Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6 (Có đáp án) 5 Đề thi HSG Khoa học tự nhiên 6 cấp Huyện tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6 cấp Huyện gồm 5 đề thi, có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, ôn tập, luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn.
Thông qua 5 đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6 này các em sẽ nắm được cách ra đề, cũng như luyện giải đề để biết cách phân bổ thời gian hợp lý, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học sinh giỏi đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm 30 đề ôn thi học sinh giỏi Khoa học tự nhiên 6. Vậy mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6
PHÒNG GD&ĐT…… (Đề thi có 03 trang) |
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm):
Câu 1: Cân một túi hoa quả, kết quả cân là 15 634 gam. ĐCNN của cân đã dùng là:
A. 1 gam.
B. 5 gam.
C. 10 gam.
D. 100 gam.
Câu 2: Khi một quả bóng bị đập vào tường thì lực mà tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?
A. Không làm biến đổi chuyển động của quả bóng và cũng không làm biến dạng quả bóng.
B. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
C. Vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng, vừa làm biến dạng quả bóng.
D. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
Câu 3: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có ích?
A. Xe đạp đi nhiều nên xích, líp bị mòn.
B. Bảng trơn không viết được phấn lên bảng.
C. Người thợ trượt thùng hàng trên mặt sàn rất vất vả.
D. Giày dép sau thời gian sử dụng đế bị mòn.
Câu 4: Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn
A. Lớn hơn trọng lượng của quyển sách.
B. Nhỏ hơn trọng lượng của quyển sách.
C. Bằng trọng lượng của quyển sách.
D. Bằng 0.
Câu 5: Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành nhiệt năng?
A. Điện năng.
B. Cơ năng.
C. Hóa năng.
D. Quang năng.
Câu 6: Tiết kiệm năng lượng giúp:
A. Tiết kiệm chi phí.
B. Bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo.
C. Góp phần giảm lượng chất thải, giảm ô nhiễm môi trường.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 7: Nguyên liệu được sử dụng trong lò nung vôi là:
A. Đá vôi.
B. Cát.
C. Gạch.
D. Đất sét.
Câu 8: Lứa tuổi từ 11 – 15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là:
A. carbohydrate.
B. chất béo.
C. protein.
D. Calcium.
Câu 9: Vật thể nhân tạo là
A. vật có sẵn trong tự nhiên.
B. là vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.
C. vật có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.
D. không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.
Câu 10: Đặc điểm của thể rắn là
A. các hạt liên kết chặt chẽ; có hình dạng và thể tích xác định; rất khó bị nén.
B. các hạt liên kết không chặt chẽ; có hình dạng không xác định, có thể tích xác định; khó bị nén.
C. các hạt chuyển động tự do; có hình dạng và thể tích không xác định; dễ bị nén.
D. dễ lan tỏa, chiếm toàn bộ hình dạng vật chứa.
Câu 11: Không khí là hỗn hợp chứa nhiều thành phần khác nhau, thành phần không phải thể khí là
A. Carbon dioxide.
B. Oxygen.
C. Chất bụi.
D. Nitrogen.
Câu 12: Cho các phát biểu sau:
1. Vật thể được tạo nên từ chất.
2. Kích thước miếng nhôm (aluminium) càng lớn thì khối lượng riêng của aluminium càng lớn.
3. Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó.
4. Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Thực vật?
A. Rêu tường.
B. Tảo lục.
C. Dương xỉ.
D. vạn thọ.
Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây không phải của các thực vật thuộc ngành Hạt kín?
A. Sinh sản bằng bào tử.
B. Hạt nằm trong quả.
C. Có hoa và quả.
D. Thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện.
Câu 15: Cho các vai trò sau:
(1) Cung cấp thức ăn, nơi ở cho một số loài động vật
(2) Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người
(3) Cung cấp nguyên liệu, vật liệu cho các ngành sản xuất
(4) Cân bằng hàm lượng oxygen và carbon dioxide trong không khí
(5) Làm cảnh
(6) Chứa độc tố gây hại cho sức khỏe con người
Đâu là những vai trò của thực vật trong đời sống?
A. (1), (3), (5).
B. (2), (3), (5).
C. (2), (4), (6).
D. (1), (4), (6).
Câu 16: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?
A. Du canh du cư.
B. Phá rừng làm nương rẫy.
C. Trồng cây gây rừng.
D. Xây dựng các nhà máy thủy điện.
Câu 17: mức độ tổ chức cơ thể thấp hơn liền kề với mức độ hệ cơ quan là
A. cơ thể.
B. mô.
C. bào quan.
D. cơ quan.
Câu 18: Virut sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng:
A. có kích thước hiển vi.
B. có cấu tạo tế bào nhân sơ.
C. chưa có cấu tạo tế bào.
D. có hình dạng không ổn định.
Câu 19: Chức năng bài tiết của cơ thể là gì?
A. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường.
B. Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước.
C. Quá trình loại bỏ các chất thải.
D. Quá trình lấy thức ăn và nước.
Câu 20: Từ một tế bào qua 3 lần phân bào có bao nhiêu tế bào con được hình thành?
A. 8.
B. 4.
C. 16.
D. 2.
II. PHẦN TỰ LUẬN (14,0 điểm):
Câu 1: (4,25 điểm)
1. (1 điểm) Một bình đựng đầy 7 lít xăng. Chỉ dùng 1 bình loại 5 lít và 1 bình loại 2 lít, làm thế nào để lấy được 1lít xăng từ bình 7 lít trên. Biết các bình đều không có vạch chia độ.
2. (2,25 điểm) Một lò xo treo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi treo một quả nặng có khối lượng 50g vào lo xo thì chiều dài lò xo lúc này là 20,3cm.
a, Có những lực nào tác dụng lên quả nặng? Nêu đặc điểm về phương, chiều, cường độ của các lực đó?
b, Nếu treo thêm 3 quả nặng như vậy nữa thì chiều dài lo xo lúc này là bao nhiêu?
3. (1,0 điểm) Thả quả bóng cao su rơi tự do từ một độ cao h so với mặt đất. Sau khi quả bóng chạm mặt đất và nảy lên thì không đạt được độ cao h như ban đầu. Giải thích?
Câu 2: (4,25 điểm)
1. (1,5 điểm) Để đốt cháy 12 gam than cần 24,4 lít khí oxygen sinh ra 44 gam khí carbon dioxide.
a, Để đốt cháy hết 1 kg than thì cần bao nhiêu lít khí oxygen và sinh ra bao nhiêu gam khí carbon dioxide?
b, Để đốt cháy hết 12 gam than cần bao nhiêu lít không khí. Biết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí?
2. (1,5 điểm) Lựa chọn phương pháp và trình bày cách tách chất ra khỏi hỗn hợp trong các trường hợp sau:
a, Tách bột sắt ra khỏi hỗn hợp bột sắt và bột đá.
b, Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước.
c, Tách cát ra khỏi hỗn hợp đường và cát.
3. (1,25 điểm) Bảng sau đây cho thấy độ tan của một chất thay đổi ở các nhiệt độ khác nhau
Nhiệt độ (oC) |
0 |
20 |
40 |
60 |
80 |
100 |
Khối lượng chất rắn (g) |
16 |
28 |
58 |
112 |
170 |
245 |
– Vẽ đồ thị đường biểu diễn mối liên hệ giữa khối lượng chất rắn hòa tan và nhiệt độ.
– Dự đoán lượng chất rắn hòa tan ở 330C và 750C.
Câu 3: (5,5 điểm)
1. (1,5 điểm) So sánh tế bào Động Vật và tế bào Thực Vật?
2. (2,0 điểm) Cho các loài thực vật sau: Dương xỉ sừng hươu, Rêu tường, cây tre, vạn tuế, Rêu tản, cam, cây lông cu li, Phi lao. Xây dựng khóa lưỡng phân cho các nhóm thực vật.
3. (1,0 điểm) Tại sao khi tiếp xúc gần với bệnh bị lao ta có thể nhiễm bệnh? Hãy cho biết cách phòng chống bệnh lao?
4. (1,0 điểm) Em hãy cho biết sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm):
Mỗi câu đúng được 0,3 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
B |
D |
C |
D |
D |
C |
A |
D |
B |
A |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
C |
B |
B |
A |
A |
C |
D |
C |
C |
D |
II. PHẦN TỰ LUẬN (14,0 điểm):
Câu |
Ý |
Nội dung |
Điểm |
1 |
1 1 điểm |
– Múc 5 lít xăng bằng bình 5l từ bình 7l – Múc 2 lít xăng bằng bình 2l từ bình 5 lít rồi đổ vào bình đựng xăng 7l – Trong bình 5 lít còn 3 lít xăng. Múc thêm 2 lít xăng nữa bằng bình 2l từ bình 5 lít – Trong bình 5 lít còn 1 lít xăng |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
2
2,25 điểm |
a, Các lực tác dụng lên quả nặng + Trọng lực + Lực đàn hồi – Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, độ lớn P = 10.m = 10. 0,05 = 0,5N – Khi quả nặng đứng yên thì lực đàn hồi cần bằng với trọng lực. – Lực đàn hồi của lò xo có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên Độ lớn F = P = 0,5N b, Độ dãn của lò xo khi treo 1 quả nặng 20,3 – 20 = 0,3 cm – Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo. Vậy khi treo thêm 3 quả nặng nữa, lò xo sẽ tiếp tục dãn thêm: 3. 0,3 = 0,9 cm – Chiều dài lo xo lúc này là : 20,3 + 0,9 = 21,2 cm |
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
|
3
1 điểm |
+ Quả bóng khi rơi từ độ cao xuống mặt đất sẽ chịu lực cản của không khí, va chạm mặt đất và còn phát ra âm. + Nên năng lượng cơ năng của quả bóng, một phần bị chuyển hóa thành nhiệt năng tỏa nhiệt ra môi trường, làm nóng mặt đất và năng lượng âm. Vì vậy, quả bóng không có cơ năng như ban đầu nên không đạt được độ cao như ban đầu. |
0,25 0,5 0,25 |
|
2 |
1 (1,5 điểm) |
Để đốt cháy 12 gam than cần 24,4 lít khí oxygen sinh ra 44 gam khí carbon dioxide. a, Đổi 1kg = 1000g Để đốt cháy 12 gam than cần 24,4 lít khí oxygen Vậy đốt 1000g than cần: (1000.24.4):12 = 2033,33 lít Lượng khí CO2 sinh ra là: (44.1000)/12 = 3666,6 lít b, Để đốt cháy hết 12 gam than cần thể tích không khí 24,4.5 = 122 lít |
0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 |
2 (1,5 điểm) |
– Mỗi ý đúng được 0,5 đ (Nêu được phương pháp và trình bày được cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp) a, Dùng nam châm để tách bột sắt ra khỏi hỗn hợp bột sắt và bột đá. Đưa nam châm lại gần hỗn hợp bột sắt và bột đá, Bột sắt sẽ bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp b, Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước Dùng phương pháp chiết: do dầu ăn không tan trong nước và nhẹ hơn nước nên sẽ tạo thành 2 lớp chất lỏng có bề mặt phân cách Lắp phễu chiết lên giá, Cho hỗn hợp dầu ăn và nước vào phễu chiết, bên dưới phễu chiết đặt 1 cốc thủy tinh. Mở khóa phễu chiết cho nước chảy xuống từ từ cho đến khi chạm bề mặt phân cách giữa nước và dầu ăn ta thu được dầu ăn không còn lẫn nước. c, Tách cát ra khỏi hỗn hợp đường và cát Dùng phương pháp lọc: Do cát không tan trong nước, còn đường tan được trong nước. Cho hỗn hợp đường và cát vào cốc nước khuấy đều cho đường tan hết. Dùng phễu lọc, phía trên phễu đặt giấy lọc, đặt phễu vào 1 bình tam giác. Đổ từ từ hỗn hợp với nước vào phễu lọc. Cát không tan nằm lại phía trên giấy lọc, đường tan trong nước sẽ theo nước chảy xuống bình tam giác. Đem giấy lọc có chứa cát đi sấy khô thu được cát. Mang nước đường đi đun nóng đến khi nước bay hơi hết thu lại đc đường |
0,5 0,5 0,5 |
|
3 (1,25 điểm) |
– Vẽ được đồ thị đường biểu diễn mối liên hệ giữa khối lượng chất rắn hòa tan và nhiệt độ có chú thích đầy đủ – Dự đoán lượng chất rắn hòa tan ở 330C và 750C ở 330C: khối lượng chất rắn là : (33.28):20 = 46,2g ở 750C: khối lượng chất rắn là: (75.112):60 = 140g |
0,25 0,5 0,25 0,25 |
|
|
|
||
3 |
1 (1,5 điểm) |
học sinh so sánh + giống nhau + khác nhau |
0,5 1,0 |
2 (2,0 điểm) |
Học sinh xây dựng khóa lưỡng phân đúng Học sinh viết đúng Nhóm rêu (rêu tường, rêu tản) Nhóm dương xỉ (dương xỉ sừng hươu, cây lông culi) Nhóm hạt trần (vạn tuế, phi lao) Nhóm hạt kín (cam, cây tre |
1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 |
|
3 (1,0 điểm) |
Học sinh giải thích đúng con đường lây virus lao qua con đường hô hấp là chủ yếu – Cách phòng chống: +Vệ sinh môi trường sạch sẽ (thu gom rác thải, xử lí phân thải của người, động vật … + Chữa trị bệnh ở bệnh lao phổi |
0,5 0,25 0,25 |
|
4 (1,0 điểm) |
Ý nghĩa – Tăng về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể – Giúp cơ thể lớn lên – Tạo ra các tế bào mới – Thay thế các tế bào già chết đi |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
Lưu ý:
Trên đây chỉ là sơ lược các bước giải, lời giải của thí sinh cần lập luận chặt chẽ, hợp logic. Nếu thí sinh trình bày cách làm khác mà đúng thì cho điểm các phần theo thang điểm tương ứng.
….
>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6 (Có đáp án) 5 Đề thi HSG Khoa học tự nhiên 6 cấp Huyện tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.