Bạn đang xem bài viết 10 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) mẹ bầu cần biết để đón con tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mặc dù sau khi đi khám thai mẹ bầu đã được bác sĩ cho biết ngày dự sinh. Tuy nhiên mẹ bầu vẫn không khỏi lo lắng việc sinh nở khó theo kế hoạch và không biết bé yêu sẽ chào đời khi nào. Chỉ cần nhận thấy 1 trong 10 dấu hiệu dưới đây thì mẹ bầu hãy luôn ở trong tư thế sẵn sàng vì chẳng bao lâu nữa mẹ sẽ được gặp “thiên thần” của mình.
Tham khảo thêm: Dấu hiệu mang thai giả: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
10 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) thường gặp
Sa bụng, bụng bầu tụt xuống
Vào giai đoạn cuối thai kỳ, nếu như bạn thấy vị trí bụng bầu của mình có sự thay đổi đó là có xu hướng tụt xuống dưới thì bạn hãy chú ý nhé vì đó có thể là dấu hiệu dự báo bạn sắp sinh em bé, thông thường dấu hiệu này thường xuất hiện trước vài tuần hay vài giờ trước khi chuyển dạ. Kèm theo dấu hiệu sa bụng là dấu hiệu bạn đi tiểu nhiều lần hơn, thai nhi không còn chèn ép phổi nên bạn cũng thấy dễ thở hơn.
Các cơn co thắt chuyển dạ
Trong quá trình mang thai thỉnh thoảng có thể bạn sẽ thấy xuất hiện các cơn co thắt tử cung, tuy nhiên nó xuất hiện thưa thớt. Còn nếu như bạn thấy cơn co thắt xuất hiện mau hơn khoảng 5 – 7 phút sẽ có một cơn co kéo dài từ 30 giây đến 1 phút, mạnh hơn khiến bạn cảm thấy đau, khó chịu và không giảm dù bạn đã thay đổi tư thế, điều này có thể thấy đây là cơn co thắt báo hiệu bạn đang chuyển dạ và sắp sinh.
Dịch nhầy cổ tử cung thay đổi
Vào khoảng tuần 37 – 40 trong thai kỳ, bạn sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn, nhớt hơn. Tuy nhiên kề cận ngày sinh, bạn sẽ thấy xuất hiện dịch nhầy có màu trong suốt, sậm màu, màu hồng hoặc có một ít máu thì rất có thể bạn sẽ sinh em bé trong một vài giờ tới. Cũng có nhiều thai phụ có dấu hiệu thay đổi dịch nhầy nhưng phải chờ đến 1 đến 2 tuần sau đó mới thực sự chuyển dạ và sinh em bé. Nhưng tóm lại khi có sự thay đổi dịch nhầy ở cổ tử cung thì bạn hãy luôn chuẩn bị ở tư thế sẵn sàng có thể đi sinh em bé bất cứ lúc nào.
Lưu ý là nếu dịch nhầy chứa nhiều máu (gần giống như khi bạn có kinh) là một dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm, bạn cần phải đến bệnh viện ngay.
Cổ tử cung giãn nở là một triệu chứng sắp sinh
Khi bạn sắp chuyển dạ cổ tử cung sẽ giãn nở ra và mỏng đi trước vài ngày hoặc một tuần để “dọn đường” để cho bé yêu ra đời. Dấu hiệu được xem là bạn sắp sinh đó là cổ tử cung phải mở khoảng 10 cm. Thông thường khi bạn đi khám thai bác sĩ sẽ kiểm tra âm đạo, thăm khám, đo lường cổ tử cung để biết bạn sắp sinh hay chưa, từ đó đưa ra lời khuyên để bạn có sự chuẩn bị.
Tiêu chảy
Tiêu chảy thai kỳ là hiện tượng thường gặp ở bà mẹ mang thai, nhưng khi sắp đến ngày sinh em bé, tiêu chảy cũng là dấu hiệu dễ dàng nhận biết là bé yêu của bạn sắp chuẩn bị chào đời. Lý do là vì khi gần sinh để tạo thuận lợi cho sự ra đời của em bé thì cơ thể mẹ sẽ tiết ra các hormon, chính các hormon này gây kích thích ruột của bạn hoạt động thường xuyên hơn, khiến bạn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Đây cũng là hiện tượng bình thường nên mẹ cũng không cần quá lo lắng, cần tăng cường uống nước để tránh bị mất nước.
Trong trường hợp mẹ bị tiêu chảy nặng thì cần phải thăm khám bác sĩ để được tư vấn.
Giảm cân hoặc ngừng tăng cân
Thông thường các mẹ sẽ thấy ở cuối thai kỳ thì cân nặng của mẹ sẽ ổn định đôi khi có xu hướng giảm, nguyên nhân có thể là do lượng nước ối giảm đi, chuẩn bị cho em bé chào đời.
Cảm thấy mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn
Càng đến gần ngày sinh em bé càng lớn, mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn. Không những thế bụng bầu to chèn ép lên bàng quang khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị mất ngủ do vậy để dưỡng sức chuẩn bị sinh em bé mẹ hãy tranh thủ chợp mắt bất cứ khi nào cảm thấy buồn ngủ.
Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn
Những cơn chuột rút xuất hiện thường xuyên hơn, tình trạng đau mỏi vùng lưng hoặc hai bên háng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn cũng là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết rằng mẹ sắp sinh em bé. Nguyên nhân là do các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra chuẩn bị cho thai nhi ra đời.
Giãn khớp
Khi bạn chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh nở bạn sẽ thấy: dây chằng giữa các khớp xương sẽ trở nên mềm hơn, các khớp xương trở nên linh hoạt hơn mục đích là để giúp khung xương chậu mở rộng và tạo điều kiện cho quá trình chuyển dạ được thuận lợi.
Vỡ nước ối
Như bạn đã biết thai nhi phát triển trong một túi chất lỏng bảo vệ gọi là túi ối. Khi mà túi ối vỡ điều này cũng đồng nghĩa với việc bé yêu sắp chào đời. Nhưng không phải ai cũng có dấu hiệu này, theo các nghiên cứu thì chỉ có khoảng 8–10% thai phụ vỡ ối trước khi sinh.
Trong trường hợp nếu bạn thấy vỡ ối, bạn cần ghi lại thời gian vỡ ối, lượng nước ối, màu sắc của nước ối và đến bệnh viện ngay, có những người có thể sinh con sau vài giờ vỡ ối, nhưng cũng có người thời gian chuyển dạ sẽ lâu hơn thế.
Tham khảo thêm: Dấu hiệu sinh con trai: Giải mã lời đồn và sự thật cần biết
Cách giảm đau do dấu hiệu sắp sinh gây ra
Để giảm đau do các cơn thắt cơ bụng khi có dấu hiệu sắp sinh, bà bầu có thể tham khảo các cách sau:
-
Đi dạo nhẹ nhàng
-
Giải trí bằng một bộ phim hài
-
Massage cơ thể nhẹ nhàng
-
Trò chuyện cùng người thân, bạn bè để quên đi cảm giác khó chịu
-
Tắm nước ấm
-
Cố gắng ngủ đủ giấc để có sức trong quá trình sinh con
Khi có dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên làm gì?
Gọi điện thoại cho người thân hoặc trung tâm cấp cứu
Khi có dấu hiệu chuyển dạ hay đau thắt tử cung mà sản phụ đang ở một mình, việc đầu tiên bạn nên làm là gọi cho người thân, gia đình, bạn bè.
Đặc biệt, nếu cơn gò đang quá mạnh gây đau rút cho sản phụ thì nên gọi ngay đến trung tâm cấp cứu 115.
Ăn nhẹ để lót dạ
Việc ăn nhẹ khi chuyển dạ sẽ giúp bạn dễ tiêu hóa hơn, bên cạnh đó, việc ăn uống đủ và đúng sẽ giúp sản phụ có sức cho việc chuyển dạ và sinh con sắp tới.
Thư giãn, vận động nhẹ nhàng
Việc thư giãn, hít thở hay vận động nhẹ hàng sẽ giúp các cơn gò chuyển dạ đều và đỡ đau hơn. Bên cạnh đó, việc thư giãn tâm lý và vận động nhẹ sẽ truyền oxy cho em bé nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh con diễn ra nhanh hơn.
Khi nào nên vào bệnh viện khi có dấu hiệu sắp sinh
Khi nhận thấy một số dấu hiệu dưới đây khi chuyển dạ hay sắp sinh thì sản phụ cần phải đến bệnh viện ngay lập tức:
-
Âm đạo ra dịch màu đỏ hồng hay đỏ tươi (Màu bình thường là nâu hoặc hồng)
-
Vỡ nước ối có màu xanh hay nâu. Đây là dấu hiệu phân su của em bé và có thể gây nguy hiểm nếu em bé hít phải.
-
Mờ mắt, đau đầu, song thị hoặc bị phù nề – đây là những dấu hiệu của bệnh tiền sản giật, đặc trưng của việc cao huyết áp thai kỳ.
Những việc mẹ bầu nên làm trước khi sinh con 2 ngày
Không nên đi xa
Vào những ngày sắp sinh, đặc biệt là trước khi sinh 2 ngày, mẹ bầu không nên đi xa vì có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Thêm vào đó, việc di chuyển xa dưới khói bụi, kèn xe,… cũng không tốt cho mẹ và bé.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Mẹ bầu nên đi dạo nhẹ nhàng, đọc sách và thư giãn cho bản thân được thoải mái nhất có thể, không nên vận động mạnh vì phải để sức trong lúc sinh con nhé.
Không được thức khuya
Việc thức khuya kèm theo lướt mạng xã hội hay internet sẽ không tốt cho cả mẹ và bé, đặc biệt là sóng bức xạ từ các thiết bị điện tử. Do đó, mẹ bầu những ngày gần sinh nên ngủ sớm, không thức khuya để có sức lúc sinh con nhé.
Nằm nghiêng sang trái khi ngủ
Nằm nghiêng sang trái giúp máu huyết lưu thông dễ dàng đến thai nhi, mẹ bầu cũng nên tránh nằm sấp hoặc nằm ngửa đều không tốt, dễ gây áp lực lên bụng.
Chuẩn bị vật dụng cần thiết
Các loại hồ sơ, giấy tờ, vật dụng cho mẹ và bé lúc sinh cần được chuẩn bị sẵn sàng trước ngày dự sinh ít nhất 2 ngày để tránh việc quên khi tới cận giờ sinh.
Chuẩn bị sẵn sàng tâm lý
Thời gian này mẹ bầu có lẽ sẽ dễ gặp những tình trạng như co thắt bụng và đau bụng nhẹ,… do đó, mẹ bầu hãy tìm hiểu các phương pháp hít thở cũng như chuẩn bị sẵn tâm lý cho quá trình sinh nở nhé.
Tham khảo thêm: Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung: Nguyên nhân, phòng tránh
Các câu hỏi thường gặp về dấu hiệu sắp sinh
Đau đẻ có giống đau bụng kinh hay đi ngoài không?
Thực tế, đau đẻ có biểu hiện gần giống với đau bụng kinh hay đi ngoài, tuy nhiên đau đẻ có tần suất nhiều hơn, khó chịu hơn. Đặc biệt, phần lưng, hông và bụng dưới sẽ có mức độ đau tăng mạnh do em bé đè lên dây thần kinh trong tử cung.
Buồn nôn có phải dấu hiệu chuyển dạ?
Buồn nôn cũng là dấu hiệu chuyển dạ. Ở tam cá nguyệt thứ 3, khi xuất hiện triệu chứng bụng cồn cào và hay nôn khao cũng là dấu hiệu sắp sinh. Nguyên nhân của tình trạng này là theo sự phát triển của em bé khiến tử cung chèn vào đường tiêu hóa gây buồn nôn.
Làm gì khi gần tới ngày “lâm bồn” mà không có dấu hiệu chuyển dạ?
Ngày lâm bồn là ngày được bác sĩ dự kiến em bé sẽ chào đời, dù vậy, không phải em bé nào cũng sẽ ra đời đúng ngày dự sinh. Khi gần đến ngày lâm bồn mà bạn không có dấu hiệu chuyển dạ thì cần đi thăm khám bác sĩ, kiểm tra tim thai, nước ối, nhau thai,… để kịp thời phát hiện nếu có bất thường.
Để an toàn hơn, từ tuần thai 40, nếu đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì mẹ bầu nên đi khám thai 2-3 ngày/ lần.
Tham khảo: 10 dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết sau tuần đầu tiên quan hệ
Trên đây là 10 dấu hiệu sắp sinh và những điều mẹ cần chuẩn bị trước giúp cho quá trình sinh con được an toàn, khỏe mạnh. Chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 10 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) mẹ bầu cần biết để đón con tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.