Bạn đang xem bài viết Mẹ bầu ở tuần tuổi thứ 21 có những thay đổi nào quan trọng? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mang thai là thiên chức của người làm mẹ. Để trẻ sinh ra khỏe mạnh, mẹ bầu cần theo dõi sự thay đổi trong từng tuần tuổi của thai kỳ và những thay đổi của bản thân. Cùng bách hóa XANH tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu và thai nhi tuần thứ 21 để điều chỉnh chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng phù hợp nhé!
Mẹ bầu tuần 21 thay đổi như thế nào?
Mẹ bầu tuần thứ 21 cảm thấy khá thoải mái vì những dấu hiệu khó chịu ở giai đoạn đầu thai kỳ đã dần biến mất và phần bụng chưa quá lớn. Tuy nhiên, ở tuần thứ 21, mẹ bầu bắt đầu hình thành mụn trứng cá do cơ thể bắt đầu tăng sản xuất dầu.
Để hạn chế tình trạng này, mẹ phải thường xuyên vệ sinh vùng da bị mụn hai lần mỗi ngày. Lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm hoặc kem trang điểm không chứa dầu. Đặc biệt, không được dùng thuốc trị mụn bằng đường uống vì một số thành phần trong thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Trong giai đoạn cuối thai kỳ, việc thai nhi ngày càng phát triển sẽ tạo ra áp lực lên các tĩnh mạch ở chân của mẹ bầu. Cùng với đó, nồng độ hormone progesterone tăng cao
sẽ khiến mẹ bầu gặp phải chứng suy giãn tĩnh mạch. Nếu các thành viên trong gia đình có tiểu sử bị bệnh này, mẹ bầu có nhiều khả năng cũng sẽ mắc phải tình trạng này.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể gặp phải tình trạng tĩnh mạch hình mạng nhện. Đây là hiện tượng khi một nhóm các mạch máu nhỏ xuất hiện trên bề mặt da, đặc biệt là trên mắt cá chân, chân hoặc mặt, có hình mạng nhện hoặc giống các tia nắng nhỏ hay các nhánh cây đâm ra từ phần trung tâm.
Tuy nhiên, tình trạng này không gây cảm giác khó chịu và thường tự biến mất sau khi sinh.
Thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Thai nhi tuần thứ 21 đã có kích thước cỡ củ cà rốt với cân nặng khoảng 340g và chiều dài khoảng 26,7cm tính từ gót chân đến đỉnh đầu.
Lúc này, hầu hết các dưỡng chất vẫn được cung cấp qua nhau thai. Tuy nhiên, thai nhi đã bắt đầu phát triển ruột để hấp thụ lượng nhỏ các loại đường trong nước ối.
Tuần thứ 21, gan và lá lách của thai nhi đã bắt đầu hoạt động để sản xuất tế bào máu. Tuy nhiên, gan sẽ ngừng hoạt động một vài tuần trước khi sinh, lá lách sẽ ngừng sản xuất các tế bào máu ở tuần thứ 30.
Tủy xương cũng đã phát triển đầy đủ, giúp hình thành tế bào máu. Đây chính là cơ quan sản xuất tế bào máu từ tháng thứ 9 của thai kỳ và sau khi sinh.
Thai nhi 21 tuần tuổi biết làm gì?
- Các cú đạp của bé: Thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều hơn, mẹ bầu có thể cảm nhận được các chuyển động của thai nhi khi em bé thay đổi vị trí trong bụng mẹ.
- Thai nhi tuần thứ 21 đã có thể bú, cầm nắm và có thể bị nấc cụt.
- Có thể nếm được một số thức ăn mà mẹ bầu đang ăn vì vị giác của thai nhi đã bắt đầu phát triển.
Những lời khuyên của bác sĩ ở tuần thai thứ 21
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Đến tuần thứ 21, ngực của mẹ bầu đã bắt đầu rỉ sữa non. Sữa non chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và lượng lớn kháng thể tự nhiên, giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ. Sữa non thường xuất hiện trong tháng thứ 7 của thai kỳ. Một số trường hợp hình thành sớm từ tháng thứ 4, 5, 6.
Dấu hiệu nhận biết: Đầu ti xuất hiện đốm trắng nhỏ li ti như mụn, cùng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Ngực cũng bắt đầu căng cứng và có cảm giác đau.
Tuy nhiên, mẹ bầu có thể khắc phục tình trạng này bằng cách xoa bóp ngực nhẹ nhàng
hoặc đắp gạc ấm. Ngoài ra, hãy trao đổi với bác sĩ về những biểu hiện bất thường diễn ra trong cơ thể để nhận được lời khuyên thích hợp.
Những xét nghiệm, tiêm chủng nào mẹ cần làm?
Mẹ bầu cần thường xuyên khám thai để kiểm tra:
- Nhịp tim của thai nhi tuần thứ 21.
- Đo kích thước của tử cung để so sánh sự tương quan với kích thước ngày sinh nở.
- Chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung).
- Đo cân nặng và huyết áp. Có thể kiểm tra cân nặng của thai 21 tuần để so sánh sự chênh lệch với cân nặng chuẩn.
- Xét nghiệm nước tiểu để đo lượng đạm và đường.
- Kiểm tra việc giãn tĩnh mạch ở chân và độ sưng của tay chân.
- Các triệu chứng không bình thường mà mẹ bầu trải qua.
- Sức khỏe của mẹ và bé ở tuần 21.
Lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai nhi tuần 21
Caffeine và chất ngọt
Mẹ bầu vẫn có thể sử dụng caffeine và chất ngọt như soda cho người ăn kiêng. Tuy nhiên không nên làm dụng quá 200mg mỗi ngày. Trường hợp mẹ bầu “nghiện” đồ uống này, vẫn có thể sử dụng 1-2 lon mỗi ngày. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm các loại thức uống tốt cho sức khỏe như sữa và nước ép trái cây nguyên chất để tăng cường dinh dưỡng.
Thức ăn có chứa gan
Gan là thực phẩm giàu protein và dưỡng chất, tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn 1 hoặc 2 lần/tháng. Lý do là trong gan chứa nhiều vitamin A chưa chuyển hóa (retinol). Đặc biệt, gan bò chứa gấp 3 lượng vitamin A chưa được chuyển hóa, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi đang phát triển. Lưu ý là bạn nên vệ sinh kỹ gan trước khi sử dụng và chỉ nên ăn số lượng có hạn, vì gan có nguy cơ chứa ký sinh trùng đấy.
Trên đây là những thông tin về sự thay đổi của mẹ bầu và thai nhi trong tuần thứ 21. Gia đình và mẹ bầu cần lưu ý theo dõi sự thay đổi trong cơ thể để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Đừng quên bổ sung các dưỡng chất cần thiết để thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông nhé!
Nguồn: Chuyên trang sức khỏe hellobacsi.com tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư
Mua sữa bột công thức các loại cho mẹ bầu tại Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mẹ bầu ở tuần tuổi thứ 21 có những thay đổi nào quan trọng? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.