Bạn đang xem bài viết Bột ngọt tốt hơn hay hạt nêm tốt hơn? Nên dùng loại nào khi chế biến món ăn? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hạt nêm và bột ngọt (hay còn gọi là mì chính) là một trong những loại gia vị phổ biến, giúp món ăn trở nên đậm đà, thơm ngon hơn. Thực tế, có những người bị dị ứng bột ngọt nhưng lại có thể ăn được hạt nêm. Vậy hai loại gia vị này có thể thay thế được cho nhau không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Hạt nêm và bột ngọt có gì khác nhau?
Bột ngọt là gì?
Bột ngọt hay còn gọi là mì chính, là sản phẩm được làm ra trong quá trình lên men từ các nguyên liệu tự nhiên như mật mía đường, tinh bột ngũ cốc (khoai mì).
Bột ngọt chỉ là 1 gia vị có tác dụng điều vị, không có giá trị dinh dưỡng, được chứng nhận an toàn trong điều kiện sử dụng nấu ăn thông thường và không lạm dụng.
Tuy nhiên, nó có thể biến đổi thành chất gây hại ở nhiệt độ 300 độ C (nhiệt độ nấu ăn thông thường chỉ đạt đến khoảng 260 độ C).
Hạt nêm là gì?
Hạt nêm chứa nhiều nguyên liệu trong thành phần, trong đó thành phần không thể thiếu là bột ngọt (chất điều vị 621) và 2 chất điều vị 627 và 631 (còn gọi là chất siêu bột ngọt với độ ngọt gấp 10 – 15 lần bột ngọt thông thường).
Vị ngọt của hạt nêm chủ yếu là từ các chất điều vị này chứ không đến từ “xương hầm và thịt” như thường được quảng cáo (nếu có thì là bột thịt chứ không phải được cô đặc từ nước hầm xương và thịt vì như thế thành phẩm sẽ rất mau hư, khó bảo quản ở nhiệt độ thường).
Cả 3 chất điều vị 621, 627 và 631 đều nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm, nhưng nếu dùng quá nhiều thì cũng không thực sự tốt cho sức khỏe, có thể gây những tác dụng phụ khó lường.
Nên ăn hạt nêm hay bột ngọt?
Xét về yếu tố dinh dưỡng thì bột ngọt và hạt nêm đều không cần thiết để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Hạt nêm thực sự không tốt hơn bột ngọt, vì bản thân nó cũng chứa bột ngọt (mì chính) trong thành phần, và cả các chất siêu bột ngọt.
FDA coi việc bổ sung bột ngọt vào thực phẩm là “thường được công nhận là an toàn” (GRAS) nếu chỉ dùng như gia vị nêm nếm thông thường (dùng ở lượng nhỏ), bạn cũng nên dùng theo liều lượng được khuyến cáo, tránh tình trạng bị “say bột ngọt”
Tham khảo thêm: Ăn bột ngọt bị mỏi cơ chóng mặt, nguyên nhân do đâu?
Nếu để an toàn tuyệt đối, tốt nhất người tiêu dùng nên hạn chế cả 2 loại. Còn nếu hạt nêm và bột ngọt thực sự không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày (vì sở thích, thói quen và để món ăn đậm đà thơm ngon hơn) và phải chọn 1 trong 2 thì cân nhắc:
- So với hạt nêm thì bột ngọt có vẻ “tự nhiên” hơn nhiều khi xem xét thành phần nguyên liệu. Hạt nêm với thành phần “phức tạp” hơn thì người tiêu dùng càng khó nắm bắt và kiểm soát hơn về tính an toàn.
- Khi dùng hạt nêm, ngoài tạo vị ngọt cho món nấu thì nó còn cộng thêm vị mặn. Dùng nhiều hạt nêm có thể khiến người dùng bỏ qua thói quen nêm nếm thêm muối ăn, từ đó lâu dần rất dễ dẫn đến thiếu hụt i-ốt.
- Những người bị dị ứng với bột ngọt thì cũng không ăn được hạt nêm. (Cần lưu ý đặc biệt với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và trẻ sơ sinh).
Nguồn: Sức Khỏe Cộng Đồng
Vì vậy, nếu muốn sử dụng bột ngọt hay hạt nêm trong bữa ăn hàng ngày, người dùng hãy cân nhắc những thông tin được nêu trên. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích.
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bột ngọt tốt hơn hay hạt nêm tốt hơn? Nên dùng loại nào khi chế biến món ăn? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.