Bạn đang xem bài viết Soạn bài Chí Phèo Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 23 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 11.
Hôm nay, Blogdoanhnghiep.edu.vn muốn giới thiệu tài liệu Soạn văn 11: Chí Phèo. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo ngay sau đây.
Soạn bài Chí Phèo
Trước khi đọc
1. Thế nào là định kiến xã hội? Các định kiến xã hội có thể ảnh hưởng đến cá nhân và cộng đồng như thế nào?
– Định kiến xã hội là: những thái độ bao hàm sự đánh giá một chiều và sự đánh giá đó là tiêu cực đối với một cá nhân hoặc cộng đồng, được duy trì lâu dài từ trong tiềm thức, truyền qua nhiều thế hệ.
– Các định kiến xã hội có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và cộng đồng. Cá nhân phải chịu ảnh hưởng xấu bởi định kiến xã hội, không có cuộc sống tự do, hạnh phúc. Còn với cộng đồng sẽ hình thành lối sống kém văn minh, suy nghĩ lạc hậu…
2. Có thể bạn đã từng nghe thấy người ta gọi tính cách hay cách ứng xử của một ai đó là “Chí Phèo”. Cách gọi ấy đã hàm ẩn sự đánh giá như thế nào đối với tính cách hay cách ứng xử này?
Cách gọi trên đã hàm ẩn sự đánh giá không tốt với tính cách hay cách ứng xử này.
Đọc văn bản
Câu 1. Vì sao Chí Phèo lại khiến dân làng Vũ Đại e sợ khi hắn mới từ nhà tù trở về làng?
Khi Chí Phèo mới từ nhà tù trở về có ngoại hình rất đáng sợ: “ Trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế.”
Câu 2. Người kể chuyện có hoàn toàn miêu tả cảnh Chí Phèo gây sự với người nhà Bá Kiến chỉ từ điểm nhìn của mình?
Người kể chuyện miêu tả cảnh Chí Phèo gây sự với người nhà Bá Kiến không hoàn toàn qua điểm nhìn của mình. Ngoài ra, còn có điểm nhìn của các nhân vật người trong làng, cụ bá, Chí Phèo.
Câu 3. Sự thay đổi từ bên trong con người Chí Phèo bắt đầu từ những cảm giác, ấn tượng gì?
Sự thay đổi bên trong con người Chí Phèo bắt đầu từ những cảm giác, ấn tượng:
- Mở mắt ra thì trời sáng đã lâu.
- Mặt trời chắc đã cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ.
- Tiếng chim ríu rít bên ngoài.
- Tỉnh dậy, thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn.
- Ruột gan nôn nao và thấy sợ rượu.
- Nghe tiếng chim hót, tiếng gõ mái chèo đuổi cá.
- Nghe thấy cuộc trò chuyện của hai người đàn bà đi bán vải ở Nam Định về.
Câu 4. Điều gì ám ảnh Chí Phèo nhất khi nghĩ về cuộc đời của mình?
Điều ám ảnh Chí Phèo nhất khi nghĩ về cuộc đời của mình: Nhận ra mình đã già rồi mà vẫn còn cô độc.
Câu 5. Lòng trắc ẩn của thị Nở dành cho Chí Phèo được thể hiện qua ý nghĩa và hành động nào?
– Ý nghĩ:
- Cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình;
- Thị thấy như yêu hắn: đó là một cái lòng yêu của một người làm ơn. Nhưng cũng có cả lòng yêu của một người chịu ơn;
- Bỏ hắn lúc này thì cũng bạc, dù sao cũng ăn nằm với nhau…
– Hành động: Chăm sóc chị lúc say rượu; Nấu cháo hành, đem sang cho Chí Phèo.
Câu 6. Người kể chuyện đặt điểm nhìn ở đâu khi miêu tả những cảm xúc của Chí Phèo lúc đón nhận bát cháo hành của thị Nở?
Điểm nhìn khi miêu tả những cảm xúc của Chí Phèo lúc đón nhận bát cháo hành của thị Nở: Suy nghĩ của Chí Phèo.
Câu 7. Lời kể và điểm nhìn của người kể chuyện thể hiện thái độ như thế nào đối với Chí Phèo?
Lời kể và điểm nhìn của người kể chuyện thể hiện thái độ cảm thông, thương xót đối với Chí Phèo.
Câu 8. Lí do bà cô thị Nở dứt khoát không cho cháu mình đến với Chí Phèo có thỏa đáng không?
Những lí do của bà cô thị Nở dứt khoát không cho cháu mình đến với Chí Phèo là không thoải đáng, xuất phát từ những định kiến xã hội.
Câu 9. Tại sao tâm trí của Chí Phèo lúc này lại bị ám ảnh bởi hơi cháo hành?
Bát cháo chứa đựng tình yêu thương của thị Nở đã đánh thức phần người trong Chí. Nhưng cũng chính thị Nở là người đã khước từ quyền làm người của Chí, đẩy hắn rơi xuống hố sâu của tuyệt vọng. Chí Phèo bị ám ảnh bởi hơi cháo hành, hay chính là đang nhớ đến thị Nở.
Câu 10. Việc Chí Phèo tìm đến nhà bá Kiến có phải hoàn toàn do hắn đã say như nhận xét trước đó của người kể chuyện không?
Việc Chí Phèo tìm đến nhà bá Kiến không hoàn toàn do hắn say, mà với mục đích muốn trả thù.
Câu 11. Đây có phải là những lời của một kẻ say không?
Những lời xuất phát từ đáy lòng của Chí Phèo, không phải của một kẻ say.
Câu 12. Người kể chuyện có đưa ra lời bình luận hay đánh giá nào của mình về sự việc xảy ra ở làng Vũ Đại không?
Người kể chuyện đưa ra lời bình luận hay đánh giá nào của mình về sự việc xảy ra ở làng Vũ Đại gián tiếp quan lời của các nhân vật trong truyện.
Câu 13. Ý nghĩa của hình ảnh cái lò gạch cũ là gì?
– Tả thực: Cái lò nung gạch nhưng đã cũ, không còn sử dụng, xuất hiện nhiều tại các vùng quê xưa.
– Biểu tượng: Cho vòng luẩn quẩn của những kiếp người như Chí Phèo. Và Chí Phèo không phải là một hiện tượng cá biệt mà là một hiện tượng phổ biến có tính quy luật trong xã hội bấy giờ.
Sau khi đọc
Câu 1. Tóm tắt cốt truyện Chí Phèo theo trình tự thời gian cuộc đời nhân vật. Hãy đánh giá hiệu quả của việc phá vỡ trình tự này trong mạch trần thuật của tác phẩm.
– Tóm tắt: Chí Phèo là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ, được người làng thay nhau nuôi. Lớn lên, Chí đi ở hết nhà này tới nhà nọ, trong đó có nhà bá Kiến. Vì một chuyện ghen tuông, bá Kiến đẩy Chí vào tù. Ở tù về, Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí bị bá Kiến lợi dụng, trở thành tay sai cho lão, chuyên vạch mặt ăn vạ và gây tai họa cho người trong làng. Cuộc gặp gỡ với thị Nở khiến Chí Phèo khao khát được làm người lương thiện. Nhưng bà cô của thị Nở và cái xã hội đương thời đã chặn đứng đường về “cõi người” của Chí Phèo. Tuyệt vọng, hắn tìm giết Bá Kiến và tự sát. Nghe tin Chí chết, Thị Nở nhìn xuống bụng và thầm nghĩ đến một cái lò gạch bỏ không vắng người qua lại.
– Mạch trần thuật từ khi Chí Phèo đã trượt dài trên con đường tha hóa, sau đó mới quay trở lại sự kiện hắn được sinh ra như thế nào. Điều này, một mặt tạo ra sự hấp dẫn, hứng thú cho người đọc; khiến người ta tò mò về cuộc đời và bản chất của nhân vật. Mặt khác thể hiện điểm quan trọng trong tư duy tự sự của Nam Cao, nhà văn không chỉ kể lại cuộc đời mà còn phân tích, giải thích những gì đã nhào nặn nên số phận của họ.
Câu 2. Phân loại điểm nhìn trần thuật trong đoạn mở đầu theo các bình diện: điểm nhìn của người kể chuyện/ điểm nhìn của nhân vật (Chí Phèo, dân làng Vũ Đại); điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong. Nhận xét về tương quan và sự dịch chuyển giữa các điểm nhìn này, qua đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong cách Nam Cao mở đầu câu chuyện.
– Đoạn mở đầu: điểm nhìn của người kể chuyện, dân làng vũ đại, Chí Phèo
– Ví dụ:
- Hắn vừa đi vừa chửi (Người kể chuyện/Điểm nhìn bên ngoài)
- Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. (Người kể chuyện/Điểm nhìn bên ngoài)
- Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!” (Dân làng Vũ Đại/Điểm nhìn bên trong)
- Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? (Chí Phèo/Điềm nhì bên trong)
=> Không có một điểm nhìn bao trùm, người kể chuyện không đứng hẳn về ý thức của nhân vật nào, điểm nhìn của người kể chuyện không phải là điểm nhìn thống trị.
Câu 3. Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo vào buổi sáng sau cuộc gặp gỡ với thị Nở đêm trước. Theo bạn, nhân tố nào mang tính quyết định đối với quá trình hồi sinh nhân tính của nhân vật? Vì sao?
– Tình yêu thương mộc mạc, chân thành của Thị Nở – đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo:
- Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống.
- Nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc
- Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.
– Nhân tố nào mang tính quyết định đối với quá trình hồi sinh nhân tính của nhân vật: tình yêu thương của thị Nở qua hình ảnh bát cháo hành:
- Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc.
- Bát cháo chứa đựng tình yêu thương của thị Nở đã đánh thức phần người trong Chí.
Câu 4. Phân tích phản ứng tâm lí và hành động của Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối chung sống. Người kể chuyện có đưa ra những phán đoán đáng tin cậy để người đọc hiểu được tâm lí và hành động của nhân vật không?
– Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:
- Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở
- Sau Chí hiểu ra mọi việc “bỗng nhiên ngẩn người”, cảm thấy tuyệt vọng
- Níu kéo thị Nở không được, Chí Phèo uống rượu thật say để có động lực trả thù, nhưng càng uống lại càng thấy hơi cháo hành – càng tỉnh.
- Chí Phèo cầm dao đến nhà bà cô thị Nở trả thù nhưng lại đi đến nhà bá Kiến.
– Người kể chuyện không giải thích điều gì chi phối Chí Phèo, lời bình luận “ Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm” là một phán đoán không hoàn toàn đáng tin cậy. Người đọc không thể dựa vào phán đoán này để hiểu được tâm lí và hành động của nhân vật.
Câu 5. Người kể chuyện bộc lộ thái độ như thể nào đối với Chí Phèo và thị Nở qua hệ thống điểm nhìn và lời kể?
Người kể không coi thường, khinh miệt Chí Phèo và thị Nở dù họ không hoàn hảo. Người kể chuyện đã đặt mình và vị trí của nhân vật, nói lên tâm tư, nguyện vọng của họ.
Câu 6. Nhận xét về điểm nhìn và giọng điệu trần thuật ở đoạn kết của truyện ngắn khi Chí Phèo tìm đến nhà bá Kiến lần cuối và phản ứng của dân làng Vũ Đại về cái chết của hai nhân vật này. Theo bạn, cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa như thế nào?
– Điểm nhìn trần thuật: khá lạnh, hạn chế tối đa việc bình phẩm, đánh giá cái chết của nhân vật, cũng như tỏ thái độ với ý kiến của dân làng Vũ Đại, chủ yếu là điểm nhìn bên ngoài, không có phán quyết chắc chắn nào về những gì diễn ra trong suy nghĩ nhân vật.
– Cái chết của Chí Phèo là biểu hiện cao nhất, đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của tính người với bản tính lương thiện. Đây là một hành động dứt khoát, quyết liệt chống lại cái cái tiêu cực để bảo vệ phần người vừa tìm lại được của hắn, chống lại sự ăn mòn về nhân cách. Cái chết đó là minh chứng cho khát khao quay về làm người lương thiện đang hiện diện bên trong con người của Chí Phèo.
Câu 7. So sánh và nhận xét về đoạn kết của hai truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân).
– Kết thúc Chí Phèo là kết thúc mở, câu chuyện có thể khép lại nhưng vấn đề được mở ra thì còn bỏ ngỏ, những mâu thuẫn, xung đột vẫn tiềm tàng.
– Kết thúc Vợ nhặt: mặc dù trên bề mặt câu chuyện như đang bỏ ngỏ, nhưng hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng cho thấy những vấn đề của hiện tại đã tìm được hướng giải quyết.
Câu 8. Hệ thống hoá những nét đáng chú ý trong nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao ở truyện ngắn này trên các phương diện: người kể chuyện, điểm nhìn và lời trần thuật.
- Người kể chuyện: ngôi thứ ba, không hoàn toàn là người kể quyền năng, toàn tri.
- Điểm nhìn: gia tăng việc trần thuật theo ý thức nhân vật,..
- Lời trần thuật: đa giọng, nhiều điểm nhìn, kết hợp cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết,….
Kết nối đọc – viết
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về chi tiết bát cháo hành của thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo.
Gợi ý:
Bát cháo hành là một chi tiết đắt giá trong truyện Chí Phèo. Chi tiết này xuất hiện trong hoàn cảnh vào sáng hôm sau, thị Nở đã nấu một bát cháo hàng đem đến cho Chí Phèo. Bát cháo là biểu hiện sự quan tâm, chăm sóc của thị Nở dành cho Chí Phèo khi đang bị ốm. Mà nó còn ẩn chứa tình yêu thương của thị dành cho hắn. Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc. Bát cháo chứa đựng tình yêu thương của thị Nở đã đánh thức phần người trong Chí. Quả là, một chi tiết nhỏ nhưng lại gửi gắm bài học lớn lao.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Chí Phèo Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 23 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.