Bạn đang xem bài viết Ngành Sinh học ứng dụng là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Làm thế nào để bạn có được những con bò sản xuất nhiều sữa hơn trong khi vẫn duy trì chất lượng cuộc sống của chúng? Làm thế nào để bạn phát triển một quả cà chua đỏ đẹp mắt và chống lại bệnh ung thư? Với Sinh học ứng dụng, bạn sẽ tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi thực tế như vậy. Và nếu bạn là người có niềm đam mê tìm tòi những điều thú vị này trong cuộc sống thì đây là ngành không thể bỏ qua. Trước khi đưa ra quyết định đúng đắn cho mình, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những điều cơ bản về ngành học này.
Ngành Sinh học ứng dụng là gì?
Sinh học ứng dụng hay Công nghệ Sinh học ứng dụng là ngành chuyên về việc ứng dụng các công nghệ vào trong việc nghiên cứu các vấn đề sinh học. Người học sẽ tìm hiểu các kiến thức về sinh học cơ bản, sinh lý học động thực vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật, kỹ thuật ly trích và phân tích các hợp chất hữu cơ để đáp ứng cho việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao. Người học không chỉ học lý thuyết mà sẽ được trải nghiệm các chương trình học trên thực tế. Bạn sẽ cần phải thực hiện các nhiệm vụ và dự án của mình và thu thập dữ liệu tại nhà kính hay chuồng nuôi động vật.
Theo học ngành này, sinh viên sẽ được rèn luyện các kỹ năng thực hành, ứng dụng vào thực tiễn trong lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp, sinh học và công nghệ thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn cuộc sống.
Các khối thi vào ngành Sinh học ứng dụng là gì?
Ngành Sinh học ứng dụng xét tuyển các tổ hợp môn dưới đây:
- Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- Khối A02: Toán, Vật lý, Sinh học
- Khối A18: Toán, Hóa học, Khoa học xã hội
- Khối B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- Khối B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn
- Khối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- Khối D13: Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh
- Khối D90: Toán học, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành Sinh học ứng dụng là bao nhiêu?
Điểm chuẩn ngành này ở mức trung bình so với các ngành đào tạo khác. Tùy từng tổ hợp môn, điểm chuẩn của ngành dao động từ 14 đến 20 điểm theo phương thức xét điểm thi THPTQG, từ 18 đến 20 điểm theo hình thức xét học bạ.
Trường nào đào tạo ngành Sinh học ứng dụng?
Có thể nói, Sinh học ứng dụng là một ngành khá “hot” trong tương lai, do đó có nhiều trường đại học chú trọng đào tạo. Dưới đây liệt kê danh sách các trường theo từng khu vực trên cả nước để giúp các sĩ tử dễ dàng lựa chọn cho mình một ngôi trường phù hợp:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
- Đại học Tân Trào
Khu vực miền Trung
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Khánh Hòa
- Đại Học Phạm Văn Đồng
- Đại Học Nông Lâm – Đại Học Huế
Khu vực miền Nam
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Cần Thơ
- Đại học An Giang
- Đại học Tân Tạo
Liệu bạn có phù hợp với chuyên ngành này?
Như chúng ta đã biết, đây là một ngành khá khó và phức tạp, vậy người học nên trang bị cho bản thân những kiến thức và kỹ năng gì? Chúng ta hãy cùng điểm qua những tố chất sau đây nhé!
- Yêu thích những môn học thuộc khối Khoa học tự nhiên: Chỉ khi bạn yêu thích chúng thì nó mới tạo cho bạn niềm vui, sự thích thú, truyền cảm hứng cho bạn để học tập nghiên cứu hiệu quả hơn.
- Thích nghiên cứu, khám phá những cái mới: Sinh học ứng dụng là một mảnh đất khá màu mỡ và mới mẻ. Vì vậy, sự đam mê nghiên cứu, khám phá, sáng tạo sẽ khiến bạn có những bước đột phá trong công việc.
- Tư duy thông minh và khả năng logic: Như đã đề cập, ngành này khá phức tạp với người học. Người học cần có sự tư duy logic, nhạy bén để lĩnh hội bài học một cách nhanh, đầy đủ và hiệu quả nhất.
- Chăm chỉ, kiên trì: Đây được xem là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ ngành nghề nào nếu bạn muốn có những bước tiến mới trong tương lai.
- Thận trọng và chính xác, có trách nhiệm: Bởi đây là ngành đòi hỏi tính chính xác cao. Tất cả các sản phẩm mới đều phải được kiểm nghiệm kỹ càng, giảm thiểu sai sót để không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Có khả năng ngoại ngữ: Nguồn tài liệu nước ngoài về ngành khá đa dạng. Vì vậy, bạn cần đọc hiểu để mở mang kiến thức cho mình. Ngoài ra sẽ không tránh khỏi việc bạn phải làm việc với người nước ngoài.
Học ngành này cần học giỏi môn gì?
Các môn học nằm trong tổ hợp môn xét tuyển ngành này khá đa dạng, từ khối Khoa học tự nhiên đến khối Khoa học xã hội. Vì vậy bạn cần phải học đồng đều tất cả các môn nằm trong tổ hợp môn bạn muốn xét tuyển để từ đó đạt được kết quả tốt nhất. Chỉ khi bạn vạch ra mục tiêu cụ thể thì bạn mới có những giải pháp và cách học hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên trau dồi cho mình những kiến thức thực tế về động thực vật và môi trường xung quanh.
Cơ hội việc làm của ngành này như thế nào?
Chuyên ngành này cung cấp cho bạn các cơ hội việc làm đa dạng trong các lĩnh vực phát triển quan trọng trong Khoa học đời sống. Sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ có triển vọng nghề nghiệp tuyệt vời và cơ hội việc làm tại những vị trí sau:
- Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý chất lượng tại nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm.
- Chuyên viên Sinh học ứng dụng tại các công ty, trung tâm kiểm nghiệm, chế biến nông sản, thủy sản, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, Sinh học ứng dụng.
- Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm.
- Nhân viên, kỹ thuật viên xét nghiệm trong bệnh viện và trung tâm y khoa.
- Nhà tư vấn môi trường.
- Giảng viên giảng dạy bộ môn.
- Kinh doanh các sản phẩm và sản xuất các thuốc sinh học.
Mức lương dành cho người làm ngành Sinh học ứng dụng là bao nhiêu?
Trong nhiều năm gần đây, nhu cầu nhân lực của ngành ngày càng cao nên mức lương cũng ngày càng tăng. Tùy vào vị trí và chuyên môn mà bạn sẽ nhận được mức lương khác nhau. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường bạn sẽ nhận được mức lương cứng từ 6 triệu đồng trở lên. Còn nếu bạn có năng lực và thâm niên làm việc thì bạn sẽ có cơ hội nhận được mức thu nhập lên tới 20 triệu đồng.
Kết luận
Sinh học ứng dụng ngày càng có vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng lớn đối với xã hội và đời sống. Chính vì nhu cầu cao nên người học ngành này sẽ có cơ hội việc làm rộng mở với mức lương hấp dẫn và tiềm năng phát triển lớn. Trên đây là những lý do nổi bật để bạn có thể cân nhắc liệu có nên theo đuổi ngành này hay không. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn một sự lựa chọn phù hợp nhất!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Sinh học ứng dụng là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-sinh-hoc-ung-dung