Bạn đang xem bài viết Lịch sử 10 Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ – trung đại Soạn Sử 10 trang 34 sách Chân trời sáng tạo tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn Sử 10 Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ trung đại sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 34→43 thuộc chương 2: Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ trung đại.
Lịch sử 10 Bài 7 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài Văn minh Trung Hoa cổ trung đại chương 2 trong sách giáo khoa Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Sử 10 Bài 7 trang 34 mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Trả lời câu hỏi nội dung Lịch sử 10 Bài 7
I. Cơ sở hình thành
1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
Nền văn minh Trung Hoa cổ – trung đại hình thành trên cơ sở điều kiện tự nhiên nào?
Trả lời
Điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ – trung đại:
– Trung Quốc nằm ở phía đông châu Á, địa hình có nhiều núi và cao nguyên.
– Nằm ở phía đông lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang tạo nên những đồng bằng rộng, màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
– Phần lớn lãnh thổ có khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới; phía đông thuộc khí hậu gió mùa, mưa nhiều vào mùa hạ.
2. Sự phát triển kinh tế
Văn minh Trung Hoa cổ – trung đại có phải là nền văn minh nông nghiệp không? Vì sao? Theo em, Hình 7.2 nói lên điều gì?
Trả lời
Văn minh Trung Hoa cổ – trung đại là nền văn minh nông nghiệp.
* Giải thích: Người Hoa Hạ biết trồng các loại cây: lúa, mì, kê, đay,…Công cụ sản xuất làm bằng gỗ, đá,… Thời Thương và Tây Chu, công cụ đồng thau phổ biến. Đến thời Chiến quốc, công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi.
=> Những tiến bộ về kĩ thuật sản xuất và trị thủy đã thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng đã thúc đẩy kinh tế thương nghiệp phát triển.
– Ý nghĩa Hình 7.2: con người đã ứng dụng nhiều kĩ thuật hơn để phát triển nông nghiệp.
Biết thuần dưỡng động vật để phục vụ sản xuất.
Con người đã biết sử dụng sức kéo của trâu, bò trong cày ruộng, sản xuất nông nghiệp.
3. Điều kiện chính trị xã hội
Điều kiện chính trị xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ – trung đại.
Trả lời
Ảnh hưởng của điều kiện chính trị xã hội đến sự hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ – trung đại:
Khoảng TK XXI TCN, cư dân ở lưu vực sông Hoàng Hà bước vào thời kì tan rã của chế độ công xã nguyên thủy. => Hình thành xã hội có phân hóa giai cấp và nhà nước.
Trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu, tổ chức bộ máy nhà nước được từng bước xây dựng và phát triển theo mô hình quân chủ chuyên chế. Từ thời Chu, do chế độ phân phong cho tôn thất và công thần, trên lãnh thổ Trung Quốc hình thành rất nhiều nước nhỏ (chư hầu của nhà Chu). Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng đánh bại 6 nước, thống nhất Trung Quốc. Thiết chế nhà nước quân chủ chuyên chế tiếp tục được xây dựng và củng cố qua các triều đại từ Tần cho đến Minh, Thanh.
Thời Hạ, Thương, Chu, cơ cấu xã hội Trung Quốc bao gồm vua, quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô lệ. Từ thời Tần trở đi, xã hội Trung Quốc bao gồm vua quan, địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Trong đó, nông dân là giai cấp đông đảo nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp.
II. Thành tựu văn minh tiêu biểu
- Chữ viết
- Văn học
- Khoa học kĩ thuật
Giải Luyện tập, vận dụng Sử 10 Bài 7 Chân trời sáng tạo
Luyện tập
Lập bảng thống kê thành tựu cơ bản của văn minh Trung Hoa cổ – trung đại và nên ý nghĩa của những thành tựu đó.
Gợi ý đáp án
Thành tựu |
Ý nghĩa |
Chữ viết: Từ thời nhà Thương (thế kỉ XVI-XII TCN), người Trung Quốc đã sáng tạo ra loại chữ tượng hình, được khắc trên mai rùa, xương thú (giáp cốt). |
Đây là thành tựu đặt nền tảng cho sự phát triển chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn học nghệ thuật của văn minh Trung Hoa. |
Văn học: Có nhiều thể loại như thơ, ca, từ, phú, kịch. Sang thời Trung Đại, văn học ngày càng phong phú. Thơ đường là đỉnh cao của nghệ thuật thơ ca Trung Quốc, phản ánh mọi mặt của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ. |
Ảnh hưởng đến văn học của nhiều trong đó có văn học Việt Nam. Nhiều tác phẩm còn nguyên giá trị đến bây giờ. |
Sử học: Những tác phẩm tiêu biểu như sách Xuân Thu, Tả truyện, sử kí của Tư Mã Thiên,… |
Là những bộ sử liệu có giá trị lớn về lịch sử và tư tưởng của Trung Quốc. |
Khoa học kĩ thuật: Toán học: đề cập đến phương pháp khai căn bậc 2, căn bậc 3, số âm, số dương, tìm ra số pi,… Thiên văn học và lịch pháp: tạo ra lịch, ghi chép về hiện tượng thời tiết, khí hậu, nhật thực, nguyệt thực. Y học: Các bộ sách y dược nổi tiếng như Hoàng đế nội kinh, Thần nông bản thảo kinh,…. Các phát minh kĩ thuật: làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, la bàn. |
Được hoàn thiện, sử dụng cho đến ngày nay. |
Nghệ thuật: Kiến trúc: Tiêu biểu có kinh đô Trường An, Vạn Lý Trường Thành, Lăng Ly Sơn, chùa Phật Quang (Ngũ Đài Sơn), Cố cung Bắc Sơn, Thiên Đài, Di Hoa Viên, Thập Tam Lăng. Điêu khắc: Nghệ thuật chạm trổ trên ngọc và đá quý đươc xem là nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa. Hội họa: Phong phú, đa dạng với các đề tài về đời sống cung đình, tôn giáo, phong cảnh, con người, chim, thú, hoa, lá, sinh hoạt dân gian,… Âm nhạc: Trung Quốc được mệnh danh là đất nước của nhạc lễ. Kinh Thi là bộ thơ ca ra đời sớm. Nhạc vũ, ca vũ, hí khúc cũng rất phát triển. |
Góp phần quan trọng vào sự phát triển văn hóa nghệ thuật truyền thống Trung Quốc. |
Tư tưởng tôn giáo: Các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành; Nho gia; Pháp gia; Mặc gia; Đạo gia và đạo giáo. |
Nho gia tở thành tư tưởng chính thống của chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc kéo dài hơn 2 000 năm. |
Vận dụng
Em hãy chọn một trong bốn đại phát minh kĩ thuật của Trung Quốc cổ – trung đại và soạn một bài thuyết trình về tầm quan trọng của phát minh đó với sự phát triển của lịch sử nhân loại.
Gợi ý đáp án
KỸ THUẬT IN
Nghề in (印刷术) bắt nguồn từ thói quen kí tên bằng con dấu của người Trung Hoa cổ đại. Người Trung Quốc xưa khi sử dụng con dấu vẫn phải bôi lên mặt con dấu một lớp mực in. Từ đó, họ khắc những con chữ lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu, rồi phủ một lớp mực mỏng lên bề mặt tấm gỗ, đặt tờ giấy lên, dùng gạt, gạt nhẹ lên trên tờ giấy. Thời Tống chuyển sang kĩ thuật in chữ, khắc trên đất sét rồi đem nung, trong khi châu Âu đến thế kỉ XV kĩ thuật in chữ mới ra đời.
Từ giữa thế kỷ VII kĩ thuật in giấy đã xuất hiện. Khi mới ra đời là in bằng ván sau đó có một người dân tên Tất Thăng đã phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung đã hạn chế được nhược điểm của cách in bằng ván. Tuy nhiên cách in này vẫn còn hạn chế nhất định: chữ hay mòn, khó tô mực. Sau đó đã có một số người tiến hành cải tiến nhưng ko được, đến thời Nguyên, vương Trinh mới cải tiến thành công việc dùng chữ rời bằng gỗ.
Từ khi ra đời kĩ thuật in cũng đã được truyền bá rộng rãi ra các nước khác trê thế giới. Cho đến năm 1448, Gutenbe người Đức đã dùng chữ rời bằng kim loại, nó đã làm cơ sở cho việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay. Việc truyền bá công nghệ in sang châu Âu đã thúc đẩy quá trình phát triển xã hội ở đây và tạo điều kiện cho sự xuất hiện của thời kỳ Phục hưng. Các Mác gọi việc phát minh ra kỹ thuật in ấn, thuốc súng và la bàn là “điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự phát triển của giai cấp tư sản”.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lịch sử 10 Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ – trung đại Soạn Sử 10 trang 34 sách Chân trời sáng tạo tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.