá! Mình dài có đến hơn năm mét. Chỗ quãng bụng giữa, ước chừng một vòng rưỡi tay người lớn ôm mới giáp.
Đoàn Giỏi
b. Các bạn hoa tầm xuân đua nhau gọi:
– Cô đi đâu mà vội thế? Ở đây chơi với chúng em một chút nào!
Theo Xuân Quỳnh
Câu 3: Đặt câu khiến hoặc câu cảm về một con vật hoặc một loài cây.
Trả lời:
Ôi! Cái cây này cao quá!
Chúng mình cùng ra chơi với chú cún con nào.
Ôn tập giữa học kì I – Tiết 7
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) về một việc làm góp phần bảo vệ môi trường dựa vào gợi ý:
Trả lời:
Hôm ấy là ngày thứ bảy, không khí của mùa thu thật dễ chịu, trời xanh mây trắng, ánh nắng ấm áp chứ không hề quá nóng. Theo sự phân công của lớp trưởng lớp chúng em chia làm bốn nhóm, mỗi nhóm mười người, tự phân chia nhau đem theo chổi, bao đựng rác và đồ hốt rác, với tinh thần hăng hái bạn nào cũng tự giác mang theo dụng cụ đầy đủ. Lớp chúng em lần lượt đi dọc con đường nhựa dẫn vào trường để thu gom những chai lọ, túi ni lông, giấy rác,… rồi bỏ gọn vào vào túi đựng rác, sau đó đem tập kết vào chỗ có thùng đựng rác. Những bạn mang chổi thì nhận nhiệm vụ quét dọn những loại rác nhỏ không thể nhặt bằng tay rồi dùng xúc rác hốt sạch sẽ cho vào túi. Vì làm việc tích cực và hiệu quả thế nên chúng em đã dọn sạch con đường chỉ trong vòng một tiếng rưỡi, khiến các thầy cô vô cùng vui vẻ, khen ngợi chúng em hết lời, rồi dẫn chúng em đi uống nước, coi như là phần thưởng vì sự cố gắng trong lao động và ý thức bảo vệ môi trường. Đó là một ngày vô cùng có ý nghĩa với em, nhờ phần công sức này mà môi trường sống, môi trường học tập xung quanh em đã trở nên sạch đẹp hơn rất nhiều. Thế nên dẫu có mệt, nhưng em luôn tự hào vì mình đã làm được một việc có ích.
Câu 2: Trang trí và trưng bày bài viết của em.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Ôn tập giữa học kì II trang 70 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 27 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.