Quả sung là một loại quả khá quen thuộc với mâm ngũ quả ngày Tết. Nhưng có bao giờ bạn tìm hiểu những lợi ích từ quả sung chưa? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn quả sung là gì? 5 tác dụng chữa bệnh của quả sung mà có thể bạn chưa biết
Sung được biết như một loại quả hay xuất hiện trong các mâm ngũ quả, hoặc mâm trái cây chưng bàn thờ gia tiên,… nhưng lại ít khi có mặt. Vì sung không phải là một loại cây ăn trái, do đó nó còn khá lạ lẫm với một số người. Nhưng nếu bạn biết được 5 tác dụng chữa bệnh cực hot sau đây, bạn sẽ tìm mua sung ngay thôi!
Quả sung là gì?
Quả sung còn có tên khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả… Tên khoa học là Ficus racemosa L, thuộc họ dâu tằm (gọi theo danh pháp khoa học là Moraceae).
Sung có vị ngọt, tính bình, quả thường mọc theo chùm, thường được trồng ở khắp các làng quê Việt Nam. Sung đến mùa thường rất sai quả, một chùm có thể hơn 50 quả.
Quả sung có chứa nhiều glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali… và một số vitamin như C, B1…
Trong 100g sung có thể chứa 1g protein, chất béo 0,4g, đường 12,6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0,4mg, caroten 0,05mg, dẫn xuất không protein 12,3g, khoáng toàn phần 3,1g. Với hàm lượng dinh dưỡng cao nên sung được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh. Cùng nhau điểm qua 5 tác dụng tuyệt vời quả sung nhé!
Tác dụng chữa bệnh của quả sung
Hỗ trợ việc điều trị bệnh tiểu đường
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, sung là một loại quả có hàm lượng chất xơ cao từ đó giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Nó giúp làm giảm insulin – hoạt chất mà các bệnh nhân tiểu đường thường xuyên tiêm.
Theo Bác sĩ Võ Hoàng Thông – bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết: “Lượng kali trong quả sung có thể điều chỉnh được lượng đường hấp thụ vào cơ thể từ thức ăn hằng ngày. Ngoài ra chúng còn kiểm soát cho đường huyết luôn ở mức tiêu chuẩn. Rất nhiều bệnh nhân đã thử dùng phương pháp điều trị này và đã mang lại hiệu quả”.
Từ những hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường, sung giúp tạo một cuộc sống ổn định, bình thường đối với những người có vấn đề về đường huyết.
Chữa các bệnh dạ dày
Quả sung còn có thể chữa được một số bệnh về dạ dày như trào ngược, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thậm chí còn phòng bệnh ung thư dạ dày,… Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, 18 axit amin cùng những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, quả sung giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày và chữa bệnh trào ngược dạ dày cực tốt.
Các chất xơ hòa tan cùng với prebiotic giúp sản sinh vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, các bộ phận làm việc trơn tru làm giảm triệu chứng chướng bụng, buồn nôn cực kì hiệu quả.
Bên trong nhựa sung có chứa các hoạt chất ức chế tế bào ung thư, cụ thể là ung thư dạ dày và ruột. Người bệnh có thể sử dụng sung để cải thiện các triệu chứng và hạn chế những nguy cơ làm bệnh nặng hơn.
>> Ăn quả sung có thể chữa được bệnh đau dạ dày không?
Điều trị bệnh sỏi mật
Chế độ ăn uống không hợp lý hoặc ăn phải những thức ăn bị nhiễm độc sẽ làm cho gan bị suy yếu. Khi gan bị yếu đi thì lượng dịch mật tiết ra hỗ trợ quá trình tiêu hóa không được giải phóng hết. Lâu dần, dịch mật ứ đọng nhiều và kết tủa lại trở thành sỏi mật.
Quả sung có đủ dưỡng chất để khi vào trong cơ thể làm mềm và tan dần sỏi mật. Lâu dần, khi sỏi mềm ra sẽ được đào thả ra ngoài mà không cần bất kì sự can thiệp phẫu thuật nào.
Tốt cho bà bầu
Ba tháng đầu của thai kì là một giai đoạn cực quan trọng với bà bầu, vì thời điểm này thai nhi mới hình thành, chưa quen với cơ thể mẹ và khả năng bám vào mẹ còn yếu. Sung là một loại quả sẽ rất tốt cho bà bầu, với hàm lượng vitamin B6 giúp bà bầu khỏi tình trạng ốm nghén.
>> Top những công dụng cực tốt của quả sung đối với sức khỏe bà bầu
Hơn nữa còn nhiều dưỡng chất như omega 3 cần thiết cho sự phát triển của não bộ em bé bên trong, và giúp cho mẹ có một thai kì an toàn, giảm nguy cơ sinh non, dị tật ở em bé.
>> Bà bầu ăn quả sung được không? 05 cách chế biến quả sung bổ dưỡng cho bà bầu
Không chỉ tốt cho bà bầu, mà còn tốt với mẹ bỉm sữa nữa.
Các khoáng chất bên trong quả sung giúp kích thích tuyến sữa phát triển mạnh mẽ, sữa về dồi dào. Hoặc có thể dùng nhựa sung bôi lên các chỗ bị sưng vú, đau vú cơn đau sẽ biến mất ngay mà không cần bất kì loại thuốc nào cả.
Ngừa táo bón
Trong quả sung chứa hàm lượng lớn vitamin, fructoza và dextrose…và hàm lượng lớn chất xơ hơn bất cứ loại trái cây và rau xanh nào. Cứ 3 quả sung sẽ có 5 gam chất xơ.
Do đó những ai gặp vấn đề về ruột, hoặc táo bón thì tìm ngay sung nhé. Chất xơ bên trong quả sung giúp chứng táo bón biến mất, và còn loại bỏ những cử động ruột không lành mạnh. Ngoài ra, quả sung còn chứa proteolytic giúp hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
Phòng cao huyết áp
Sung chứa hàng lượng kali thấp, natri cao vì thế sung là thực phẩm hoàn hảo để phòng ngừa bệnh cao huyết áp. Bạn có thể sử dụng sung như món ăn vặt (mứt sung, sung chín) để làm dịu các dây thần kinh và mang đến cho bạn sự bình tĩnh tốt hơn.
Chữa sỏi thận
Chữa sỏi thận bằng quả sung là phương pháp dân gian, không có hiệu quả tức thì mà hiệu quả từ từ. Vì vậy kiên trì sử dụng quả sung đều đặn, theo liều lượng nhất định sẽ có công dụng chữa sỏi thận nữa đấy.
>> Tổng hợp 2 bài thuốc chữa sỏi thận bằng quả sung
Phòng chống lại ung thư vú
Chất xơ có trong quả sung là dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ và chống lại bệnh ung thư vũ hiệu quả.
Phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim
Sung tươi hoặc khô chứa các axit béo phenol, Omega-3 và Omega-6, những axit có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim.
Giảm cân
Lượng chất xơ có trong quả sung giúp giảm cân nếu sử dụng thường xuyên với liều lượng hợp lý.
Chữa bệnh trĩ hiệu quả
Sung là vị thuốc từ khi được các lương y khuyên dùng để chữa các bệnh như: rối loạn tiêu hóa, ruột bị nhiễm khuẩn, viêm ruột, kiết lị, đại tiện bí kết (táo bón), trĩ sang (trĩ lở loét), thoát giang (sa trực tràng)
>> 3 cách dùng quả sung để trị bệnh trĩ hiệu quả, khỏi nhanh
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Bài viết vừa giới thiệu bạn 5 công dụng chữa bệnh cực quan trọng của quả sung. Hi vọng bạn đã có thêm thông tin hữu ích nhé!
Xem thêm:
>> Ăn quả sung có tốt không? Những tác dụng phụ của quả sung mà bạn cần biết trước khi ăn
>> 3 cách dùng quả sung để trị bệnh trĩ hiệu quả, khỏi nhanh
>> Tuyệt chiêu chế biến 6 món ăn dân dã, ngon miệng và bổ dưỡng từ quả sung
Kinh nghiệm hay Blogdoanhnghiep.edu.vn