Bạn đang xem bài viết Soạn bài Tết đến rồi (trang 19) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 20 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn bài Tết đến rồi giúp các em học sinh lớp 2 nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc, viết, luyện tập và đọc mở rộng của Bài 4 chủ đề Vẻ đẹp quanh em SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 19, 20, 21, 22.
Qua đó, còn giúp các em biết cách phân biệt g/gh, s/x, uc/ut, mở rộng vốn từ ngày Tết, ôn tập dấu chấm, dấu chấm hỏi, viết thiệp chúc Tết. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Soạn bài phần Đọc – Bài 4: Tết đến rồi
Khởi động
Nói những điều em biết về Tết.
Gợi ý trả lời:
Tết là dịp bắt đầu cho một năm mới. Các loài hoa, loài cây đặc trưng cho ngày Tết thường là hoa đào, hoa mai, cây quất, hoa lan,…
Ngày Tết, người lớn thường tặng cho trẻ em những bao lì xì đỏ may mắn với mong ước các em luôn chăm ngoan, học giỏi, nghe lời ông bà bố mẹ, thầy cô, đoàn kết với bạn bè.
Trả lời câu hỏi
1. Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài:
2. Người ta dùng những gì để làm bánh chưng, bánh tét?
3. Người lớn mong ước điều gì khi tặng bao lì xì cho trẻ em?
4. Em thích những hoạt động nào của gia đình em trong dịp Tết?
Gợi ý trả lời:
1. Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài:
2. Giới thiệu chung về Tết
4. Nói về bánh chưng, bánh tét
- 2. Giới thiệu chung về Tết
- 4. Nói về bánh chưng, bánh tét
- 1. Nói về hoa mai, hoa đào
- 3. Hoạt động của mọi người trong dịp Tết.
3. Người lớn mong ước các em mạnh khỏe, giỏi giang khi tặng bao lì xì cho trẻ em.
4. Em thích hoạt động gói bánh chưng, đi mua hoa đào và bố mẹ tặng con cái bao lì xì của gia đình em trong dịp Tết.
Luyện tập theo văn bản đọc
1. Tìm trong bài những từ ngữ miêu tả:
a. Hoa mai
b. Hoa đào
2. Đặt một câu giới thiệu về loài hoa em thích
M: Đào là loài hoa đặc trưng cho Tết ở miền Bắc.
Gợi ý trả lời:
1. Tìm trong bài những từ ngữ miêu tả:
a. Hoa mai: rực rỡ sắc vàng.
b. Hoa đào: thường có màu hồng, xen lẫn lá xanh và nụ hồng chúm chím.
2. Hoa đào có 5 cánh, mỗi cánh hoa hơi khum khum lại, chụm vào nhau bảo vệ nụ hoa mỏng manh bên trong.
Soạn bài phần Viết – Bài 4: Tết đến rồi
Câu 1
Nghe – viết:
Tết đến rồi
Vào dịp Tết, các gia đình thường gói bánh chưng hoặc bánh tét. Người lớn thường tặng trẻ em những bao lì xì xinh xắn với mong ước các em mạnh khỏe, giỏi giang. Tết là dịp mọi người quây quần bên nhau và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp.
Câu 2
Chọn g hoặc gh thay cho ô vuông.
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ⬜é vào soi ⬜ương
(Theo Trần Đăng Khoa)
Gợi ý trả lời:
Thay vào ô vuông ta được câu như sau:
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Câu 3
Chọn a hoặc b.
a. Tìm tiếng ghép được với sinh hoặc xinh.
M: sinh: sinh sống
xinh: xinh đẹp
b. Tìm từ ngữ có tiếng chứa ut hoặc uc
M: uc: chúc mừng
ut: sút bóng
Gợi ý trả lời:
Chọn a:
a. Tìm tiếng ghép được với sinh hoặc xinh.
- sinh: sinh sản, sinh vật
- xinh: xinh xắn
Soạn bài phần Luyện tập – Bài 4: Tết đến rồi
Luyện từ và câu
1. Quan sát tranh và thực hiện các yêu cầu:
a. Tìm từ ngữ chỉ sự vật
M: lá dong
b. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động
M: lau lá dong
c. Sắp xếp các hoạt động theo trình tự của việc làm bánh chưng
2. Hỏi – đáp về việc thường làm trong dịp Tết. Viết vào vở một câu hỏi và một câu trả lời
M: – Bạn thường làm gì vào dịp Tết?
– Vào dịp Tết, mình thường đi thăm họ hàng.
Gợi ý trả lời:
1. Quan sát tranh và thực hiện các yêu cầu:
a. Từ ngữ chỉ sự vật: lá dong, cái nồi, bếp củi, cái nong, cái bát, gạo, đỗ xanh.
b. Từ ngữ chỉ hoạt động: lau lá dong, gói bánh, rửa lá dong, trông bếp củi.
c. Sắp xếp các hoạt động theo trình tự của việc làm bánh chưng: 3-4-1-5-2
2. Hỏi – đáp về việc thường làm trong dịp Tết. Viết vào vở một câu hỏi và một câu trả lời
– Bạn thường làm gì vào dịp Tết?
Vào dịp Tết, mình thường theo mẹ đi lễ đền chùa.
– Trước Tết bạn thường làm gì?
Tớ dọn nhà cùng mẹ, đi mua hoa đào cùng bố.
– Ngày mùng 1 Tết, bạn thường đi đâu?
Tớ cùng bố mẹ đi chúc Tết ông bà.
Luyện viết đoạn
1. Đọc các tấm thiệp dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Mỗi tấm thiệp trên là của ai viết gửi đến ai?
b. Mỗi tấm thiệp đó được viết trong dịp nào?
c. Người viết chúc điều gì?
2. Em hãy viết một tấm thiệp chúc Tết gửi cho một người bạn hoặc người thân ở xa.
Trả lời câu hỏi:
1. Trả lời câu hỏi như sau:
a. Mỗi tấm thiệp (theo thứ tự từ trái sang phải):
- Tấm thiệp 1: Của cháu gửi đến ông bà
- Tấm thiệp 2: Của con gửi đến bố mẹ
b. Mỗi tấm thiệp đó được viết trong dịp Tết nguyên đán.
c. Người viết chúc “ông bà luôn mạnh khỏe, vui vẻ”, chúc “bố mẹ mọi điều tốt đẹp”
2. Viết một tấm thiệp chúc Tết gửi cho một người bạn hoặc người thân ở xa:
Mẫu 1:
Nhân dịp Tết Nguyên Đán, tớ chúc Phương Thảo luôn mạnh khỏe, vui vẻ và học tập tốt nhé!
Bạn của cậu – Thùy Dung
Mẫu 2:
Nhân dịp năm mới 2023, tớ chúc bạn luôn xinh đẹp, học giỏi, chăm ngoan, đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong học tập. Hẹn một ngày sớm được gặp lại bạn.
Bạn thân – Lâm Nhi
Soạn bài phần Đọc mở rộng – Bài 4: Tết đến rồi
1. Tìm đọc một bài thơ hoặc một câu chuyện về ngày Tết.
2. Chia sẻ với các bạn câu thơ hay trong bài thơ hoặc điều em thích trong câu chuyện.
Gợi ý trả lời:
1. Một bài thơ về ngày Tết:
Tết đang vào nhà (Nguyễn Hồng Kiên)
Hoa đào trước ngõ
Cười tươi sáng hồng
Hoa mai trong vườn
Lung linh cánh trắng
Sân nhà đầy nắng
Mẹ phơi áo hoa
Em dán tranh gà
Ông treo câu đối
Tết đang vào nhà
Sắp thêm một tuổi
Đất trời nở hoa.
2. Chia sẻ với các bạn câu thơ hay trong bài thơ:
Hoa đào trước ngõ
Cười tươi sáng hồng
Hoa mai trong vườn
Lung linh cánh trắng
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Tết đến rồi (trang 19) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 20 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.