Bạn đang xem bài viết Soạn bài Bồ câu hiếu khách trang 124 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 34 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn Tiếng Việt 3 Bài 6: Bồ câu hiếu khách – Tuần 34 giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi khám phá, luyện tập, vận dụng của Bài 6 chủ đề Một mái nhà chung SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 124, 125, 126.
Qua đó, còn giúp các em kể chuyện Cóc kiện trời, luyện tập viết đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Soạn bài phần Khởi động – Bài 6: Bồ câu hiếu khách
Chia sẻ những điều em biết về chim bồ câu.
Trả lời:
Chim bồ câu có rất nhiều màu: màu trắng, màu đen nhưng tớ thấy đẹp nhất vẫn là chim bồ câu trắng. Chúng có mỏ màu vàng nhạt và nhỏ xíu. Đôi mắt tròn xoe. Bộ lông mượt mà. Chúng thường nhặt những hạt thóc rơi vãi trên sân. Tiếng hót “gù gù…” của chúng nghe thật êm đềm và vui tai. Ôi, chúng thật đáng yêu làm sao!
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 6: Bồ câu hiếu khách
Đọc và trả lời câu hỏi
Câu 1: Điều gì thu hút sự chú ý của du khách khi đến quảng trường Đu-ô-mô?
Trả lời:
Những chú chim bồ câu luôn thu hút sự chú ý của du khách khi đặt chân đến quảng trường Đu-ô-mô.
Câu 2: Bồ câu ở quảng trường Đu-ô-mô có đặc điểm gì?
Trả lời:
Bồ câu ở đây có nhiều màu: có con nâu sẫm, có con trắng xám, có con cổ xanh ánh như đeo cườm,…
Câu 3: Những âm thanh nào khiến du khách cảm thấy thư thái?
Trả lời:
Những âm thanh khiến du khách cảm thấy thư thái:
Khi bạn đứng trước nhà thờ Đu-ô-mô cổ kính, những tiếng gù gù hoà lẫn tiếng bước chân, tiếng đập cánh của hàng ngàn chú chim đem đến cho bạn cảm giác thật thư thái.
Câu 4: Tìm những chi tiết cho thấy bồ câu ở đây vô cùng dạn người.
Trả lời:
Những chi tiết cho thấy bồ câu ở đây vô cùng dạn người:
Có thể dễ dàng chạm tay hoặc vuốt ve chúng. Chúng sẽ thân thiện đáp lại bạn bằng cách đậu trên tay, trên vai và dừng lại xung quanh bạn như lưu luyến.
Câu 5: Theo em, vì sao bài đọc có tên là Bồ câu hiếu khách?
Trả lời:
Theo em, bài đọc có tên là Bồ câu hiếu khách vì: những chú bồ câu ở đây rất dạn và thân thiện với khách, chúng có thể hợp tác với du khách để cùng họ ghi lại những khoảnh khắc vô cùng ấn tượng khi dừng chân ở Mi-lan xinh đẹp.
Câu 6: Nói 1 – 2 câu:
a. Thể hiện tình cảm, cảm xúc của em với những chú chim bồ câu ở quảng trường Đu-ô-mô.
b. Về những việc cần làm để bảo vệ những chú chim.
Trả lời:
a. Thể hiện tình cảm, cảm xúc của em với những chú chim bồ câu ở quảng trường Đu-ô-mô.
- Em thích những chú chim bồ câu lông trắng ở quảng trường Đu-ô-mô bởi tính thân thiện và dạn người của chúng.
- Những chú chim bồ câu mới đáng yêu làm sao! Em vô cùng yêu mến chúng.
b. Về những việc cần làm để bảo vệ những chú chim.
- Không săn bắt hay bẫy chim
- Không chặt cây phá rừng
Đọc – kể Cóc kiện trời
Câu 1: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh.
Cóc kiện Trời
Theo Truyện cổ Việt Nam
Trả lời:
Cóc kiện Trời
Truyện cổ Việt Nam
1. Ngày xưa, có một năm trời hạn hán, ruộng đồng nứt nẻ, cây cối trụi trợ, chim muông khát khô. Cóc thấy nguy quá, bèn lên thiên định kiện Trời. Dọc đường, gặp cua, gấu, cọp, ong, cào. Tất cả đều xin đi theo.
2. Đến cửa Nhà Trời, chỉ thấy một cái trống to, cóc bảo:
– Anh cua bò vào chum nước này, cô ong đợi sau cánh cửa. Còn chị cáo, anh gấu, anh cọp thì nấp hai bên.
Sắp đặt xong, cóc lấy dùi đánh ba hồi trống. Thấy cóc dám nào động thiên định, Trời nổi giận, sai gà rg trị tội. Gà vừa bay đến, cáo nhảy Xổ tới, cắn cổ gà tha đi. Trời sai chó bắt cáo. Chó mới ra tới cửa đã bị gấu quật ngã. Trời sai Thần Sét trị gấu. Thần Sét hùng hổ đi ra, chưa kịp nhìn địch thủ đã bị ong bay ra đốt túi bụi. Thần nhảy vào chum nước, lập tức cua giơ càng ra kẹp. Thần đau quá, nhảy ra thì bị cọp về.
3. Trời đành mời các vào. Cóc tâu:
– Muôn tâu Thượng để! Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề có mưa. Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu muôn loài.
Trời dịu giọng:
– Thôi cậu về đi. Ta sẽ cho mưa xuống! Lại còn dặn thêm:
– Lần sau, hễ muốn mưa, cậu chỉ cần nghiến răng báo hiệu cho ta!
4. Các về đến trần gian thì nước đã ngập cả ruộng đồng. Từ đó, hễ cóc nghiến răng là trời đổ mưa.
Truyện cổ Việt Nam
Câu 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật.
Trả lời:
1. Ngày xưa, có một năm trời hạn hán, ruộng đồng nứt nẻ, cây cối trụi trợ, chim muông khát khô.
Tôi thấy nguy quá, bèn lên thiên định kiện Trời. Dọc đường, gặp cua, gấu, cọp, ong, cào. Tất cả đều xin đi theo.
2. Đến cửa Nhà Trời, chỉ thấy một cái trống to, tôi bảo:
– Anh cua bò vào chum nước này, cô ong đợi sau cánh cửa. Còn chị cáo, anh gấu, anh cọp thì nấp hai bên.
Sắp đặt xong, tôi lấy dùi đánh ba hồi trống. Thấy tôi dám nào động thiên định, Trời nổi giận, sai gà rg trị tội. Gà vừa bay đến, cáo nhảy Xổ tới, cắn cổ gà tha đi. Trời sai chó bắt cáo. Chó mới ra tới cửa đã bị gấu quật ngã. Trời sai Thần Sét trị gấu. Thần Sét hùng hổ đi ra, chưa kịp nhìn địch thủ đã bị ong bay ra đốt túi bụi. Thần nhảy vào chum nước, lập tức cua giơ càng ra kẹp. Thần đau quá, nhảy ra thì bị cọp về.
3. Trời đành mời các bạn vào. Tôi tâu:
– Muôn tâu Thượng để! Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề có mưa. Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu muôn loài.
Trời dịu giọng:
– Thôi cậu về đi. Ta sẽ cho mưa xuống! Lại còn dặn thêm:
– Lần sau, hễ muốn mưa, cậu chỉ cần nghiến răng báo hiệu cho ta!
4. Các về đến trần gian thì nước đã ngập cả ruộng đồng. Từ đó, hễ tôi nghiến răng là trời đổ mưa.
Truyện cổ Việt Nam
Viết sáng tạo
Câu 1: Nói về lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe dựa vào gợi ý:
a. Đó là nhân vật nào?
b. Lí do em thích hoặc không thích nhân vật ấy?
c. Bài học hoặc lời khuyên em muốn dành cho nhân vật là gì?
Trả lời:
Em thích nhân vật Cóc trong truyện Cóc kiện Trời. Cóc có tính cách nghĩa hiệp, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh thân mình vì mọi người. Cóc còn rất thông minh nữa. Em muốn dành lời khuyên cho Cóc là: Cóc hãy cứ tiếp tục dũng cảm và mạnh mẽ như vậy để giúp đỡ mọi người nhé!
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Trả lời:
Thạch Sanh là nhân vật mà em yêu thích nhất trong các câu chuyện cổ tích. Chàng không chỉ tải giỏi hơn người mà còn có tấm lòng độ lượng, nhân hậu. Thấy kẻ làm ác như chằn tinh, đại bàng thì không cần ai nhờ cũng tự mình chiến đấu để bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân. Đặc biệt, tấm lòng vàng của Thạch Sanh còn thể hiện qua chi tiết, chàng tha mạng cho mẹ con Lý Thông. Dù họ đã lừa gạt, hãm hại, dồn chàng vào chỗ chết nhiều lần, nhưng chàng vẫn cho họ cơ hội làm lại. Hành động ấy, khiến hình tượng chàng Thạch Sanh trở nên vô cùng vĩ đại trong lòng em. Em muốn nhắn nhủ tới Thạch Sanh rằng: hãy cứ tiếp tục giữ lòng nhân hậu và dũng cảm như vậy.
Soạn bài phần Vận dụng – Bài 6: Bồ câu hiếu khách
Chia sẻ với bạn bè hoặc người thân những điều thú vị em khám phá được về một nước trên thế giới.
Trả lời:
Thời gian nghỉ hè vừa qua, khi về quê ngoại chơi em đã có dịp biết đến đất nước Nhật Bản – “Đất nước mặt trời mọc” trong chương trình “Khám phá thế giới” chiếu trên tivi. Không chỉ nổi tiếng với hoa Anh Đào, núi Phú Sĩ mà còn là cái nôi của một nền văn hóa đặc sắc, đa dạng với những con người thân thiện, hiếu khách và nền khoa học tiên tiến.
Thế nhưng, cũng chính vì địa thế này mà mỗi năm Nhật Bản phải hứng chịu hàng trăm trận động đất, núi lửa phun trào và sóng thần lớn nhỏ. Vì những thiên tai này mà đất nước Nhật Bản đã tưởng như bị xóa sổ khỏi bản đồ. Nhưng với ý chí kiên cường, mạnh mẽ và quyết tâm, người dân đất nước này đã chung tay xây dựng và giữ vững quê hương của mình.
Phải chịu nhiều thiên tai, lại rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản, nhưng Nhật Bản luôn là một quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nghệ, đứng thứ 2 thế giới về tổng sản phẩm nội địa và là đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng. Không chỉ vậy, Nhật Bản còn xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên thường trực của Tổ chức Liên Hợp Quốc. Vậy lý do nào đã khiến nước Nhật mạnh mẽ, vững chắc và kiên cường như vậy.
Người Nhật rất coi trọng sự chào hỏi, cho dù là ở bất cứ đâu, bất cứ hoàn cảnh hay đối với bất cư ai họ cũng đều tỏ rõ mình là người lịch sự và tôn trọng lễ nghi. Nhật bản cũng có Quốc phục, đó chính là KIMONO và môn thể thao truyền thống của Nhật Bản là Sumo, nhưng đại đa số người dân Nhật Bản lại yêu thích môn Bóng chày hơn. Ngoài ra, những môn võ như: Karate, Judo, Kendo, Aikido cũng được xuất phát từ Nhật Bản. Người Nhật rất coi trong những lễ nghi truyền thống, việc chào hỏi, ăn uống, cách để giày dép, xin lỗi, cảm ơn, hay uống trà,…cũng đều phát tuân theo lễ nghi và nguyên tắc.
Nếu được dùng 5 từ để nói về người Nhật thì đó chính là: CẦN CÙ – THÔNG MINH – TIẾT KIỆM – TRUNG THÀNH – TRÁCH NHIỆM CAO. Chính nhờ những đức tính như vậy mà nước Nhật mới có thể đạt được những thành tựu vượt bậc như ngày hôm nay. Người Nhật chính là một tấm gương sáng để cả thế giới soi mình và học tập theo.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Bồ câu hiếu khách trang 124 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 34 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.