Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều (9 môn) 45 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 6 (Có đáp án + Ma trận) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều gồm 45 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với 45 đề giữa kì 1 lớp 6 Cánh diều, còn giúp các em dễ dàng luyện giải đề thi của 9 môn: Toán, Khoa học tự nhiên, Tin học, Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử – Địa lí, Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 1 năm 2023 – 2024 sắp tới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 Cánh diều
Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 6
PHÒNG GD&ĐT QUẬN………… |
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 |
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG
Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con. Người con thì cũng hiếu thảo, biết vâng lời mẹ và chăm chỉ học hành. Một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng, mặc dù người con rất thương mẹ, chạy chữa biết bao thầy lang giỏi trong vùng cũng không chữa khỏi cho mẹ. Em buồn lắm, ngày ngày đều cầu phúc cho mẹ. Thương mẹ, người con quyết tâm đi tìm thầy nơi khác về chữa bệnh. Người con đi mãi, qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rách vẫn không nản lòng.
Đến một hôm, khi đi ngang qua một ngôi chùa, em xin nhà sư trụ trì được vào thắp hương cầu phúc cho mẹ. Lời cầu xin của em khiến trời nghe cũng phải nhỏ lệ, đất nghe cũng cúi mình. Lời cầu xin đó đến tai Đức Phật từ bi, Người cảm thương tấm lòng hiếu thảo đó của em nên đã tự mình hóa thân thành một nhà sư. Nhà sư đi ngang qua chùa và tặng em một bông hoa trắng rồi nói:
– Bông hoa này là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con, con hãy mang nó về chăm sóc. Nhưng phải nhớ rằng, cứ mỗi năm sẽ có một cánh hoa rụng đi và bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm. Nói rồi nhà sư biến mất.
Em nhận bông hoa, cảm tạ Đức Phật, lòng em rất đỗi vui mừng. Nhưng khi đếm những cánh hoa, lòng em bỗng buồn trở lại khi biết rằng bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là mẹ em chỉ sống được thêm với em có năm năm nữa. Thương mẹ quá, em nghĩ ra một cách, em liền liều xé nhỏ những cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ, nhiều đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Nhờ đó mà mẹ em đã khỏi bệnh và sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa trắng với vô số cánh nhỏ đó đã trở thành biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật cho mẹ của người con. Ngày nay, bông hoa đó được người đời gọi là hoa cúc trắng.
(Phỏng theo Truyện cổ tích Nhật Bản – Sách Ngựa Gióng)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Truyện Sự tích hoa cúc trắng thuộc thể loại nào? (1)
A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết
D. Thần thoại
Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? (2)
A.Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ hai
D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3. Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ tìm được thầy lang giỏi, theo em đúng hay sai? (1)
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Theo nhà sư, bông hoa cúc trắng biểu tượng cho điều gì? (1)
A. Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo
B. Biểu tượng cho sự sống và lòng kiên trì
C. Biểu tượng cho sự sống và tình yêu thương
D. Biểu tượng cho sự sống và ước mơ cao đẹp
Câu 5. Vì sao em bé lại xé nhỏ các cánh hoa? (4)
A. Vì em vốn là đứa trẻ hiếu động
B. Vì em nghĩ bông hoa nhiều cánh sẽ đẹp hơn
C. Vì em bé muốn mẹ sống lâu bên mình
D. Vì em thích bông hoa nhiều cánh
Câu 6. Trong câu văn“Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con”, từ láy tần tảo có ý nghĩa là: (7)
A. làm lụng chăm chỉ công việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn
B. làm lụng chăm chỉ công việc đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn
C. làm lụng chăm chỉ việc nhà và đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn
D. làm lụng vất vả, lo toan việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn
Câu 7. “Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ”. Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào? (7)
A. Trạng ngữ chỉ mục đích
B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
D. Trạng ngữ chỉ thời gian
Câu 8. Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích hoa cúc trắng? (6)
A. Ca ngợi ý nghĩa các loài hoa
B. Ca ngợi tình mẫu tử
C. Ca ngợi tình cảm gia đình
D. Ca ngợi tình cha con
Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên. (8)
Câu 10. Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ? (9)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Hãy kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.
Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 6
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | A | 0,5 | |
2 | B | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | D | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | B | 0,5 | |
9 |
– HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. – Lí giải được lí do nêu bài học ấy. |
1,0 |
|
10 |
HS tự rút ra trách nhiệm về nhận thức và hành động của bản thân đối với cha mẹ. |
1,0 |
|
II |
|
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự |
0,25 |
|
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em. |
0,25 |
|
|
c. Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em. HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: – Sử dụng ngôi kể phù hợp. – Giới thiệu được câu chuyện truyền thuyết định kể. – Giới thiệu được nhân vật chính, các sự kiện chính trong truyền thuyết: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. – Ý nghĩa của truyện truyền thuyết. |
2.5 |
|
|
Ma trận đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 6 sách Cánh diều
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1
|
Đọc hiểu
|
1. Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích). |
4 |
0 |
4 |
0 |
0 |
2 |
0 |
|
60 |
2 |
Viết |
Kể lại một truyện dân gian |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
20 |
5 |
20 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
25% |
35% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
Bảng đặc tả đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn 6
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu
|
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích).. |
Nhận biết: – Nhận biết được thể loại, những dấu hiệu đặc trưng của thể loại truyện cổ tích; chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. (1) – Nhận biết được người kể chuyện và ngôi kể. (2) Thông hiểu: – Tóm tắt được cốt truyện. (3) – Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu (4) – Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ. (5) – Hiểu và nhận biết được chủ đề của văn bản. (6) – Hiểu được nghĩa của từ láy, loại trạng ngữ. (7) Vận dụng: – Rút ra được bài học từ văn bản. (8) – Nhận xét, đánh giá được ý nghĩa, giá trị tư tưởng hoặc đặc sắc về nghệ thuật của văn bản. (9) |
4 TN |
4 TN |
2 TL |
|
2 |
Viết |
Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích. |
Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, kể bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian. |
1TL* |
1TL* |
1TL* |
1TL* |
Tổng |
|
4 TN |
4 TN |
2 TL |
1 TL |
||
Tỉ lệ % |
|
25 |
35 |
30 |
10 |
||
Tỉ lệ chung |
|
60 |
40 |
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ 6 sách Cánh diều
Ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Công nghệ
Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | % tổng điểm | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Số CH | |||||||||
Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | TN | TL | Thời gian (phút) | |||
1.Nhà ở |
1.1. Nhà ở đối với con người |
2 |
1,5 |
1 |
8 |
1 |
1,5 |
1 |
2 |
4 |
1 |
13 |
30 |
1.2. Xây dựng nhà ở |
2 |
1,5 |
2 |
2 |
2 |
9 |
1 |
1,5 |
6 |
1 |
14 |
25 |
|
1.3. Ngôi nhà thông minh |
2 |
1,5 |
2 |
2 |
2 |
9 |
1 |
2 |
6 |
1 |
14,5 |
35 |
|
2. Bảo quản và chế biến thực phẩm |
2.1. Thực phẩm và giá trị dinh dưỡng. |
2 |
1,5 |
1 |
1 |
1 |
1 |
0 |
0 |
4 |
0 |
3,5 |
10 |
Tổng |
8 |
6 |
6 |
13 |
6 |
20,5 |
3 |
5,5 |
20 |
3 |
45 |
100 |
|
Tỷ lệ % |
20 |
32,5 |
40 |
7,5 |
50 |
50 |
100 |
100 |
|||||
Tỷ lệ % chung |
52,5 |
47,5 |
50 |
50 |
100 |
Bản đặc tả đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 6 môn Công nghệ
Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra, đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||
1. Nhà ở |
1.1. Nhà ở đối với con người |
– Nhận biết: Nhận ra được vai trò của nhà ở và các phần chính của nhà ở. – Thông hiểu: Xác định được yêu cầu phân chia khu vực trong nhà ở. – Vận dụng: Trình tự đúng trong xây dựng nhà ở. – Vận dụng cao: Phân biệt được các kiểu kiến trúc. |
2 |
1 |
1 |
1 |
1.2. Xây dựng nhà ở. |
– Nhận biết: Kể tên một số vật liệu trong xây dựng nhà ở – Thông hiểu: Nhận biết được một số vật liệu xây dựng nhà ở. – Vận dụng: Một số lĩnh vực nghề nghiệp liên quan. – Vận dụng cao: Vật liệu mới trong xây dựng. |
2 |
2 |
2 |
1 |
|
1.3.Ngôi nhà thông minh. |
– Nhận biết: Đặc điểm của ngôi nhà thông minh. – Thông hiểu: Các hệ thống trong ngôi nhà thông minh. – Vận dụng: Các hệ thống trong ngôi nhà thông minh. – Vận dụng cao: Cách vận hành các hệ thống trong ngôi nhà thông minh. |
2 |
2 |
2 |
1 |
|
2. Bảo quản và chế biến thực phẩm |
2.1. Thực phẩm và giá trị dinh dưỡng. |
– Nhận biết: Các nhóm thực phẩm. – Thông hiểu: Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với sức khỏe con người. – Vận dụng: Dinh dưỡng cân đối để cơ thể phát triển khỏe mạnh. |
2 |
1 |
1 |
0 |
Tổng |
8 |
6 |
6 |
3 |
Đề thi giữa kì 1 môn Công nghệ lớp 6
PHÒNG GD&ĐT ………… |
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I Thời gian làm bài: 45 phút |
A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Ai là người thiết kế bản vẽ ngôi nhà?
A. Chủ nhà.
B. Thợ xây.
C. Kĩ sư vật liệu xây dựng.
D. Kiến trúc sư.
Câu 2. Người đi tới đâu, hệ thống đèn tương ứng tự động bật để chiếu sáng thuộc hệ thống nào trong ngôi nhà thông minh:
A. Hệ thống an ninh, an toàn.
B. Hệ thống chiếu sáng
C. Hệ thống giải trí
D. Hệ thống điều khiển các thiết bị gia dụng.
Câu 3: Khi có nguy cơ mất an toàn, hệ thống an ninh báo cháy và chữa cháy sẽ thông báo cho chủ nhà qua:
A. điện thoại.
B. còi, đèn, chớp.
C. chờ chủ nhà về.
D. đáp án A và B
Câu 4. Sản phẩm được tạo ra bằng cách kết hợp vôi, nước và các chế phẩm nông nghiệp: xơ dừa, vỏ trấu, tre, sợi đay…có thể sử dụng để làm mái, tường và nền nhà, gọi là:
A. thiết bị đảm bảo an toàn.
B. bê tông làm từ động vật.
C. rác thải công trình.
D. bê tông làm từ thực vật.
Câu 5. Vai trò chính của nhà ở đối với đời sống con người là:
A. tiếp khách.
B. bảo vệ con người.
C. chứa đồ.
D. trang trí.
Câu 6. Muốn cơ thể phát triển một cách cân đối, khỏe mạnh chúng ta cần:
A. ăn nhiều thực phẩm cung cấp chất béo.
B. ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm.
C. đảm bảo cân bằng dinh dưỡng của 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn.
D. ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột, đường.
Câu 7. Người đi tới đâu, đèn tự động bật sáng thuộc đặc điểm nào của ngôi nhà thông minh?
A. Tiết kiệm năng lượng.
B. Tính tiện nghi
C. Tính an toàn.
D. Cả A,B,C
Câu 8. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống trong ngôi nhà thông minh:
A. Xử lý- Chấp hành- Nhận lệnh- Hoạt động.
B. Nhận lệnh – Chấp hành- Xử lý.
C. Hoạt động- Xử lý- Chấp hành- Nhận lệnh.
D. Nhận lệnh- Xử lý- Chấp hành.
Câu 9. Còi báo cháy kêu khi phát hiện nồng độ khói trong nhà vượt ngưỡng an toàn thuộc đặc điểm nào của ngôi nhà thông minh ?
A. Tính tiện nghi.
B. Tiết kiệm năng lượng.
C. Tính an toàn cao.
D. Đáp án khác.
Câu 10. Trình tự đúng của các bước xây dựng nhà ở là:
A. chuẩn bị, hoàn thiện, xây dựng phần thô.
B. hoàn thiện, xây dựng phần thô, chuẩn bị.
C. chuẩn bị, xây dựng phần thô, hoàn thiện.
D. Xây dựng phần thô, chuẩn bị, hoàn thiện.
Câu 11. Nhà ở được cấu tạo từ các phần chính là:
A. khung, tường, mái, cửa.
B. móng, sàn, mái, cửa.
C. móng, sàn, khung, tường.
D. móng, sàn, khung, tường, mái, cửa.
Câu 12. Vật liệu chính dùng để xây dựng nhà ở đô thị là:
A. cát, đá, thép, xi măng, gạch, gỗ, kính.
B. tre, nứa, rơm, rạ,
C. đất, đá, rơm, rạ.
D. thủy tinh, gốm sứ.
Câu 13. Trong các chất dinh dưỡng sau: đường, đạm, chất khoáng, chất béo, loại nào không cung cấp năng lượng cho cơ thể?
A. Đạm.
B. Chất khoáng.
C. Đường.
D. Chất béo.
Câu 14. Đặc điểm của ngôi nhà thông minh là:
A. tiết kiệm năng lượng.
B. tiện nghi, an toàn, tiết kiệm năng lượng.
C. tiện nghi, dễ lắp đặt.
D. tiện nghi, tiết kiệm năng lượng.
Câu 15. Nhà nổi trên mặt nước, nhà sàn ở miền núi thuộc kiến trúc:
A. kiểu nhà ở đô thị.
B. kiểu nhà ở các khu vực đặc thù.
C. kiểu nhà ở nông thôn.
D. kiểu nhà liền kề.
Câu 16. Việc thiết kế bản vẽ ngôi nhà thuộc bước nào của xây dựng nhà ở?
A. Xây dựng phần thô.
B. Hoàn thiện.
C. Chuẩn bị.
D. Đáp án khác.
Câu 17. Cơm, bánh mì, bún, thuộc nhóm thực phẩm?
A. Giàu tinh bột, đường.
B. Giàu chất đạm.
C. Giàu vitamin, chất khoáng.
D. Giàu chất béo.
Câu 18. Việc sơn trong và ngoài ngôi nhà thuộc bước nào của xây dựng nhà ở:
A. Chuẩn bị.
B. Hoàn thiện
C. Xây dựng phần thô
D. Đáp án khác.
Câu 19. Thịt, cá, tôm, trứng, thuộc nhóm thực phẩm:
A. Giàu chất đạm.
B. Giàu vitamin, chất khoáng.
C. Giàu tinh bột, đường.
D. Giàu chất béo.
Câu 20. Khi phân chia khu vực sinh hoạt trong nhà, phòng ngủ nghỉ thường được bố trí:
A. ở nơi thoáng gió, mát
B. bên trong phòng bếp.
C. khu vực yên tĩnh, riêng biệt.
D. ở nơi đông người qua lại.
B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 21. Trình bày đặc điểm nhà ở của Việt Nam?
Câu 22. Nêu các bước chính xây dựng nhà ở? Khi xây dựng nhà ở, người lao động cần có những trang thiết bị nào khi lao động để đảm bảo an toàn lao động?
Câu 23. Em hãy mô tả ngôi nhà thông minh mơ ước của em?
Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Công nghệ lớp 6
A. TRẮC NGHIỆM: Mỗi đáp án đúng được 0,25đ.
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | D | B | D | B | B | C | B | D | C | C | D | A | B | B | B | C | A | B | A | C |
B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu hỏi | Đáp án | Điểm |
Câu 21. Đặc điểm nhà ở của Việt Nam. (2đ) |
– Các phần chính: khung nhà, mái nhà, cửa sổ, sàn nhà, cửa chính, tường nhà, móng nhà. |
0,75đ |
– Các khu vực chính trong nhà: nơi thờ cúng, phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng vệ sinh… |
0,75đ |
|
– Tính vùng miền. |
0,5đ |
|
Câu 22: Các bước chính khi xây dựng nhà ở? Khi tham gia xây dựng nhà ở người lao động cần có trang thiết bị gì để đảm bảo an toàn lao động?(2đ) |
– Các bước chính khi xây dựng nhà ở: + Thiết kế + Thi công + Hoàn thiện |
0,5đ 0.5đ 0.5đ |
– Để đảm bảo an toàn lao động người lao động cần trang bị các thiết bị bảo hộ như mũ bảo hiểm, găng tay, giày, dây bảo hộ, kính, giàn giáo an toàn,…. |
0,5đ |
|
Câu 23: Mô tả ngôi nhà thông minh mơ ước. (1đ) |
– HS mô tả ngôi nhà có ít nhất 2/3 đặc điểm của ngôi nhà thông minh. |
1đ |
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 6 sách Cánh diều
Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6
Cấp độ Chủ đề | Mức 1 (Nhận biết) |
Mức 2 Thông hiểu |
Mức 3 Vận dụng |
Cộng | |||||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||||||
KQ | TL | KQ | TL | KQ | TL | KQ | TL | ||
1. Tập hợp các số tự nhiên. |
C1,4: Biết khái niệm về tập hợp, phần tử của tập hợp. C2,3: Chỉ ra cặp số tự nhiên liền trước và liền sau, giá trị của chữ số trong một số tự nhiên |
C(9,10,11): Cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên. C21a,b: Thực hiện được cộng trừ nhân chia STN |
C21c: Vận dụng linh hoạt các phép tính trong N. |
||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
4(C1, 2, 3, 4) 1 10% |
|
3 (C9, 10, 11) 0,75 7,5% |
2/3 C21 1 10% |
|
1/3 C21 1 10% |
8
3,75 37,5% |
||
Thành tố NL |
C1, 2, 3, 4 – TD |
|
C9, 10, 11 – GQVĐ |
GQVĐ |
|
GQVĐ |
|
||
2. Tính chất chia hết trong tập hợp số tự nhiên |
C5,6: Biết được t/c chia hết của 1 tổng C7: Biết được thế nào là số nguyên tố. C8: Biết khái niệm ƯCLN |
C12. Hiểu cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố C13. Hiểu t/c chia hết của 1 tổng C14. Hiểu quy tắc tìm BCNN |
C22: Áp dụng quy tắc tìm ƯCLN vào giải bài toán thực tế. |
|
|||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
4(5, 6, 7, 8) 1 10% |
3 (12, 13, 14) 0,75 7,5% |
1 (C22) 1,5 15% |
|
1(C24) 0,5 5% |
9
3,75 37,5% |
|||
Thành tố NL |
TD |
C12,13:GQVĐ C14 TD |
TD-GQVĐ |
|
TD-GQVĐ |
|
|||
3. Một số hình phẳng trong thực tiễn.
|
C15. Biết được số đo góc trong tam giác cân. C16. Nhận biết được yếu tố trong hình vuông. C17,18: Biết công thức tính chu vi hình chữ nhật. Diện tích hình bình hành |
C19,20: Nắm được công thức tính diện tích hình thang và chu vi hình bình hành C23: Áp dụng công thức tính diện tích và chu vi hình chữ nhật để giải bài toán thực tế. |
|||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
4 (15,16, 17, 18) 1 10% |
2(C19, 20) 0,5 5% |
1(C23) 1 10% |
|
7
2,5 25% |
||||
Thành tố NL |
C15, 16: TD C17, 18: TD, MHH |
C19: GQVĐ C20: MHH-GQVĐ |
MHH-GQVĐ |
|
|
||||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % |
12
3 30% |
|
9 + 2/3
4 40% |
1+1/3
2,5 25% |
1
0,5 5% |
24
10 100% |
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6
I: Trắc nghiệm khách quan (4đ). Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Tập hợp P các số tự nhiên lớn hơn 6 có thể viết là.
A. P ={x ∈ N | x < 7}
B. C. P ={x ∈ N | x > 7}
B. P ={x ∈ N | x 7}
D. P ={x ∈ N | x 7}
Câu 2: Chữ số 5 trong số 2358 có giá trị là.
A. 5000
B. 500
C. 50
D. 5
Câu 3: Chỉ ra cặp số tự nhiên liền trước và liền sau của số 99.
A. (97; 98)
B. (98; 100)
C. (100; 101)
D. (97; 101)
Câu 4: Cho tập A={ 2; 3; 4; 5}. Phần tử nào sau đây thuộc tập A.
A. 1
B. 3
C. 7
D. 8
Câu 5: Tổng 15 + 30 chia hết cho số nào sau đây:
A. 2 và 3
B. 2 và 5
C. 3 và 5
D. 2; 3 và 5
Câu 6: Cho 18 ⁝ x và 7 ≤ x < 18 . Thì x có giá trị là:
A. 2
B. 3
C. 6
D. 9
Câu 7: Trong các số tự nhiên sau số nào là số nguyên tố
A. 16
B. 27
C. 2
D. 35
Câu 8: ƯCLN (3, 4) là:
A. 1
B. 3
C. 4
D. 12
Câu 9: Kết quả phép tính 13 – 5 + 3 là:
A. 11
B. 12
C. 8
D. 10
Câu 10: Kết quả phép tính 18: 32 . 2 là:
A. 18
B. 4
C. 1
D. 12
Câu 11: Kết quả phép tính 24 . 2 là:
A. 24
B. 23
C. 26
D. 25
Câu 12: Số 75 được phân tích ra thừa số nguyên tố là:
A. 2 . 3 . 5
B. 3 . 5 . 7
C. 3 . 52
D. 32 . 5
Câu 13: Cho x ∈ {5, 16, 25, 135} sao cho tổng 20 + 35 + x không chia hết cho 5. Thì x là:
A. 5
B. 16
C. 25
D. 135
Câu 14: BCNN của 2.33 và 3.5 là:
A. 2 . 33 . 5
B. 2 . 3 . 5
C. 3. 33
D. 33
Câu 15: Trong tam giác đều mỗi góc có số đo bằng:
A. 600
B. 450
C. 900
D. 300
Câu 16: Trong hình vuông có:
A. Hai cạnh đối bằng nhau
B. Hai đường chéo bằng nhau
C. Bốn cạnh bằng nhau
D. Hai đường chéo vuông góc
Câu 17:
Cho H.1. Công thức tính chu vi của hình chữ nhật là:
A. C = 4a
B. C = (a + b)
C. C = ab
D. 2(a + b)
Câu 18:
Cho H.2. Công thức tính diện tích của hình bình hành là:
A. S = ab
B. S = ah
C. S = bh
D. S = ah
Câu 19: Cho hình thoi, biết độ dài hai đường chéo là 2cm và 4cm. Thì diện tích hình thoi là:
A. 4
B. 6
C. 8
D. 2
Câu 20: Cho hình bình hành ABCD (H.3). Biết AB = 3cm, BC = 2cm
Chu vi của hình bình hành ABCD là:
A. 6
B. 10
C. 12
D. 5
II. Tự luận
Câu 21: Thực hiện phép tính
a) 125 + 70 + 375 +230
b) 49. 55 + 45.49
c)
Câu 22: Học sinh lớp 6A xếp thành 4; 5; 8 đều vừa đủ hàng. Hỏi số HS lớp 6A là bao nhiêu? Biết rằng số HS nhỏ hơn 45.
Câu 23: Mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng bằng 8m và diện tích bằng 120m2. Tính chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó?
Câu 24: Tìm tất cả các số tự nhiên n thoả mãn 5n + 14 chia hết cho n + 2?
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6
I. Trắc nghiệm: Từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu đúng 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
ĐA | D | C | B | B | C | D | C | A | A | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
ĐA | D | C | B | A | A | C | D | C | A | C |
II. Tự luận
Câu | Điểm | |
21 |
Thực hiện phép tính a) 125 + 70 + 375 +230 = (125 + 375) + (70 + 230) = 500 + 300 = 800 |
0,5 |
b) 49. 55 + 45.49 =49(55+45) =4900 |
0,5 |
|
c) |
1 |
|
22 |
||
Gọi số HS của lớp 6A là x (0<x<45) |
0,5 |
|
Vì x ⁝ 4, x ⁝ 5, x ⁝ 8 nên x∈ BC(4;5;8) |
0,5 |
|
BCNN(4;5;8) = 23.5 = 40 Do (0 < x < 45) nên số học sinh của lớp 6A là 40 HS |
0,5 |
|
23 |
Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật là: 120 : 8 = 15 m Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là: 2(8+15)= 46 m |
0,5 0,5 |
24 |
Với mọi n ta có n+2 ⁝ n+2n nên 5(n+2) =5n+10 ⁝ n+2 =>5n+14=5n+10+4 ⁝ n+2 khi 4 chia hết cho n+2 do đó n+2 thuộc Ư(4) ={1,2,4} Giải từng trường hợp ta được: n= 0;2 |
0,5 |
Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều
Bảng ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6
Chủ đề | Nội dung | Trắc nghiệm | Tự luận | ||||||
NB | TH | Tổng số câu | NB | TH | VD | VDC | Tổng số bài | ||
Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành |
Giới thiệu về khoa học tự nhiên |
Câu 1 |
Câu 2 |
2 |
|||||
Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành |
Câu 3,4,6 |
Câu 5 |
4 |
||||||
Các phép đo |
Đo chiều dài, khối lượng và thời gian |
Câu 7,9,10 |
Câu 8 |
4 |
Bài 1 (1,5 đ) |
1 |
|||
Đo nhiệt độ |
Câu 11,12 |
2 |
|||||||
Tế bào |
Tế bào- đơn vị cơ sở của sự sống |
Câu 13,15,16 |
Câu 14 |
4 |
|||||
Từ tế bào đến cơ thể |
Câu 17,18 |
2 |
Bài 2.a (1 đ) |
Bài 2.b (1 đ) |
Bài 2.c (0,5 đ) |
1 |
|||
Đa dạng thế giới sống |
Phân loại thế giới sống |
Câu 20 |
Câu 19 |
2 |
|
|
|
||
Khóa lưỡng phân |
Bài 3.a (1 đ) |
Bài 3.b (1 đ) |
1 |
||||||
Tỉ lệ % |
|
30% |
10% |
|
10% |
20% |
25% |
5% |
|
Điểm |
|
3 |
1 |
20 câu |
1 |
2 |
2,5 |
0,5 |
3 bài |
Bảng mô tả chi tiết câu hỏi đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6
Chủ đề |
Nội dung |
Câu/bài |
Mô tả |
Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành |
Giới thiệu về khoa học tự nhiên |
Câu 1 |
NB: biết các lĩnh vực của khoa học tự nhiên |
Câu 2 |
TH: hiểu vai trò của khoa học tự nhiên |
||
Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành |
Câu 3 |
NB: biết cách sử dụng kính lúp cầm tay |
|
Câu 4 |
NB: biết cách xử lí khi bị hóa chất dính vào người |
||
Câu 5 |
TH: hiểu đặc điểm của từng loại kính, lựa chọn loại kính phù hợp để quan sát tế bào |
||
Câu 6 |
NB: biết các nguyên tắc cần thực hiện để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành |
||
Các phép đo |
Đo chiều dài, khối lượng và thời gian |
Câu 7 |
NB: biết cách chọn dụng cụ để đo khối lượng |
Câu 8 |
TH: hiểu về giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất trên thước trong hình |
||
Câu 9 |
NB: biết cách ước lượng chiều dài của vật để lựa chọn thước đo phù hợp. |
||
Câu 10 |
NB: biết đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là giây. |
||
Đo nhiệt độ |
Câu 11 |
NB: biết nhiệt độ sôi của nước ở một nhiệt độ xác định |
|
Câu 12 |
NB: biết nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế thường dùng |
||
Tế bào |
Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống |
Câu 13 |
NB: biết các thành phần cấu tạo của tế bào |
Câu 14 |
TH: hiểu sự khác nhau của tế bào thực vật và động vật |
||
Câu 15 |
NB: biết kết quả của sự phân chia tế bào |
||
Câu 16 |
NB: biết cấu tạo của tế bào nhân thực |
||
Từ tế bào đến cơ thể |
Câu 17 |
NB: biết cấu tạo của sinh vật đơn bào |
|
Câu 18 |
NB: biết các cấp độ cấu trúc của cơ thể |
||
Đa dạng thế giới sống |
Phân loại thế giới sống |
Câu 19 |
TH: hiểu đặc điểm của các giới |
Câu 20 |
NB: biết các bậc phân loại từ thấp đến cao |
||
Các phép đo |
Đo chiều dài, khối lượng và thời gian Đo nhiệt độ |
Bài 1 |
VD: Vận dụng các kiến thức về các dụng cụ đo để lựa chọn các dụng cụ đo phù hợp với các phép đo thường dùng trong đời sống. |
Tế bào |
Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống |
Bài 2.a |
NB: Biết các thành phần cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của từng thành phần. |
Bài 2.b |
TH: Chỉ ra được điểm khác giữa tế bào thực vật với tế bào động vật. |
||
Bài 2.c |
VDC: vận dụng các kiến thức để giải thích được vì sao cơ thể thực vật không có bộ xương nhưng vẫn đứng vững. |
||
Đa dạng thế giới sống |
Khóa lưỡng phân |
Bài 3.a |
TH: dựa vào hiểu biết thực tế nêu được những điểm giống và khác nhau của các sinh vật về môi trường sống, khả năng di chuyển, số chân… |
Bài 3.b |
VD: Dựa vào những điểm giống và khác tìm được ở trên xây dựng được khóa lưỡng phân để phân chia được các sinh vật thành từng nhóm. |
Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6
PHÒNG GDĐT……… TRƯỜNG THCS……….. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 |
Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?
A. Vật lý học.
B. Hóa học và sinh học.
C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.
D. Lịch sử loài người.
Câu 2: Theo em, việc nghiên cứu sản xuất vacxin phòng Covid 19 thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?
A. Bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người.
B. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
C. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế
D. Bảo vệ môi trường.
Câu 3: Cách sử dụng kính lúp cầm tay là
A. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng rồi quan sát.
B. Đặt mặt kính lúp lên vật rồi quan sát.
C. Để mặt kính gần mẫu vật quan sát, mắt nhìn vào mặt kính và điều chỉnh khoảng cách sao cho nhìn rõ vật.
D. Đặt và cố định tiêu bản rồi quan sát. Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.
Câu 4: Nếu không may bị hoá chất rơi vào cơ thể hoặc quần áo thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì?
A. Đưa ngay ra trung tâm y tế cấp cứu.
B. Hô hấp nhân tạo.
C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép ngay vào vị trí đó.
D. Rửa sạch bằng nước ngay lập tức.
Câu 5: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?
A. Kính có độ.
B. Kính lúp cầm tay.
C. Kính hiển vi quang học.
D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.
Câu 6: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?
A. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội Quy phòng thực hành.
B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
C Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 7: Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào.
A. Thước đo.
B. Kính hiển vi.
C. Cân.
D. Kính lúp.
Câu 8: Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:
A. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
B. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm.
C. Giới hạn đo là 30 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
D. Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm
Câu 9: Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để
A. lựa chọn thước đo phù hợp.
B. đặt mắt đúng cách.
C. đọc kết quả đo chính xác.
D. đặt vật đo đúng cách.
Câu 10: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là
A. tuần.
B. ngày.
C. giây.
D. giờ.
Câu 11: Trong thang nhiệt độ Xen-xi-ớt, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là:
A. 1000C.
B. 00C.
C. 500C.
D. 780C.
Câu 12: Nhiệt kế(thường dùng) hoạt động dựa trên
A. sự nở vì nhiệt của chất rắn.
B. sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
C. sự nở vì nhiệt của chất khí.
D. cả 3 phương án trên
Câu 13: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào:
A. Màng tế bào.
B. Chất tế bào.
C. Nhân tế bào.
D. Vùng nhân.
Câu 14: Thành phần chỉ có trong tế bào thực vật:
A. Nhân.
B. Tế bào chất.
C. Màng sinh chất.
D. Lục lạp.
Câu 15: Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia một lần tạo thành số tế bào con là.
A. 4 tế bào con.
B. 6 tế bào con.
C. 2 tế bào con.
D. 3 tế bào con.
Câu 16. Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là
A. có thành tế bào.
B. có chất tế bào.
C. có nhân và các bào quan có màng.
D. có màng sinh chất.
Câu 17: Sinh vật đơn bào là sinh vật được cấu tạo từ
A. hàng trăm tế bào.
B. hàng nghìn tế bào.
C. một tế bào.
D. một số tế bào.
Câu 18: Các cấp độ cấu trúc của cơ thể lần lượt là
A. mô → tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
B. tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
C. tế bào → mô → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể.
D. cơ thể → cơ quan → hệ cơ quan → tế bào → mô.
Câu 19: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
A. Khởi sinh.
B. Nguyên sinh.
C. Nấm.
D. Thực vật.
Câu 20: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A. Loài -> Chi (giống) -> Họ -> Bộ -> Lớp ->Ngành -> Giới.
B. Chỉ (giống) -> Loài -> Họ -> Bộ -> Lớp -> Ngành -> Giới
C. Giới Ngành -> Lớp -> Bộ -> Họ -> Chi (giống) -> Loài.
D. Loài -> Chi (giống) -> Bộ -> Họ -> Lớp -> Ngành -> Giới.
Phần 2: Tự luận (6,0 điểm)
Bài 1: (1,5 điểm) Cho các dụng cụ sau: đồng hồ bấm giây, thước dây, kính lúp,kéo, búa, nhiệt kế y tế, thước kẻ, cốc đong, cân khối lượng, ống hút nhỏ giọt.
Bạn An thực hiện một số phép đo sau, em hãy giúp bạn bằng cách lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi phép đo sao cho thực hiện dễ dàng và cho kết quả chính xác nhất.
STT | Phép đo | Tên dụng cụ đo |
1 | Đo thân nhiệt(nhiệt cơ thể) | |
2 | Đo lượng nước cần pha sữa cho em hàng ngày | |
3 | Đo khối lượng cơ thể | |
4 | Đo diện tích lớp học | |
5 | Đo thời gian đun sôi một lít nước | |
6 | Đo chiều dài của quyển sách |
Bài 2: (2,5 điểm)
a, Nêu cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của từng thành phần ?
b, Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở điểm nào?
c, Vì sao cơ thể thực vật không có bộ xương như động vật nhưng vẫn đứng vững?
Bài 3: (2 điểm) Cho một số sinh vật sau: cây khế, con gà, con thỏ, con cá.
a. Em hãy xác định các đặc điểm giống và khác nhau ở những sinh vật trên.
b. Dựa vào các đặc điểm trên hãy xây dựng khoá lưỡng phân để phân chia các sinh vật trên thành từng nhóm?
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6
PHÒNG GDĐT ………… |
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM |
Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)
– Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm
– Đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | A | C | D | C | D | C | A | A | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | A | B | C | D | C | C | C | B | D | A |
Phần II. Tự luận (6,0 điểm)
Bài | Nội dung | Điểm | |||||||||||||||||||||
1 (1,5 điểm) |
Lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi phép đo
|
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
|||||||||||||||||||||
2
(2,5 điểm)
|
a. Cấu tạo của tế bào thực vật gồm: – Thành tế bào: giúp tế có hình dạng nhất định. – Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào. – Chất tế bào : có chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào. – Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. – Không bào trung tâm: chứa dịch tế bào. |
1 |
|||||||||||||||||||||
b. Khác với tế bào động vật, tế bào thực vật có thêm không bào trung tâm,thành tế bào và lục nạp là bào quan quang hợp. |
1 |
||||||||||||||||||||||
c. Vì thành tế bào thực vật được tạo nên từ một chất rất bền gọi là cellulose, đóng vai trò bảo vệ và nâng đỡ cơ thể thực vật. giúp thực vật có thể đứng vững. |
0,5 |
||||||||||||||||||||||
3 (2 điểm) |
|
1 |
|||||||||||||||||||||
b. Vẽ sơ đồ khóa lưỡng phân |
1 |
Chú ý:
- Học sinh làm cách khác đúng thì căn cứ vào hướng dẫn chấm để chia điểm và cho điểm tối đa.
- Cách làm tròn điểm toàn bài: Làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất.
Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều
Ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn GDCD sách Cánh diều
Cấp độ Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng |
TN | TN | TN | |||
Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ |
– Nhớ được khái niệm truyền thống của gia đình, dòng họ. và biết một số truyền thống của gia đình, dòng họ. |
– Xác định và đánh giá được các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ |
– Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện những vấn đề mới về tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ |
|
|
Số câu: |
5 |
8
|
|
4 |
17 |
Số điểm: |
1,6 |
2,56 |
|
1,28
|
5,44 |
Tỉ lệ: |
16% |
25,6% |
|
12,8% |
54,4% |
Yêu thương con người |
– Nhận biết được một số biểu hiện của lòng yêu thương con người và – Trình bày ược ý nghĩa của lòng yêu thương con người. |
– Xác định và đánh giá được các hành vi ,thái độ thể hiện tình yêu thương con người. |
– Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người |
|
|
Số câu: |
3
|
8
|
4 |
|
15 |
Số điểm: |
0,96
|
2,56 |
1,28
|
|
4,8 |
Tỉ lệ: |
9,6%
|
25,6% |
12,8% |
|
48% |
Tổng |
8 2,56 25,6% |
16 5,12 51,2% |
4 1,28 12,8%
|
4 1,28 12,8%
|
32 10 100% |
Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn GDCD
Câu 1. Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người?
A. Khoan dung.
B. Vô cảm
C. Nhỏ nhen.
D. Ích kỷ
Câu 2. Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ tạo ra và được
A. nhà nước ban hành và thực hiện.
B. mua bán, trao đổi trên thị trường.
C. truyền từ đời này sang đời khác.
D. đời sau bảo vệ nguyên trạng.
Câu 3. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp nhất cho con người, nhất là những lúc
A. mưu cầu lợi ích cá nhân.
B. gặp khó khăn và hoạn nạn.
C. cần đánh bóng tên tuổi.
D. vì mục đích vụ lợi
Câu 4. Người có lòng yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?
A. Mọi người xa lánh.
B. Mọi người yêu quý và kính trọng.
C. Mọi người kính nể và yêu quý.
D. Mọi người coi thường.
Câu 5. Trong cuộc sống, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?
A. Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh.
B. Thể hiện tính chuyên quyền, độc đoán.
C. Có nhiều tiền bạc và quyền lực.
D. Giữ gìn các tập tục mê tín dị đoan.
Câu 6. Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì?
A. Đức tính chăm chỉ, cần cù.
B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần kỷ luật.
D. Đức tính tiết kiệm.
Câu 7. Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của gia đình khi
A. tích cực học tập rèn luyện.
B. tham gia giữ gìn an ninh thôn xóm.
C. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.
D. tích cực lao động sản xuất.
Câu 8. Câu ca dao “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông” là nói đến truyền thống gì của nơi đây?
A. Học tập
B. Nghề nghiêp
C. Lao động
D. Đạo đức
Câu 9. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?
A. Hà chê nghề gốm truyền thống của gia đình là nghề lao đông vất vả, tầm thường.
B. Thanh cho rằng gia đình mình không có truyền thống tốt đẹp nào.
C. Bích rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống gia đình, dòng họ mình.
D. Thủy cho rằng dòng họ là những gì xa vời, không cần quan tâm lắm.
Câu 10. Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống lao động sản xuất của gia đình, dòng họ khi
A. tìm hiểu nghề truyền thống của gia đình.
B. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.
C. tự hào thành tích học tập của gia đình.
D. tích cực giúp đỡ người nghèo.
Câu 11. Người có hành vi nào dưới đây là thể hiện lòng yêu thương con người?
A. Nhắn tin ủng hộ quỹ vắc xin phòng bệnh.
B. Chia sẻ tin giả lên mạng xã hội.
C. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép.
D. Giúp đỡ tù nhân trốn trại.
Câu 12. Hành động nào dưới đây là trái với biểu hiện của yêu thương con người?
A. Quan tâm.
B. Vô cảm
C. Chia sẻ.
D. Giúp đỡ.
Câu 13. Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta không cần phải làm gì?
A. Sống trong sạch, lương thiện.
B. Đua đòi, ăn chơi.
C. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.
D. Chăm ngoan, học giỏi.
Câu 14. Câu tục ngữ nào khuyên chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?
A. Có đi có lại, mới toại lòng nhau
B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
C. Cá không ăn muối cá ươn
D. Giấy rách phải giữ lấy lề
Câu 15. Đối với các hành vi: Cố ý đánh người, giết người chúng ta cần phải làm gì ?
A. Không quan tâm.
B. Làm theo.
C. Lên án, tố cáo.
D. Nêu gương.
Câu 16. Gia đình Hoa luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc nam. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Yêu thương con cháu.
B. Quan tâm con cháu.
C. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
D. Giúp đỡ con cháu làm giàu.
Câu 17. Hành vi nào dưới đây không thể hiện lòng yêu thương con người?
A. Quan tâm tới người khác.
B. Cảm thông với người khó khăn.
C. Hi sinh vì người khác.
D. Thờ ơ khi người khác gặp nạn
Câu 18. Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống nhân ái của gia đình và dòng họ?
A. Sống trong sạch và lương thiện.
B. Tìm hiểu, lưu giữ nghề làm gốm.
C. Tích cực giúp đỡ người nghèo.
D. Quảng bá nghề truyền thống.
Câu 19. Cá nhân có hành vi quan tâm, giúp đỡ người khác đặc biệt là trong những lúc khó khăn hoạn nạn là biểu hiện của
A. yêu thương con người.
B. tự nhận thức bản thân.
C. tự chủ, tự lập
D. siêng năng, kiên trì.
Câu 20. Hành vi nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
A. Không coi thường danh dự của gia đình.
B. Tự hào về nghề truyền thống của gia đình.
C. Tự ti về thanh danh của gia đình mình.
D. Xóa bỏ các thói quen xấu của gia đình.
Câu 21. Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
A. Tự ti, che dấu và từ bỏ mọi thứ.
B. Chê bai, che giấu và xấu hổ.
C. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ.
D. Xấu hổ, xóa bỏ và từ chối làm.
Câu 22. Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
A. Quảng bá nghề truyền thống của gia đình.
B. Tự ti vì nghề truyền thống của gia đình.
C. Giữ gìn mọi hủ tục của gia đình.
D. Chê bai nghề truyền thống gia đình.
Câu 23. Học sinh thể hiện lòng yêu thương con người khi thực hiện tốt hành vi nào sau đây?
A. Quyên góp tiền giúp đỡ trẻ mồ côi.
B. Quảng bá nghề truyền thống.
C. Cho bạn nhìn bài trong khi thi.
D. Hỗ trợ đối tượng trộm cướp tài sản
Câu 24. Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?
A. Tinh thần đoàn kết.
B. Đức tính tiết kiệm.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Lòng yêu thương con người.
Câu 25. Việc làm nào dưới đây thể hiện học sinh thực hiện tốt lòng yêu thương con người?
A. Từ chối tố giác đối tượng phạm tội.
B. Chia sẻ hình ảnh bạn mình bị đánh lên mạng.
C. Che giấu việc bạn thân quay cóp bài.
D. Quyên góp sách ủng hộ học sinh vùng thiên tai lũ lụt.
Câu 26. Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
B. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.
C. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.
D. Trêu tức bạn.
Câu 27. Ông Nguyễn Văn Nghệ, nghệ nhân làng Vác đã nổi tiếng với nghề sản xuất lồng chim, ông đã kế thừa truyền thống của gia đình mình và đưa lồng chim làng Vác ra nhiều nơi trên thế giới. Việc làm trên của ông thể hiện điều gì?
A. Làm mất đi truyền thống tốt đẹp của gia đình
B. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình
C. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình
D. Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình
Câu 28. Vào cuối năm học dòng họ D lại tổ chức buổi tổng kết công tác khuyến học, khuyến tài. Trong buổi tổng kết, dòng họ đã tổ chức trao quà và thư động viên cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm này thể hiện việc
A. tạo hình ảnh để con cháu hãnh diện với các họ khác.
B. kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.
C. giải ngân tiền tài trợ của các nhà hảo tâm trong họ.
D. phô trương, hãnh diện cho mọi người trong làng biết .
Câu 29. Bố mẹ K đều là tiến sĩ và đảm đương những chức vụ quan trọng ở cơ quan. Vì vậy K rất hãnh diện với bạn bè. Cậu cho rằng bố mẹ mình thành đạt như vậy sau này thừa sức lo cho con cái, mình chẳng cần phải học hành làm gì cho vất vả. Suy nghĩ của K thể hiện thái độ chưa đúng trong việc
A. biết hưởng thụ cuộc sống hiện tại.
B. phát huy truyền thống gia đình.
C. biết ỷ nại vào vị thế của bố mẹ.
D. phát huy lợi thế của bố mẹ.
Câu 30. Vào lúc rảnh rỗi Mai thường sang nhà Vân dạy bạn Vân học vì bạn Vân là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn Mai là người như thế nào?
A. Là người có lòng yêu thương mọi người.
B. Là người trung thực
C. Là người có lòng tự trọng.
D. Là người sống giản dị.
Câu 31. Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì?
A. Lòng yêu thương mọi người.
B. Tinh thần đoàn kết.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Lòng trung thành.
Câu 32. Sinh ra trong một vùng quê nghèo khó trong tỉnh, bao đời nay, trong dòng họ của H chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Vì vậy khi được đề nghị giới thiệu về quê hương và dòng họ, bạn H cảm thấy rất tự ti và mặc cảm. Thái độ của H như trên là chưa thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?
A. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
B. Mặc cảm về truyến thống gia đình và dòng họ.
C. Xúc phạm truyền thống gia đình, dòng họ.
D. Tự ti về truyền thống gia đình và dòng họ.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn GDCD
* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,31 điểm.
Câu |
1A |
2C |
3D |
4B |
5A |
6B |
7A |
8B |
9C |
10A |
Câu |
11A |
12B |
13B |
14D |
15C |
16C |
17D |
18C |
19A |
20C |
Câu |
21C |
22A |
23A |
24D |
25D |
26B |
27B |
28B |
29B |
30A |
Câu |
31A |
32A |
Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học 6 sách Cánh diều
Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Tin học 6 sách Cánh diều
Cấp độ Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Cộng |
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG- 05 tiết |
– Thông tin thu nhận và xử lý thông tin – Máy tính trong hoạt động thông tin
|
– Lưu trữ và trao đổi thông tin |
. – Biểu diễn văn bản, hình ảnh, âm thanh trong máy tính |
– Dữ liệu trong máy tính |
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 0.5 5 |
2 1 10 |
3 1,5 15 |
||
CHỦ ĐỀ B. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET 3 tiết |
– Khái niệm và lợi ích của mạng máy tính |
– Các thành phần của mạng máy tính |
– Mạng có dây và mạng không dây |
||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 1 10 |
1 0,5 5 |
2 1,5 15 |
4 3 30 |
|
T. số câu T/số điểm Tỉ lệ % |
5 4 40 |
4 3 30 |
3 2 20 |
1 1 10 |
13 10 100 |
Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học 6
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)
Câu 1: Thông tin trong máy tính cần được biểu diễn dưới dạng
A. âm thanh
B. hình ảnh
C. dãy bit
D. văn bản
Câu 2: Dãy bit là dãy chỉ gồm
A. 0 và 1
B. 2 và 3
C. 4 và 5
D. 6 và 7
Câu 3: Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm các khối chức năng
A. Bộ xử lý trung tâm (CPU)
B. Bộ nhớ
C. Thiết bị vào/ra
D. Cả 3 đáp án A, B, C
Câu 4: Trong máy tính thông tin được biểu diễn như thế nào?
A. Thông tin được biểu diễn văn bản.
B. Thông tin được biểu diễn hình ảnh.
C. Thông tin được biểu diễn âm thanh.
D. Thông tin được biểu diễn dưới dạng dãy bit
Câu 5: Hoạt động thông tin của con người là:
A. Thu nhận thông tin
B. Xử lý, lưu trữ thông tin
C. Trao đổi thông tin
D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Ba dạng thông tin cơ bản của tin học là:
A. Văn bản, chữ viết, tiếng nói;
B. Văn bản, âm thanh, hình ảnh;
C. Các con số, hình ảnh, văn bản;
D. Âm thanh chữ viết, tiếng đàn piano.
Câu 7: Đâu là thiết bị nhập dữ liệu trong các thiết bị sau
A. bàn phím
B. chuột
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 8: Theo em máy tính có thể hỗ trợ trong những công việc gì?
A. Thực hiện các tính toán
B. Nếm thức ăn
C. Sờ bề mặt bàn
D. Ngửi mùi hương
Câu 9: Quá trình xử lí thông tin ba bước đó là:
A. Xử lí thông tin-xuất thông tin ra màn hình-in ra giấy;
B. Nhập thông tin-xử lí thông tin-xuất thông tin
C. Nhập thông tin-xuất thông tin-xử lí thông tin;
D. Xử lí thông tin-in ra giấy-sửa đổi thông tin
Câu 10: Đâu là các thiết bị nhập dữ liệu?
A. Màn hình cảm ứng, loa, máy in
B. Chuột, bàn phím, màn hình cảm ứng
C. Bàn phím, loa, máy in
D. Màn hình, máy in, bàn phím.
B. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)
Câu 1: (1.5 điểm) Thông tin là gì? Cho ví dụ?
Câu 2: (1 điểm) Em hãy trình bày ba thành phần của mạng máy tính.
Câu 3: (2,5 điểm) Hãy đổi các đơn vị đo lượng thông tin sau:
3 MB =………KB
2 MB=……GB
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Tin học 6
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đ/A | C | A | D | D | D | B | C | A | B | C |
B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: (1.5 điểm)
– Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện…) và về chính con người. (1 điểm)
– Ví dụ: Tiếng trống trường báo cho em biết đến giờ ra chơi hay vào lớp; tín hiệu xanh đỏ của đèn giao thông cho biết khi nào có thể qua đường,… (0.5 điểm)
Câu 2: (1,5 điểm)
+ Các máy tính và thiết bị có khả năng gửi và nhận thông tin qua mạng. (0,75 điểm)
+ Các thiết bị mạng có chức năng kết nối các máy tính với nhau. (0,75 điểm)
+ Những phần mềm giúp giao tiếp và truyền thông tin qua mạng. (0,5 điểm)
Câu 3: (2 điểm) Hãy đổi các đơn vị đo lượng thông tin sau :
Mỗi câu đúng được 1 đ
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 6 sách Cánh diều
Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6
I. Choose the odd one out.
1. A. parrot | B. snake | C. frog | D. sport |
2. A. football | B. favorite | C. baseball | D. Table tennis |
3. A. Who | B. This | C. That | D. Those |
4. A. bigger | B. smaller | C. higher | D. modern |
5. A. How many | B. Where | C. What | D. Than |
II. Choose the correct answer.
1. _______ students are there in your classroom?
A. How much
B. How many
C. How
D. Who
2. ______ are the fish? They are on the fish tank.
A. Who
B. When
C. Where
D. How much
3. The book is ________ the pen and the ruler.
A. between
B. near
C. next
D. opposite
4. Who is your _______ singer? – My favorite singer is Rosé.
A. best
B. favorite
C. worst
D. favour
5. Who’s your English teacher? _____ English teacher is Mrs. Hanh.
A. Mine
B. Your
C. Ours
D. My
III. Give the correct form of the word in brackets.
1. Ho Chi Minh city is _______ than Ha Noi (big)
2. My house is __________ than yours. (beautiful)
3. BTS ______ my favorite band. (be)
4. Linda loves _______ mountains. (climb)
5. Café and restaurant _____ my favorite places. (be)
Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6
I. Choose the odd one out.
1 – D; 2 – B; 3 – A; 4 – D; 5 – D;
II. Choose the correct answer.
1 – B; 2 – C; 3 – A; 4 – B; 5 – D;
III. Give the correct form of the word in brackets.
1. Ho Chi Minh city is ____bigger___ than Ha Noi (big)
2. My house is _____more beautiful_____ than yours. (beautiful)
3. BTS ____is__ my favorite band. (be)
4. Linda loves __climbing_____ mountains. (climb)
5. Café and restaurant __are___ my favorite places.
Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Cánh diều
Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN…… TRƯỜNG THCS……….
|
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I |
Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất cho những câu sau: (Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm)
Câu 1: Lịch sử là gì?
A. Là sự hiểu biết của con người về quá khứ.
B. Là những gì đã xảy ra trong quá khứ.
C. Là ghi chép lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra.
D. Là quá trình hình thành, phát triển của lịch sử tự nhiên.
Câu 2: Để dựng lại lịch sử, các nhà sử học cần
A. có tư liệu lịch sử.
B. có phòng thí nghiệm.
C. tham gia các chuyến đi điền dã.
D. tham gia vào các sự kiện.
Câu 3: Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh
A. Trái Đất.
B. Mặt Trời.
C. Sao Hỏa.
D. Sao Thiên vương.
Câu 4: Cách ngày nay 15 vạn năm là niên đại xuất hiện của
A. Vượn người.
B. Người tối cổ.
C. Người tinh khôn.
D. Bầy người nguyên thủy.
Câu 5: Ở Việt Nam, răng hóa thạch của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
A. Núi Đọ (Thanh Hóa).
B. An Khê (Gia Lai)
C. Xuân Lộc (Đồng Nai)
D. Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn)
Câu 6: Đâu là tổ chức xã hội đầu tiên của xã hội loài người?
A. Công xã.
B. Bầy người.
C. Thị tộc và bộ lạc.
D. Cộng đồng.
Câu 7: Con người phát hiện ra sắt vào khoảng thời gian nào?
A. Khoảng cuối TNK IV TCN
B. Khoảng cuối TNK III TCN
C. Khoảng đầu TNK II TCN
D. Khoảng cuối TNK II TCN
Câu 8: Công cụ bằng kim loại đầu tiên được con người phát hiện và chế tác là?
A. đồng thau
B. sắt
C. đồng đỏ
D. thép
Câu 9: Khi tìm hiểu khái niệm, đặc điểm phân bố của các hiện tượng địa lý người ta thường dùng mẫu câu hỏi:
A. cái gì, ở đâu?
B. vì sao?
C. như thế nào?
D. bao nhiêu?
Câu 10: Trong bản đồ, các loại khoáng sản thường được kí hiệu bằng:
A. Hình học
B. Chữ
C. Kí hiệu đường
D. Hình học và chữ
Câu 11: Việt Nam có đường kinh tuyến 105°Đ đi qua, Phi líp pin có đường kinh tuyến 120°Đ đi qua, vậy Phi líp pin nằm ở phía bên nào của Việt Nam?
A. Bắc
B. Nam
C. Tây
D. Đông
Câu 12: Trong các bản đồ địa hình, đường đồng mức là đường:
A. Nối các điểm có cùng một nhiệt độ
B. Nối các điểm có cùng một độ cao
C. Nối các điểm có cùng một độ sâu.
D. Nối các điểm có cùng một kiểu địa hình.
Phần II. Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Vì sao chúng ta phải học lịch sử?.
Câu 2 (1,5 điểm): Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy:
a. Trình bày vai trò của công cụ bằng kim loại đối với đời sống của con người trong xã hội nguyên thủy?
b. Em hãy liên hệ hiện nay nguyên liệu đồng còn được sử dụng để chế tạo những công cụ, vật dụng gì?
Câu 3 (2 điểm): Hoàn thành những thành tựu văn hóa của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại theo bảng sau:
Lĩnh vực |
Ai Cập |
Lưỡng Hà |
Lịch |
||
Chữ viết |
||
Toán học |
||
Kiến trúc |
Câu 4 (2 điểm):
a. Em hãy mô tả lại các bước để đo khoảng cách giữa 2 điểm trên bản đồ.
b. Biết bản đồ có ti lệ: 1:200 000, từ A đến B trên bản đồ dài 5 cm. Vậy từ A đến B trên thực tế dài bao nhiêu km
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6
Phân môn Lịch sử
Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi ý chọn đúng được 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
B |
A |
A |
C |
D |
B |
D |
C |
A |
D |
D |
B |
Phần II. Tự luận (7,0 điểm)
Câu |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
|||||||||||||||
Câu 1 (1,5 điểm) |
Nguyên nhân cần phải học lịch sử? – Học lịch sử giúp chúng ta hiểu biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước. – Lịch sử giúp chúng ta hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay – Học lịch sử giúp chúng ta đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai |
0,5 0,5 0,5 |
|||||||||||||||
Câu 2 (1,5 điểm) |
a. Vai trò của công cụ bằng kim loại đối với đời sống của con người trong xã hội nguyên thủy: – Sự xuất hiện của kim loại giúp con người có thể khai phá những vùng đất mới…Con người có thể làm ra một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên… – Nhờ có kim loại giúp đời sống văn hóa, tinh thần của con người ngày càng được nâng cao: con người biết dùng đồ trang sức như hoa tai, vòng tai, vòng cổ…bằng kim loại. b. Liên hệ hiện nay nguyên liệu đồng còn đượcc sử dụng để chế tạo những công cụ, vật dụng. HS liên hệ theo ý hiểu, tuy nhiên có thể nêu được những công cụ, vật dụng sau: Dây điện, lư đồng, nồi đồng, tượng thờ bằng đồng, trống đồng, kèn đồng… |
0,5 0,5 0.5 |
|||||||||||||||
Câu 3 ( 2 điểm) |
|
0.5 0.5 0.5 0.5 |
|||||||||||||||
Câu 4 ( 2 điểm) |
a.Tính khoảng cách trên bản đồ dựa vào tỉ lệ bản đồ theo thao tác: – Xác định vị trí 2 điểm cần đo – Dùng thước thẳng hoặc đặt 2 đầu compa vào 2 điểm cần đo để xác định khoảng cách trên bản đồ – Lấy khoảng cách của 2 điểm trên bản đồ nhân với tỉ lệ bản đồ b. – Bản đồ có ti lệ : 1:200 000 (Có nghĩa là 1cm trên bản đồ bằng 200 000cm:2km trên thực tế) – Từ A đến B trên bản đồ dài 5 cm – Từ A đến B trên thực tế dài là : 5x2km= 10km |
1 1 |
Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6
TT |
Chương/chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhân thức |
Tổng % điểm |
|||
Nhận biết (TNKQ) |
Thông hiểu (TL) |
Vận dụng (TL) |
Vận dụng cao (TL) |
||||
PHẦN LỊCH SỬ |
|||||||
1 |
Chương I: Vì sao cần học Lịch sử |
Lịch sử là gì? |
2TN |
||||
Thời gian trong lịch sử |
1TN |
1TL |
|||||
2 |
Chương II. Thời nguyên thủy |
Nguồn gốc loài người |
1TN |
||||
Xã hội nguyên thủy |
2TN |
||||||
Chuyển biến về kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thủy |
2TN |
1TL |
1TL |
||||
3 |
Chương III. Xã hội cổ đại |
Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại |
1TL |
||||
Tỉ lệ |
40% |
15% |
10% |
5% |
70% |
||
PHẦN ĐỊA LÍ |
|||||||
4 |
Chương I:Bản đồ |
Các câu hỏi chủ yếu khi học địa lí |
1TN |
||||
Các yếu tố cơ bản của bản đồ |
1TN |
1TN+ 1TL |
1TN+ 1TL |
||||
Tỉ lệ |
5% |
12,5% |
12,5% |
|
30% |
||
Tổng hợp phần Địa lí |
5% |
12,5% |
12,5% |
0 |
30% |
||
Tổng hợp chung |
45% |
27.5% |
22.5% |
5% |
100% |
Bản đặc tả đề kiểm tra giữa kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6
TT |
Chương/chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ cần kiểm tra, đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||
PHẦN LỊCH SỬ |
||||||||
1 |
Chương I: Vì sao cần học Lịch sử |
1. Lịch sử là gì?
|
Nhận biết – Trình bày được khái niệm lịch sử. – Trình bày được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu (tư liệu gốc, truyền miệng, hiện vật, chữ viết,…). – Trình bày được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu Thông hiểu – Lý giải nguyên nhân vì sao phải học lịch sử? |
2TN |
1TL |
|||
2. Thời gian trong lịch sử |
Nhận biết – Trình bày được khái niệm âm lịch trong lịch sử: |
1TN |
||||||
2 |
Chương II. Thời nguyên thủy |
1. Nguồn gốc loài người |
Nhận biết – Kể được tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam. – Nêu được quá trình tiến hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất. |
1 TN |
1 TL |
|||
2. Xã hội nguyên thuỷ |
Nhận biết – Trình bày được những nét chính về đời sống của người thời nguyên thuỷ (vật chất, tinh thần, tổ chức xã hội,…) trên Trái đất. – Nêu được đôi nét về đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam |
2 TN |
||||||
3. Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp và sự chuyển biến, phân hóa của xã hội nguyên thuỷ |
Nhận biết – Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp. Vận dụng thấp – Đánh giá được vai trò của kim loại đối với đời sống của con người trong xã hội nguyên thuỷ. Vận dụng cao – Liên hệ được những nguyên liệu đồng sử dụng để chế tạo những công cụ, vật dụng hiện nay. |
2 TN* |
1 TL(a) |
1TL (b) |
||||
|
Chương III: Xã hội cổ đại |
1. Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại |
Nhận biết – Nêu được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ai Cập và Lưỡng Hà
|
1TL |
||||
Số câu/loại câu |
|
8 câu TNKQ 1TL |
1 câu TL |
1 câu TL |
1 câu TL |
|||
Tỉ lệ % |
|
40% |
15 |
10 |
5 |
|||
PHẦN ĐỊA LÍ |
||||||||
3 |
Chương I:Bản đồ |
Các câu hỏi chủ yếu khi học địa lí |
Nhận biết – Nêu được các câu hỏi chủ yếu khi học địa lí |
1TN |
||||
Các yếu tố cơ bản của bản đồ |
Nhận biết – Nắm được các nội dung kiến thức về các yếu tố cơ bản của bản đồ Vận dụng thấp – Nắm được các thao tác đo khoảng cách giữa 2 điểm; – Tính được khoảng cách trên thực tế giữa 2 điểm |
1TN |
1TN+ 1TL |
1TN+ 1TL |
||||
Số câu/loại câu |
|
2 câu TNKQ |
1TN+ 1TL |
1TN+ 1TL |
||||
Tỉ lệ |
|
5% |
12,5% |
12,5% |
||||
Tổng |
45% |
27.5% |
22,5% |
5% |
Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Cánh diều
Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
PHÒNG GD&ĐT TP…… TRƯỜNG THCS…… |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆM 6
|
A. TRẮC NGHIỆM (3,5 điểm)
Câu 1: Những ý nào đúng cho những thay đổi của em bản thân em so với khi là học sinh tiểu học.
A. Những thay đổi về chiều cao, cân nặng, vóc dáng,giọng nói…
B. Những thay đổi của em chiều cao.
C. Những thay đổi trong ý thức trách nhiệm đối với học tập.
D. Không thay đổi
Câu 2: Những giá trị sau có đúng với bản thân em không?
A. Trung thực.
B. Nhân ái.
C. Trách nhiệm.
D Tất cả các ý trên.
Câu 3: Nếu mẹ em ốm, em nên thể hiện tình cảm với mẹ bằng cách nào?
A. Quan tâm chăm sóc mẹ
B. Đi tưới cây.
C. Dọn dẹp nhà cửa.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 4: Tình bạn tốt là
A. Giúp đỡ nhau trong học tập.
B. Cảm thông, chia sẻ, an ủi khi bạn gặp khó khăn.
C. Cả đáp án A và B
D. Thường xuyên tranh cãi và thiếu tôn trọng bạn
Câu 5: Những ý nào sau đây thể hiện mình đã lớn trong cuộc sống hàng ngày.
A.Tự giác học tập.
B. Nhường em nhỏ.
C. Tôn trọng bạn bè.
D. Tất cả các ý trên
Câu 6: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới?
A. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
B. Ích kỉ, không biết cảm thông, chia sẻ giúp đỡ bạn.
C. Chân thành, thiện ý với bạn.
D. Cởi mở, hòa đồng với bạn.
Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất
Dưới đây là cảm xúc của A khi bắt đầu làm quen với ngôi trường mới. Hãy cho biết cảm xúc nào không được A nhắc đến?
“Trong ngày đầu đến học ở một ngôi trường mới, em vừa hào hứng lại vừa vô cùng hồi hộp. Một mặt, em hào hứng vì bản thân đã lớn hơn, đã trải qua kì tuyển chọn để được vào trường THCS mà em mong muốn. Em cũng rất mong chờ được khám phá những tri thức và trải nghiệm mới mẻ với tư cách một học sinh của trường THCS Ngoại Ngữ. Mặt khác, vì đối diện với những điều mới mẻ, với thầy cô mới, với bạn bè mới, cách học tập khác lạ,… nên cũng khiến em lo lắng, hồi hộp không biết mình có phù hợp với môi trường ấy không.”
A. Hồi hộp
B. Hào hứng
C. Sợ hãi
D. Lo lắng.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6,5 điểm)
Câu 1 (1,5đ) Em hãy nêu được ít nhất 3 việc nên làm để điều chỉnh bản thân cho phù hợp với môi trường học tập mới?
Câu 2 (2đ) Em hãy nêu được ít nhất 4 sự thay đổi tích cực của bản thân so với khi còn là học sinh tiểu học?
Câu 3 (3đ) Tình huống: Tiết học Toán đã kết thúc mà Hưng vẫn cảm thấy chưa thấy rõ về nội dung đã học. Nếu là Hưng, em sẽ làm gì để hiểu rõ bài hơn?
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
PHÒNG GD&ĐT TP….. TRƯỜNG THCS…… |
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I |
A.Trắc nghiệm (Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Đáp án |
A |
D |
D |
C |
D |
B |
C |
B. Tự luận
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
3 việc làm nên để điều chỉnh bản thân Ví dụ: Tự ý thức học tập, tự dọn dẹp nhà cửa, tự giúp đỡ cha mẹ việc mình làm được….. |
Mỗi việc 0,5d |
2 |
4 sự thay đổi tích cực của bản thân Ví dụ: Chăm chỉ dậy sớm, học bài cũ về nhà, luôn luôn đeo khẩu trang…. |
Mỗi ý đúng được 0,5đ |
3 |
Nêu theo ý hiểu của mình. Xử lý tình huống tốt |
3đ |
* Hướng dẫn xếp loại:
- Bài đạt từ 5->10 xếp loại đạt (Đ)
- Bài dưới 5 xếp loại chưa đạt (CĐ)
…
>> Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều (9 môn) 45 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 6 (Có đáp án + Ma trận) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.