Lá giang – một loại thảo dược có lợi cho sức khỏe và nguyên liệu tạo nên những món ăn ngon nhưng lại chưa quá phổ biến trong cuộc sống.
Lá giang là một thức rau được trồng nhiều tại các tỉnh miền Trung cũng như đồng bằng sông Cửu Long. Đây không chỉ được biết đến là công thức cho những món ăn ngon mà tác dụng chữa bệnh của nó cũng sẽ khiến bạn bất ngờ. Hôm nay hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu nhé.
Theo TS. Nguyễn Đức Quang, dưới đây là một số thông tin và bài thuốc chữa bệnh của lá giang.
Lá giang là gì
Lá giang là loài thực vật thân leo dài khoảng 1,5 – 4m, có thể mọc bò dưới mặt đất hoặc bám vào những thân cân lớn. Cây lá giang xuất xứ từ Đông Nam Á, họ trúc đào, còn có tên gọi khác là dây cao su, dây giang hay lá lồm cùng tên khoa học là Aganonerion polymorphum.
Lá giang có tính mát, vị chua giúp sát khuẩn, thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, bệnh đường tiết niệu, bệnh tiêu hóa hay phong thấp, …vv…
Lợi ích của lá giang với sức khỏe
Lá giang được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Đây là món quà sức khỏe vô cùng quý giá mà thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho con người. Được các nhà khoa học tìm thấy trong cơ thể chứa một lượng nhỏ chất axit tạo nên vị chua và lượng lớn saponin, lá giang giúp thanh nhiệt, sát khuẩn, chỉ khái, tiêu viêm, giải độc, lợi tiểu.
Bên cạnh đó, người ta còn phát hiện cao lỏng chiết xuất từ lá giang rất lành tính, ức chế thành công 9 loại vi khuẩn, tiêu viêm cấp tính. Ở một số vùng, người dân còn giã lá giang chung với lá khoai lang, vắt lấy nước để trị ngộ độc củ sắn (củ mì).
Bài thuốc chữa bệnh từ lá giang
Khi đưa vào các bài thuốc, lá giang có thể sử dụng được cả thân, lá và rễ. Công dụng trong các bài thuốc trị bệnh của lá giang thực sự tuyệt vời.
Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu: Hãm khoảng 10g thân lá giang và uống trong ngày.
Bài thuốc chữa đầy bụng và khó tiêu hóa: Dùng 30-50g lá giang, sắc uống đều đặn từ 3-5 ngày sẽ giúp bụng dễ chịu, tiêu hóa tốt hơn.
Bài thuốc chữa vết thương, mụn nhọt và lở ngứa ngoài da: Lá giang rửa sạch, giã nát và đắp nhẹ lên vết thương sẽ mau lành, giảm sưng tấy.
Tốt cho xương khớp: Nhờ tính mát, tiêu viêm, lá giang đun lấy nước uống mỗi ngày cho đến khi xương khớp hết đau rất hiệu quả.
Giúp giải nhiệt, giải độc: Khi cảm thấy cơ thể nóng nực, bức bối, hãy giã lá giang lấy nước uống, không chỉ giải nhiệt mà còn đào thải chất độc ra ngoài.
Các món ngon từ lá giang
Canh cá lá giang: Bạn chuẩn bị 3-5 con cá kèo, sơ chế sạch rồi cắt khúc. Lá giang rửa sạch, vò dập. Đun nước sôi rồi cho cá vào đun cùng gia vị, nêm nếm vừa ăn. Nước sôi lần 2 cho lá giang vào và nêm nếm vừa ăn.
Canh cá lá giang còn có tác dụng cường kiện gân cốt, chữa viêm đường tiết niệu với các triệu chứng như đái dắt, đái buốt hiệu quả.
Canh gà lá giang: chuẩn bị thịt gà chặt khúc và lá giang. Đun sôi thịt gà, hớt bọt và vò lá giang cho vào. Đun tiếp tới khi được, cho thêm rau thơm, nêm nếm gia vị vừa ăn và bắc ra.
Thịt gà mềm thơm ngấm nước lá giang tươi, chua và thanh mát khi ăn cùng cơm nóng sẽ vô cùng đậm vị.
Lá giang nấu thịt trâu: Tỏi băm nhỏ; gừng nướng qua, giã nhuyễn và chắt lấy nước cốt. Dùng nước cốt này chà lên bề mặt thịt trâu, nướng qua lửa để thịt thơm hơn.
Sau đó ướp thịt, xào thịt tới khi chín rồi cho vào nồi đất ninh tới khi mềm. Cuối cùng là cho lá giang vào và thêm gia vị đậm đà là đã một món ăn vô cùng tốn cơm rồi đấy.
Một số lưu ý khi sử dụng lá giang
Lá giang có tính chua, cũng như các loại canh chua khác không nên sử dụng nồi nhôm để đun tránh chất chua ăn mòn nhôm và làm nồng độ nhôm trong món ăn tăng cao, gây ngộ độc sức khỏe. Nên dùng nồi inox hoặc nồi đất thay thế.
Những đối tượng không nên sử dụng lá giang: mặc dù có công dụng lớn tốt trong nấu ăn và chữa bệnh, nhưng vì hàm lượng axit tractric trong lá giang khá cao có thể ức chế quá trình bài tiết axit uric nên những người đau nhức xương khớp do gút cấp, bệnh nhân sỏi thận tuyệt đối không nên dùng.
Tác dụng bài thuốc giang còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bởi lạm dụng quá có thể gây biến chứng bệnh và nhiều hậu quả nguy hiểm khác.
Qua bài viết trên, Blogdoanhnghiep.edu.vn mong rằng bạn đã có cái nhìn rõ hơn và hiểu nhiều hơn về lá giang cũng như công dụng tuyệt vời của loại thảo dược này để áp dụng và mang đến hiệu quả cao.
Nguồn: Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Kinh nghiệm hay Blogdoanhnghiep.edu.vn