Bạn đang xem bài viết KHTN Lớp 6 Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo – Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 11 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành, giới thiệu một số dụng cụ đo, sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học giúp các em học sinh lớp 6 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trang 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17.
Với lời giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 3 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức phần Mở đầu. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Giải Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 3 – Mở đầu
Tại sao phải thực hiện các quy định an toàn trong phòng thực hành? Làm thế nào để đo được kích thước, khối lượng, nhiệt độ,… của một vật thể?
Muốn quan sát những vật có kích thước nhỏ và rất nhỏ, chúng ta dùng dụng cụ nào?
Lời giải:
– Phải thực hiện các quy định an toàn trong phòng thực hành vì:
- Trong phòng thực hành là nơi chứa các thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hoá chất, … => chứa các chất dễ cháy và độc.
- Không làm theo các quy định an toàn trong phòng thực hành => dẫn tới nguy cơ mất an toàn cho người làm thí nghiệm và mọi người xung quanh..
– Để đo được kích thước, khối lượng, nhiệt độ,… của một vật thể ta sử dụng các dụng cụ phù hợp, ví dụ:
- Để đo được kích thước của một vật thể ta dùng các loại thước (thước thẳng, thước kẹp,..)
- Để đo được khối lượng của một vật thể ta dùng các loại cân có trong phòng thực hành.
- Để đo được nhiệt độ của một vật thể ta dùng nhiệt kế thích hợp để đo.
- Muốn quan sát những vật có kích thước nhỏ ta dùng kính lúp.
- Muốn quan sát những vật có kích thước rất nhỏ ta dùng kính hiển vi.
Giải Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 3 – Luyện tập và Vận dụng
Luyện tập 1
Hoàn thiện quy trình đo bằng cách điền số thứ tự các bước theo mẫu bảng sau cho phù hợp:
Lời giải:
Quy trình đo | Nội dung |
Bước… | Chọn dụng cụ đo phù hợp |
Bước…. | Ước lượng đại lượng cần đo |
Bước…. | Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo |
Bước… | Hiệu chỉnh dụng cụ đo với những dụng cụ đo cần thiết |
Bước… | Thực hiện phép đo |
Trả lời:
Quy trình đo | Nội dung |
Bước 2 | Chọn dụng cụ đo phù hợp |
Bước 1 | Ước lượng đại lượng cần đo |
Bước 5 | Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo |
Bước 3 | Hiệu chỉnh dụng cụ đo với những dụng cụ đo cần thiết |
Bước 4 | Thực hiện phép đo |
Luyện tập 2
Em hãy dùng kính lúp đọc các dòng chữ trong sách giáo khoa.
Trả lời:
Học sinh thực hiện dùng kính lúp đọc các dòng chữ trong sách giáo khoa.
Luyện tập 3
Thực hành các bước sử dụng kính hiển vi quang học.
Trả lời:
Bước 1. Chuẩn bị kính: Đặt kính vừa tầm quan sát, nơi có đủ điều kiện chiếu sáng hoặc gần nguồn cấp điện.
Bước 2. Điều chỉnh ánh sáng: Bật công tắc đèn và điều chỉnh độ sáng phù hợp.
Bước 3. Quan sát vật mẫu:
- Đặt tiêu bản lên mâm kính.
- Điểu chỉnh ốc sơ cấp, đưa vật kính đến vị trí gần tiêu bản.
- Mắt hướng vào thị kính, điểu chỉnh ốc sơ cấp nâng vật kính lên cho tới khi quan sát được mẫu vật thì chuyển sang điều chỉnh ốc vi cấp để nhìn rõ các chỉ tiết bên trong. Để thay đổi độ phóng đại kính hiển vi, quay mâm kính để lựa chọn vật kính phù hợp.
Vận dụng 1
Em hãy thực hành đo khối lượng và thể tích hòn đá bằng cách sử dụng cân đo và cốc chia độ.
Trả lời:
– Để đo khối lượng hòn đá em thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Ước lượng khối lượng cần đo (khoảng 50g).
- Bước 2: Chọn cân phù hợp (cân tiểu ly GHĐ: 200g, ĐCNN: 0,01g).
- Bước 3: Hiệu chỉnh cân về mức 0.
- Bước 4: Thực hiện phép đo (đặt hòn đá lên cân).
- Bước 5: Đọc và ghi kết quả hiển thị.
– Để đo thể tích hòn đá em thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Ước lượng thể tích cần đo (khoảng 50ml).
- Bước 2: Chọn cốc chia độ phù hợp (cốc chia độ GHĐ: 200ml, ĐCNN: 10ml).
- Bước 3: Đổ nước vào cốc chia độ và đo thể tích của nước (được thể tích V1).
Vận dụng 2
Sử dụng kính hiển vi quang học, em hãy quan sát một số mẫu tiêu bản trong phòng thực hành.
Trả lời:
Học sinh tự thực hành quan sát một số mẫu tiêu bản bằng kính hiển vi quang học.
Ví dụ: Quan sát hình dạng vi khuẩn
Câu hỏi lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 3
Câu 1
Quan sát hình 3.1 và cho biết những điều phải làm, không được làm trong phòng thực hành. Giải thích.
Trả lời:
Quan sát hình 3.1 trả lời như sau:
- Những điều phải làm trong phòng thực hành: Để cặp, túi, balo đúng nơi quy định, đầu tóc gọn gàng; sử dụng dụng cụ bảo hộ (như găng tay, khẩu trang) khi làm thí nghiệm, làm thí nghiệm khi có hướng dẫn và giám sát của giáo viên; thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành; thu gom xếp dọn lại các hóa chất, rác thải sau khi thực hành;…
- Những điều không được làm trong phòng thực hành: ăn uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành; để cặp, túi, ba lô lộn xộn, đầu tóc không gọn gàng, đi giày dép cao gót, không dùng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm, tự ý làm thí nghiệm; không thực hiện các nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành; vứt hóa chất và rác bừa bãi sau khi thực hành,…
Giải thích: Để giữ an toàn tuyệt đối khi học tập trong phòng thực hành, vì phòng thực hành là nơi chứa rất nhiều thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hóa chất,… chính là các nguồn gây nguy cơ mất an toàn cho giáo viên và học sinh. Nếu thực hiện những điều không được làm trong phòng thực hành có thể dẫn đến một số sự cố mất an toàn như: hóa chất bắn vào mắt, bỏng hóa chất, bỏng nhiệt, đổ hóa chất, vỡ dụng cụ thủy tinh, cháy nổ, chập điện,…
Câu 2
Quan sát các kí hiệu cảnh báo trong hình 3.2 và cho biết ý nghĩa của mỗi kí hiệu
Trả lời:
Ý nghĩa của mỗi kí hiệu trong hình:
a. Biển cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: Chất dễ cháy
b. Biển cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: Chất ăn mòn
c. Biển cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: Chất độc môi trường
d. Biển cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: Chất độc sinh học
e. Biển cảnh báo khu vực nguy hiểm: Nguy hiểm về điện
g. Biển cảnh báo khu vực nguy hiểm: Hóa chất độc hại
h. Biển cảnh báo khu vực nguy hiểm: Chất phóng xạ
i. Biển cảnh báo cấm: Cấm sử dụng nước uống
k. Biển cảnh báo cấm: Cấm lửa
l. Biển chỉ dẫn thực hiện: Nơi có bình chữa cháy
m. Biển chỉ dẫn thực hiện: Lối thoát hiểm
Câu 3
Tại sao lại dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ
Trả lời:
Dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ bởi vì mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc rất dễ nhận biết và dễ gây được chú ý.
Câu 4
Gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo nào? Kể tên một số dụng cụ đo mà em biết?
Trả lời:
Gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo như: Nhiệt kế, thước dây, cân điện tử
Một số dụng cụ đo hàng ngày biết đến như: cân đồng hồ, nhiệt kế, thước cuộn, cân điện tử, cốc chia độ, bình chia độ, đồng hồ bấm giây,…
Câu 5
Em hãy cho biết các dụng cụ trong hình 3.3 dùng để làm gì?
Trả lời:
Các dụng cụ trong hình 3.3 dùng để:
- Thước cuộn: dùng để đo đạc, đo lường khoảng cách, chiều dài, bè dày của vật dụng hay các công trình thiết bị nào đó.
- Đồng hồ bấm giây: dùng bấm giây để đo thành tích, so sánh thời gian ở những đơn vị nhỏ hơn giây,…
- Lực kế: dùng để đo lực
- Nhiệt kế: được sử dụng để đo nhiệt độ hoặc nhiệt độ gradient bằng cách sử dụng nhiều nguyên tắc khác nhau. Dùng nhiệt kế có khả năng đo nhiệt độ chất rắn, chất lỏng hoặc khí.
- Pipet: dùng để vận chuyển một thể tích chất lỏng, đây là dụng cụ thông dụng trong phòng thí nghiệm hóa học, sinh học, y học.
- Ống chia độ (ống đong): được dùng để đo thể tích chất lỏng không lớn.
- Cốc chia độ: đo thể tích chất lỏng hay dung dịch với lượng lớn hơn ống chia độ.
- Cân đồng hồ: dùng để đo trọng lượng hoặc tính toán khối lượng của vật
- Cân điện tử: dùng để đo trọng lượng hoặc tính toán khối lượng của vật, độ đo chính xác hơn cân đồng hồ.
Câu 6
Trình bày cách sử dụng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng?
Trả lời:
Để dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng, cần thực hiện như sau:
- Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo
- Chọn cốc chia độ phù hợp với thể tích cần đo
- Đặt cốc chia độ thẳng đứng, cho chất lỏng vào cốc
- Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mức chất lỏng trong cốc
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mức chất lỏng trong cốc chia độ
Câu 7
Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật thay đổi như thế nào so với khi không sử dụng?
Trả lời:
Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật được phóng to, quan sát được rõ hơn so với khi không sử dụng
Câu 8
Quan sát hình 3.8, chỉ rõ bộ phận cơ học và quang học trong cấu tạo kính hiển vi quang học.
Trả lời:
Bộ phận quang học: gương hội tụ ánh sáng, vật kính, thị kính
Bộ phận cơ học: chân kính, thân kính, ống kính, công tắc, ốc điều chỉnh nguồn sáng, mâm kính, đĩa quay gắn các vật kính, ốc sơ cấp, ốc vi cấp.
Câu 9
Kính hiển vi quang học có vai trò gì trong nghiên cứu khoa học?
Trả lời:
Kính hiển vi quang học có vai trò trong nghiên cứu khoa học: Quan sát các vật thể có kích thước bé mà mắt thường không nhìn thấy được phóng đại nhờ một hệ thống các thấu kính thủy tinh.
Câu hỏi bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 3
Bài 1
Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành?
A. Đeo găng tay khi lấy hoá chất.
B. Tự ý làm các thí nghiệm.
C. Sử dụng kính bảo vệ mắt khi làm thí nghiệm.
D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành.
Bài 2
Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần
A. báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành.
B. tự xử lí và không thông báo với giáo viên.
C. nhờ bạn xử lí sự cố
D. tiếp tục làm thí nghiệm.
Bài 3
Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hoá chất độc hại?
Đáp án: D
Bài 4
Quan sát hình 3.2 (trang 12), em hãy cho biết những kí hiệu cảnh báo nào thuộc
a) kí hiệu chỉ dẫn thực hiện.
c) kí hiệu báo các khu vực nguy hiểm.
b) kí hiệu báo nguy hại do hoá chất gây ra.
d) kí hiệu báo cấm.
Đáp án:
a) kí hiệu chỉ dẫn thực hiện: biển l,m
b) kí hiệu báo nguy hại do hoá chất gây ra: biển a,b,c,d
c) kí hiệu báo các khu vực nguy hiểm: biển e,g,h
d) kí hiệu báo cấm: biển i,k
Bài 5
Cho các dụng cụ sau trong phòng thực hành: lực kế, nhiệt kế, cân đồng hồ, thước dây. Hãy chọn dụng cụ thích hợp để đo:
a) nhiệt độ của một cốc nước. b) khối lượng của viên bi sắt.
Đáp án:
a) sử dụng nhiệt kế b) sử dụng cân đồng hồ
Bài 6
Kính lúp và kính hiển vi thường được dùng để quan sát những vật có đặc điểm như thế nào?
Đáp án:
Dùng để quan sát những vật thể nhỏ mà mắt thường khó quan sát hoặc không thể quan sát được.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết KHTN Lớp 6 Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo – Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 11 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.