Bạn đang xem bài viết Những sai lầm hay mắc phải khi ăn hải sản tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ăn hải sản sống
Các loại hải sản đa phần đều chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, chúng chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao hơn 80 độ C.
Do đó bạn nên tránh ăn hải sản sống mà nên nấu chúng ở nhiệt độ cao khoảng 4-5 phút để chúng có thể tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn.
Hải sản có vỏ không còn tươi
Các loại hải sản có vỏ giáp như tôm, nghêu, sò, ốc, hến… thường mang nhiều mầm bệnh. Ngoài ra chúng phân giải Protein nhanh, do đó khi đã chết chúng nhanh chóng ươn, và trở thành “ổ vi khuẩn”, sản sinh rất nhiều loại độc tố nguy hiểm cho cơ thể.
Do đó, bạn chỉ nên mua tôm, cua, nghêu sò, … còn sống, hoặc vừa chết chưa lâu. Nên mua hải sản ở các cửa hàng uy tín.
Dùng hải sản chung với bia rượu
Các loại hải sản khi hấp thụ vào cơ thể sản sinh ra Acid uric – khi chúng dư thừa gây ra bệnh gout.
Nhiều bạn thích dùng hải sản kèm chút bia rượu hay thức uống có cồn, nhưng cồn tác động với hải sản làm Acid uric sản sinh nhanh và nhiều hơn, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng.
Dùng hải sản kèm với trái cây
Nhiều bạn có thói quen ăn trái cây khi đang ăn hải sản, thế nhưng hàm lượng cao Protein, Canxi từ hải sản kết hợp với Acid tannic từ trái cây hình thành Canxi không hòa tan.
Lượng Canxi không hòa tan này gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, do đó dễ gặp tình trạng khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, tệ hơn là ngộ độc thực phẩm.
Uống trà sau khi ăn hải sản
Lá trà giống như hoa quả – giàu Acid tannic. Uống trà ngay sau khi ăn hay uống trong lúc ăn hải sản đều không tốt. Như vậy cơ thể khó hấp thụ Protein và hình thành Canxi không hòa tan. Gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa, làm bạn đau bụng và tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
Tốt nhất bạn nên uống trà sau 2 giờ, sau khi ăn hải sản xong.
Hải sản đông lạnh
Với hải sản đông lạnh khi chế biến bạn lưu ý những điểm sau:
+ Rã đông trước khi chế biến và nấu chín thật kỹ.
+ Nên chế biến trong ngày sau khi mua về, nấu hải sản đông lạnh càng sớm càng tốt, không bảo quản lâu.
+ Hải sản đông lạnh dễ có Protein biến tính, không nên chế biến bằng cách luộc, hấp.
Hải sản và Vitamin C
Hợp chất Asen pentavalent có trong hải sản kết hợp với hàm lượng Vitamin C cao (khoảng hơn 500mg) từ những thực phẩm khác sẽ tạo thành Asen trioxide (thạch tín).
Do vậy bạn nên tránh chế biến hải sản cùng các thực phẩm có hàm lượng Vitamin C cao, cũng như không dùng chung với hoa quả, rau dưa muối chua.
Xem thêm: Ăn nhiều hải sản có tốt cho sức khỏe không?
Thông tin tham khảo: vov.vn
Những thói quen xấu bạn luôn nghĩ rằng chúng không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Bạn nên lưu ý và tránh lặp lại sai lầm nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình khi dùng hải sản.
Kinh nghiệm hay Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những sai lầm hay mắc phải khi ăn hải sản tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.