Bạn đang xem bài viết Thói quen bẻ khớp ngón tay kêu răng rắc có gây hại sức khỏe không? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Những lúc căng thẳng bạn thường hay có thói quen xấu bẻ khớp ngón tay. Thế nhưng, hành động này có gây hại với sức khỏe không và âm thanh kêu răng rắc này đến từ đâu? Hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Vì sao có âm thanh vang lên khi bẻ khớp ngón tay?
Những lúc căng thẳng mệt mỏi bạn thường có thói quen bẻ khớp ngón tay và khi đó sẽ phát ra âm thanh nghe răng rắc rất thoải mái.
Để lí giải cho những âm thanh vang lên, thì bạn nên biết rằng hầu hết giữa các khớp xương trong cơ thể chúng ta sẽ có các bóng khí nhỏ hoặc khoảng trống chứa các chất hoạt dịch khớp. Những chất lỏng này đảm nhận nhiệm vụ bôi trơn và làm giảm ma sát giữa các khớp xương khi vận động.
Một nghiên cứu trên tạp chí Scientific Reports được thực hiện bởi các chuyên gia của Đại học Bách khoa TP Palaiseau, tỉnh Essonne, Pháp và Đại học Stanford bang California (Mỹ) cho thấy rằng, âm thanh nghe răng rắc vang lên là do các bóng khí được tạo thành trong dịch khớp bị vỡ ra khi chúng ta bẻ khớp ngón tay.
Ngoài ra, sinh viên Vineeth Chandran Suja còn có lí giải trên đài BBC như sau: “Khi làm động tác bẻ ngón tay, các khớp ngón tách xa nhau ra, áp suất trong ổ khớp giảm đi và những bọt khí li ti được tạo thành trong dịch khớp. Áp suất thay đổi sẽ khiến cho kích thước các bọt khí biến thiên nhanh chóng và tạo ra âm thanh mà chúng ta nghe được giống như khớp bị vỡ, bị gãy đôi ra vậy”.
Tác hại của thói quen bẻ khớp tay
Nhiều người cho rằng, hành động thường xuyên bẻ khớp ngón tay sẽ gây viêm khớp, thoái hóa khớp ngón tay nhanh chóng và ảnh hưởng khi về già. Tuy nhiên, một nghiên cứu được thực hiện bởi chuyên gia về dị ứng học Donald Unger đã chứng minh điều ngược lại.
Ông đã thực hiện một thí nghiệm trên bản thân mình, khi bẻ khớp ngón tay trái ít nhất 2 lần mỗi ngày để đối chứng với bàn tay phải. Sau 50 năm bẻ khớp ngón tay với tổng cộng khoảng 36.500 lần thì kết quả 2 bàn tay của ông vẫn giống nhau, không hề xảy ra tình trạng viêm khớp nào.
Mặc dù qua thí nghiệm trên cho thấy không gây ra quá nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhưng các nhà khoa học cũng cảnh báo những tổn thương không đáng có sẽ có thể xảy ra, do đó tốt nhất là bạn cần tránh bẻ khớp thường xuyên.
Gây mất thẩm mỹ
Nếu thường xuyên bẻ khớp tay sẽ làm cho các khớp tay của bạn trở nên to và bè hơn so với bình thường rất nhiều. Khi đó, bạn sẽ thấy sự khác nhau của các ngón tay thường xuyên bẻ cong và các ngón tay bình thường.
Dãn, rách dây chằng quanh khớp tay
Hiện tượng bị giãn, rách dây chằng xung quanh khớp tay cũng là một trong các tác hại xảy ra nếu như bạn thường xuyên có thói quen bẻ khớp tay.
Viêm hoặc thoái hóa mặt khớp
Hiện tại, vẫn chưa có một nghiên cứu nào được ghi nhận là thói quen bẻ khớp ngón tay sẽ khiến cho bạn bị viêm khớp hoặc thoái hóa khớp. Tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan vì điều này.
Thường xuyên bẻ khớp ngón tay, bề mặt của khớp tay đặc biệt là phần sụn, vị trí tiếp xúc giữa hai đầu xương sẽ rất dễ bị bào mòn. Hành động này lâu dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm hoặc thoái hóa khớp.
Ngoài ra, thường xuyên có hành động bẻ khớp tay cũng sẽ đem lại những tác hại khi bạn về già.
Việc bẻ khớp ngón tay có nghĩa là bạn đã trực tiếp làm tăng quá trình lão hóa của tế bào sụn, hơn nữa, lúc này các sụn bao quanh vị trí khớp sẽ rất dễ bị tổn thương. Nếu càng lớn tuổi thì gân, sụn, dây chằng sẽ kém linh động và dễ tổn thương hơn hẳn, dẫn đến tốc độ thoái hóa khớp sẽ diễn ra một cách nhanh hơn bao giờ hết.
Trên đây là những thông tin mà Blogdoanhnghiep.edu.vn vừa chia sẻ về thói quen bẻ khớp ngón tay. Hi vọng với những chia sẻ trên bạn đã có những thông tin bổ ích.
Nguồn: Bệnh viện đa khoa Medlatec, Báo Tuổi trẻ
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thói quen bẻ khớp ngón tay kêu răng rắc có gây hại sức khỏe không? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.