Bạn đang xem bài viết Đạt học sinh khá cần bao nhiêu điểm? Cách xếp loại học lực khá, giỏi, trung bình tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong hoạt động giáo dục, việc xếp loại học lực, hạnh kiểm là một phần quan trọng để đánh giá quá trình học tập của học sinh. Vậy điều kiện để được học sinh khá THCS, THPT là gì? Để đạt được học sinh khá cần bao nhiêu điểm? Hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Vì sao cần đánh giá xếp loại học lực của học sinh?
Việc kiểm tra đánh giá và xếp loại học lực của học sinh được thực hiện với nhiều mục đích khác nhau. Với mục đích nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của giáo dục:
- Làm rõ kết quả đạt được và mức độ chưa đạt được liên quan đến mục tiêu giáo dục của học sinh về kiến thức, kỹ năng và mức độ so với yêu cầu của cấp học.
- Tìm ra lỗi sai và từ đó giúp học sinh phối hợp học tập để cải thiện năng lực.
- Tạo cơ hội cho học sinh tự đánh giá, xác định sự tiến bộ của học sinh, khuyến khích, động viên và thúc đẩy học tập tốt hơn.
Muốn đạt học sinh khá cần bao nhiêu điểm? Điều kiện để học sinh đạt được học lực khá
Đối với học sinh cấp 3
Tiêu chuẩn xếp loại học lực học sinh khá được quy định tại Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT như sau:
Xếp loại khá nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 01 trong 03 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;
- Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
- Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại đạt.
Lưu ý điểm trung bình xét học sinh khá là từ 6,5 đến 7,9 nếu đạt 8 điểm nhưng có điều kiện phụ đi kèm không đạt yêu cầu thì vẫn đạt học sinh khá
Đối với học sinh cấp 2
Theo quy định tại điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT là:
Điều kiện đánh giá môn học ở mức Mức Khá là:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm từ 5,0 điểm trở lên. Trong đó có ít nhất 06 môn học có điểm trung bình môn học kỳ. Điểm trung bình môn cả năm đạt từ 6,5 điểm trở lên.
Đối với học sinh cấp 1
Sau rất nhiều cải cách của Bộ Giáo dục liên quan đến chương trình đào tạo cũng như cách tổ chức, hình thức thi. Do đó, các vấn đề về cách xếp loại học lực cũng có sự thay đổi nhất định dành: căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từ phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm thực hiện đánh giá kết quả giáo dục học sinh cấp 1 theo 04 mức độ: Chưa hoàn thành, Hoàn thành, Hoàn thành tốt, Hoàn thành xuất sắc.
Cách xếp loại học lực khá, giỏi và trung bình
Đối với học sinh cấp 3
Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào điểm trung bình các môn học kỳ và cả năm, xếp loại học tập được chia thành các mức: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém như sau:
Loại Giỏi
- Điểm trung bình các môn học từ 8.0 trở lên. Trong đó, điểm trung bình của một trong ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8.0 trở lên. Riêng đối với học sinh lớp chuyên trường THPT phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8.0 trở lên.
- Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6.5.
- Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt Đ trở lên.
Loại Khá
- Điểm trung bình các môn học đạt từ 6.5 trở lên. Trong đó, điểm trung bình của một trong ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ đạt từ 6.5 trở lên. Riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện về điểm trung bình môn chuyên từ 6.5 trở lên.
- Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5.0.
- Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Loại Trung bình
- Điểm trung bình các môn học từ 5.0 trở lên. Trong đó, điểm trung bình của một trong ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ đạt từ 5.0 trở lên. Riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên phải đạt từ 5.0 trở lên.
- Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3.5.
- Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Loại Yếu
- Điểm trung bình các môn học từ 3.5 trở lên và không có môn học nào điểm trung bình dưới 2.0.
Loại Kém
- Không thuộc các Loại đã nêu ở trên.
Đối với học sinh cấp 2
Học sinh khối THCS cần được đánh giá và xếp loại học lực khác học sinh tiểu học. Để có thể nhận diện cũng như đánh giá mức học nghiêm khắc hơn.
Xếp loại học lực cũng được đánh giá vào cuối các kỳ học và cuối năm học. Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào điểm trung bình các môn học kỳ và cả năm. Xếp loại học tập được chia thành các mức: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém như sau:
Loại giỏi
- Điểm trung bình các môn từ 8.0 trở lên và một trong ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ đạt điểm trung bình từ 8.0 trở lên. Đặc biệt, đối với học sinh thuộc chương trình đào tạo hệ trường chuyên, chúng ta cần thêm yêu cầu điểm trung bình cả môn đạt từ 8.0 trở lên trong đó
- Trong đó không có bất kỳ môn học nào có điểm trung bình dưới 6.5.
Loại khá
- Điểm trung bình các môn từ 6.5 trở lên và điểm trung bình của một trong ba môn toán, văn, ngoại ngữ từ 6.5 trở lên. Đặc biệt, nếu bạn là học sinh học lớp chuyên tại trường chuyên thì bạn cần thêm điều kiện là điểm trung bình môn chuyên từ 6.5 trở lên.
- Trong đó không có bất kỳ môn học nào có điểm trung bình dưới 5,0.
Loại trung bình
- Điểm trung bình của tất cả các môn học từ 5.0 trở lên và trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 5.0 trở lên; riêng đối với những học sinh thuộc chương trình đào tạo lớp chuyên của trường chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5.0 trở lên
- Trong đó không có bất kỳ môn học nào có điểm trung bình dưới 3.5
Loại Yếu
- Điểm trung bình các môn học từ 3.5 trở lên và không có môn học nào điểm trung bình dưới 2.0.
Loại Kém
- Không thuộc các Loại đã nêu ở trên.n.
Đối với học sinh cấp 1
Kết quả giáo dục học sinh cấp 1 được chia theo 04 mức độ, cụ thể:
Chưa hoàn thành
Những học sinh không thuộc vào các đối tượng nêu phía dưới.
Hoàn thành
Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức hoàn thành tốt hoặc hoàn thành, các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt, bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên.
Hoàn thành tốt
Những học sinh chưa đạt mức hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt, bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên.
Hoàn thành xuất sắc
Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học; hoạt động giáo dục đạt mức hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên.
Kết luận
Thông qua bài viết ReviewEdu đã giúp bạn hiểu được cách xếp loại học lực cấp 1, 2, 3 và biết được muốn đạt học sinh khá cần bao nhiêu điểm rồi phải không? Bài viết hướng dẫn cách xếp loại học lực học sinh tiểu học, trung học cơ sở trung học phổ thông. Bạn theo dõi và chú ý quá trình học tập để đạt kết quả tốt nhất nhé!
Xem thêm:
Làm sale là làm gì? Nhân viên sale làm những gì? Những công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp
Học tài chính ngân hàng ra làm gì? Nên học ở đâu và có dễ xin việc không?
Ngành Kinh doanh quốc tế ra làm gì? Những trường đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế tốt nhất
Ngành luật kinh tế ra làm gì? Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Luật Kinh tế
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đạt học sinh khá cần bao nhiêu điểm? Cách xếp loại học lực khá, giỏi, trung bình tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/dat-hoc-sinh-kha-can-bao-nhieu-diem