Bạn đang xem bài viết Màn hình POLED là gì? Cấu tạo và đặc điểm của màn hình POLED tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chúng ta đã quen với các dạng màn hình như: LED, OLED hay AMOLED trên các thiết bị điện thoại, máy tính bảng, laptop,… Tuy nhiên, bạn đã có từng nghe qua màn hình POLED, nếu chưa thì cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu về màn hình này qua bài viết nhé!
Tìm hiểu về màn hình POLED
P-OLED hay POLED là viết tắt của từ Plastic OLED, một dạng đặc biệt của công nghệ OLED. Màn hình POLED sử dụng tấm nền bằng nhựa thay vì thủy tinh của các mẫu màn hình OLED truyền thống thông thường.
POLED vẫn được phát sáng như các màn hình OLED khác bằng diode phát quang hữu cơ, các thành phần nhỏ li ti sáng lên mỗi khi có dòng điện chạy qua chúng. Công nghệ màn hình này được nghiên cứu và sản xuất bởi LG.
P-OLED hay POLED là viết tắt của từ Plastic OLED, một dạng đặc biệt của công nghệ OLED
Cấu tạo của màn hình P-OLED
Ở cấu trúc màn hình OLED thông thường, tấm nền được sử dụng là TFT làm bằng chất liệu thủy tinh. Còn đối với màn hình POLED, tấm nền sử dụng nhựa Polyamide cũng bao gồm các điểm ảnh và lớp phản quang như màn hình OLED thông thường. Tuy nhiên, nó sẽ tối ưu độ mỏng và chống va đập tốt hơn.
Màn hình OLED tối ưu độ mỏng và chống va đập tốt hơn
Đặc điểm của màn hình POLED
Ưu điểm:
- Màn hình P-OLED sử dụng kính nên có thể uốn cong, gấp lại hay cuộn lại, bền bỉ hơn mà không bị vỡ.
- Góc nhìn tuyệt vời.
- Vì sử dụng nhựa nên nhà sản xuất có thể dễ dàng ép mỏng, ít tốn nguyên liệu hơn so với các tấm nền khác.
- Màu đen sâu và tỷ lệ tương phản tuyệt vời, phù hợp với HDR.
Màn hình P-OLED sử dụng kính nên có thể uốn cong
Nhược điểm:
- Kỹ thuật sản xuất khó hơn và tốn kém hơn, với năng suất không được tối ưu hóa.
- Tấm nền nhựa nên không thể nào tốt như kính do kính có đặc tính quang học tốt hơn.
- Bề mặt nhựa dễ dàng bị trầy xước hơn kính.
Màn hình P-OLED có gì khác so với AMOLED
POLED (nhà LG) hay AMOLED (nhà Samsung) đều là những thuật ngữ để chỉ công nghệ cải tiến của màn hình OLED. Tuy nhiên, chúng vẫn có những điểm khác biệt như sau:
P-OLED |
AMOLED | |
Độ dày |
Mỏng hơn |
Dày hơn do có thêm lớp TFTs |
Màu sắc |
Màu đen sâu hơn do nhựa ít phản chiếu hơn kính |
Độ tương phản tốt hơn |
Khả năng uốn cong |
P-OLED uốn cong được |
AMOLED thông thường sẽ không uốn cong được (trừ trường hợp sử dụng công nghệ Eco²OLED) |
Màn hình P-OLED hỗ trợ thiết bị nào?
Apple Watch
Màn hình trên Apple Watch là loại màn hình OLED uốn cong, hầu hết được sản xuất và cung cấp bởi nhà phân phối thuộc LG.
Tuy không được nhắc đến là màn hình P-OLED trên thông tin sản phẩm của Apple Watch, nhưng với công nghệ sản xuất, khả năng uốn cong và độ mỏng kinh ngạc thì đó chính là màn hình P-OLED.
Màn hình POLED được lựa chọn làm màn hình Apple Watch
Điện thoại
Trước đây màn hình P-OLED từng được trang bị trên các mẫu flagship của LG và trên Google Pixel 2. Dự kiến trong tương lai, màn hình P-OLED sẽ được sử dụng trên các mẫu điện thoại gập.
Google Pixel là dòng điện thoại với tấm nền cảm ứng là POLED
Màn hình trong xe hơi
Màn hình POLED còn được sử dụng phổ biến trong thị trường xe hơi khi chiếm đến 25,6% thị phần. Lý do cho việc được sử dụng rộng rãi này là vì chúng được trang bị trên các mẫu xe hơi cao cấp để làm màn hình hiển thị.
Ngoài ra, màn hình POLED còn đạt chứng nhận TUV Rheinland Eye Comfort Display (thoải mái cho mắt) dành cho xe hơi. Đây là chứng nhận uy tín trên toàn cầu về màn hình có ánh sáng xanh thấp, không nhấp nháy và không gây khó chịu, từ đó đem đến sự bảo vệ mắt tuyệt đối.
Màn hình POLED đạt chứng nhận TUV Rheinland Eye Comfort Display
Trên đây là những thông tin về màn hình POLED mà Blogdoanhnghiep.edu.vn muốn gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Màn hình POLED là gì? Cấu tạo và đặc điểm của màn hình POLED tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.