Bạn đang xem bài viết Soạn bài Nam quốc sơn hà Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 69 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bài thơ Nam quốc sơn hà là lời khẳng định đanh thép chủ quyền lãnh thổ của quốc gia dân tộc cũng như nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù. Tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 8.
Hôm nay, Blogdoanhnghiep.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Nam quốc sơn hà. Các bạn học sinh hãy cùng tham khảo để có thêm kiến thức hữu ích.
Sơ đồ tư duy Nam quốc sơn hà
Soạn bài Nam quốc sơn hà – Mẫu 1
Câu 1. Bài thơ được coi là bản “tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của đất nước ta. Em hiểu thế nào là bản “tuyên ngôn độc lập”?
“Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử được biên soạn với mục đích tuyên bố độc lập của một quốc gia. Văn kiện này thường được viết sau khi giành lại chủ quyền lãnh thổ của quốc gia từ tay của ngoại bang. Đây là một văn bản có tính pháp lý cao trên trường quốc tế.
Câu 2. Từ “cư” trong nguyên tác có thể dịch là “ngự” (cai quản), cũng có thể dịch là “ở” (cư trú). Theo em, cách dịch nào thể hiện được rõ tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập” hơn? Hãy lí giải ý kiến của em.
Theo em, từ “cư” nên được dịch là cai quản. Khi đó, nguyên văn câu thơ là sông núi nước Nam do vua nước Nam cai quản. Cách dịch này có tác dụng khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của dân tộc hơn, bởi trong xã hội xưa, vua là người có quyền lực cao nhất. Từ “ở” (cư trú) không thể hiện được ý nghĩa trên.
Câu 3. Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ nào?
– Sông núi nước Nam hoàng đế nước Nam cai quản: Trong quan niệm của xã hội xưa, toàn bộ diện tích lãnh thổ, của cải vật chất, con người của một đất nước đều thuộc về nhà vua. Người có quyền quyết định tất cả mọi thứ, thậm chí cả quyền sinh sát.
– Lãnh thổ, địa phận của đất nước đã được ghi tại sách trời: Điều này khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta là một chân lý không thể chối cãi và thay đổi được.
Câu 4. Theo em, câu thơ cuối cảnh cáo điều gì đối với quân xâm lược? Do đâu em khẳng định như vậy?
Câu thơ cuối cảnh cáo quân xâm lược rằng: Những kẻ đi xâm lược, cướp nước của dân tộc khác sẽ không có được kết thúc tốt đẹp.
Câu 5. Câu thơ nào trong bài thơ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
Câu thơ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất: Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Nguyên nhân: Câu thơ không chỉ khẳng định chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc mà còn bộc lộ niềm tự hào dân tộc khi đặt đất nước ngang hàng với phương Bắc.
Câu 6. Em rút ra được nhận thức gì cho bản thân sau khi học bài thơ này?
Nhận thức của bản thân sau khi đọc bài thơ: Ý thức về lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền quốc gia,…
Soạn bài Nam quốc sơn hà – Mẫu 2
1. Đôi nét về thơ Đường luật
– Ở nước ta, thời trung đại đã có một nền thơ phong phú và hấp dẫn.
– Thơ trung đại thường được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.
– Có nhiều thể thơ khác nhau: thất ngôn tứ tuyệt (4 câu mỗi câu 7 chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (4 câu mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu 7 chữ), song thất lục bát (2 câu 7 chữ kèm theo 2 câu thơ: một câu 6, một câu 8) …
2. Tác giả
Chưa rõ tác giả bài thơ là ai.
3. Tác phẩm Sông núi nước Nam
a. Thể loại
Thơ thất ngôn tứ tuyệt: bốn câu, mỗi câu có bảy chữ.
b. Hoàn cảnh sáng tác
– Có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ.
– Nhưng nổi tiếng nhất là truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quan sĩ ngh từ trong đền thờ hai anh em trương Hống và Trương Hát – hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục được tôn là thần sông Như Nguyệt – có giọng ngâm bài thơ này.
c. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Hai câu đầu: lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.
- Phần 2. Hai câu sau: sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.
3. Đọc – hiểu văn bản
a. Lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc
– Câu thơ 1: Nam quốc sơn hà Nam đế cư (Sông núi nước Nam vua Nam ở)
- Trong quan niệm của xã hội xưa: toàn bộ diện tích lãnh thổ, của cải vật chất, con người của một đất nước đều thuộc về nhà vua. Người có quyền quyết định tất cả mọi thứ, thậm chí cả quyền sinh sát.
- “Nam đế”: hoàng đế nước Nam, người đứng đầu của một quốc gia – thể hiện sự ngang hàng với phương Bắc.
– Câu thơ 2: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vành vạch sách trời chia xứ sở)
- “Thiên thư”: sách trời – Lãnh thổ, địa phận của đất nước đã được ghi tại sách trời.
- Điều này khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta là một chân lý không thể chối cãi và thay đổi được.
=> Một lời khẳng định đanh thép, bản lĩnh.
b. Sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc
– Câu thơ 3: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm (Giặc giữ cớ sao xâm phạm đến đây?)
- Câu hỏi tu từ: “như hà” – “cớ sao?” nhằm khẳng định lại chủ quyền dân tộc.
- “nghịch lỗ”: khẳng định những kẻ xâm lược đi xâm lược lãnh thổ là đang làm trái ý trời.
– Câu thơ 4: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ): Những kẻ đi xâm lược, cướp nước của dân tộc khác sẽ không có được kết thúc tốt đẹp.
=> Một lần nữa khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Tổng kết:
– Nội dung: Bài thơ là lời khẳng định đanh thép chủ quyền lãnh thổ của quốc gia dân tộc cũng như nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù.
– Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn hàm súc, giọng thơ đanh thép, hình ảnh mang tính biểu tượng cao.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Nam quốc sơn hà Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 69 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.