Bạn đang xem bài viết Sôi bụng trong 3 tháng đầu có nguy hiểm gì không? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sôi bụng là tình trạng bụng kêu “ùng ục” và có thể gặp ở bất kì ai, hay gặp nhất ở những mẹ bầu đang trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kì.
Đây là tình trạng sinh lý bình thường, không ảnh hưởng xấu thai nhi và trong một số trường hợp cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết sau!
Nguyên nhân của hiện tượng sôi bụng trong 3 tháng đầu
Có nhiều nguyên nhân có thể khiến mẹ bầu đang mang thai trong 3 tháng đầu gặp phải hiện tượng bị sôi bụng. Đó có thể là một trong những nguyên nhân do thói quen sinh hoạt như:
- Tinh thần của phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng căng thẳng kéo dài do thức khuya, nhiều lo âu.
- Ăn uống không đảm bảo vệ sinh cũng là thói quen gây sôi bụng phổ biến.
- Một trong những thói quen khác đó là ăn nhanh, ăn xong thì nằm ngay, vừa ăn vừa nằm, vừa ăn vừa nói chuyện,…khiến cơ thể nuốt nhiều không khí và hệ tiêu hóa phải làm việc để tống không khí ra ngoài.
- Thói quen ăn cay, ăn chua và nóng, cũng như hay dùng các thức uống như nước ngọt có ga, caffein thường xuyên.
- Nếu cơ thể quá đói, khi thấy thức ăn sẽ kích thích đường ruột tăng tiết dịch vị và co bóp dạ dày gây nhiều tiếng sôi bụng.
Bên cạnh đó, không chỉ là dấu hiệu sinh lý thông thường, tiếng sôi bụng còn là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như: Viêm đại tràng, viêm dạ dày, tiêu chảy, dị ứng,…
Sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Đối với những nguyên nhân do thói quen gây sôi bụng thì không nhất thiết phải điều trị vì không ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên khi sôi bụng là do bệnh lý, đi kèm với nôn, sốt, đau bụng, tiêu chảy, ợ chua, đau rát thượng vị…xảy ra thường xuyên thì phải tìm ra nguyên nhân cũng như cách điều trị phù hợp. Vì những tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng gián tiếp đến em bé trong bụng.
Đặc biệt là trong 3 tháng đầu phát triển của thai nhi, đây là giai đoạn thai còn nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng từ mẹ.
Sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu có cần đi khám ngay không?
Trong trường hợp sôi bụng, không đi kèm với ợ hơi hay những biểu hiện bất thường nào khác thì bạn chưa cần đi khám liền.
Còn trong trường hợp nếu bị sôi bụng trong 3 tháng đầu và kéo dài ra cả thai kì, đi kèm với những triệu chứng nêu trên thì bạn cần đi khám. Hoặc nếu bạn đã áp dụng những cách thay đổi thói quen xấu, nhưng không cải thiện mà còn nặng thêm và luôn trong tâm trạng lo lắng thì cũng cần đi khám cho an tâm.
Biện pháp hạn chế sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu
Theo BS Nguyễn Thị Nhung thông tin trên website hellobacsi, dưới đây là những biện pháp hạn chế sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu:
- Chia nhỏ bữa ăn: Bạn nên ăn các bữa ăn được chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày, ăn nhẹ vào bữa phụ để tránh quá đói. Khi chia nhỏ ra ăn sẽ giúp bạn tiêu hóa thức ăn dễ hơn, hấp thu dinh dưỡng cũng tốt hơn.
- Ăn chậm nhai kỹ: Mẹ bầu nên nhai kỹ để nghiền nhỏ thức ăn, để giảm bớt áp lực cho đường ruột và giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm: Nên tự nấu ăn tại nhà, ăn chín uống sôi, tránh ăn đồ sống, tái và đồ ôi thiu.
- Tránh ngồi nhiều, nằm nhiều: Mẹ bầu ít vận động sẽ khiến hệ tiêu hóa bị gặp vấn đề, rối loạn. Do đó, hãy cố gắng vận động nhẹ nhàng để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Nghỉ ngơi đúng cách: Tránh thức khuya, căng thẳng kéo dài.
- Không nên vừa ăn vừa nằm, vừa nói chuyện, cười đùa,..không dùng rượu, bia, chất kích thích.
Vừa rồi Blogdoanhnghiep.edu.vn đã cùng bạn tìm hiểu những vấn đề xoay quanh tình trạng sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin mà bạn đang tìm kiếm!
Nguồn: Website y khoa Hellobacsi.com
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sôi bụng trong 3 tháng đầu có nguy hiểm gì không? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.