Bạn đang xem bài viết 10 lý do phổ biến nhất làm trẻ quấy khóc và cách khắc phục chúng tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đối với những người lần đầu tiên làm cha mẹ, việc trẻ quấy khóc khiến cả hai khá căng thẳng. Tuy nhiên, tiếng khóc của trẻ chính là cách để bạn đáp ứng những mong muốn của con một cách nhanh chóng nhất. Dưới đây sẽ là 10 lý do phổ biến nhất làm trẻ quấy khóc mà Blogdoanhnghiep.edu.vn muốn chia sẻ đến bạn. Sau đó bạn sẽ tìm thấy cách khắc phục trong từng trường hợp. Hãy cùng theo dõi nhé!
Trẻ khóc khi bị đói
Trẻ em thường nhanh đói ngay cả khi vừa kết thúc bữa ăn hoặc bú sữa trong khoảng thời gian ngắn. Bạn có thể nhận thấy tiếng khóc của trẻ thường ngắn, trầm hoặc có lúc lên và xuống. Trẻ không chỉ khóc khi bắt đầu đói mà còn kèm theo một số dấu hiệu khác như mút tay, miệng chóp chép hoặc xoay người về phía ngực. Lúc này, mẹ có thể cho trẻ ăn nhẹ hoặc uống sữa. Đối với trẻ sơ sinh, nếu chưa chuẩn bị kịp sữa, bạn có thể dùng ti giả để trẻ ngừng khóc ngay tức thì.
Trẻ khóc khi muốn đi ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của con, nhất là trẻ sơ sinh. Dấu hiệu dễ nhận thấy khi con buồn ngủ là mắt nhắm hờ, sau đó khóc to và khóc kéo dài. Để tránh tình trạng này, mẹ nên tìm hiểu thời gian ngủ của con dựa trên số tuổi và thiết lập giờ ngủ phù hợp với con.
Bạn có thể quấn thêm khăn hoặc chăn ấm để con cảm thấy ấm áp và thoải mái hơn khi ngủ. Sau đó tắt bớt đèn trong phòng và thêm vài âm thanh nhẹ nhàng để con dễ chìm vào giấc ngủ ngon.
Trẻ khóc khi cần thay tã
Tã ướt hoặc bẩn là nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy khó chịu và dẫn đến quấy khóc. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, trẻ có thể mắc một số vấn đề về da như mẩn đỏ, ngứa,… hoặc ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Do đó, bạn cần thường xuyên kiểm tra tã và giữ cho tã luôn khô thoáng.
Trẻ muốn được âu yếm, vỗ về
Với những trẻ vừa chào đời, việc âu yếm và vỗ về trẻ rất cần thiết cho con làm quen với môi trường bên ngoài. Thường trẻ sơ sinh sẽ quấy khóc nếu không có người ở bên cạnh, nhất là mẹ. Bạn có thể dành thời gian ôm bé vào lòng hoặc lại gần con và xuất hiện trong tầm mắt của trẻ thường xuyên hơn.
Đồng thời, bạn cũng có thể vừa đung đưa, vừa hát cho trẻ nghe để đánh lạc hướng và trấn an con. Lưu ý không nên ôm con quá chặt bởi một số trẻ thích tự do cử động hơn.
Trẻ cần ợ hơi
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi dễ bị ợ hơi khi bú sữa. Lý do phần lớn liên quan đến kỹ thuật cho con bú của mẹ hoặc trẻ bú quá nhanh gây ra hiện tượng nhiều hơi vào dạ dày. Phản ứng này xảy ra liên tục để đẩy bớt không khí ra bên ngoài cơ thể trẻ. Mẹ có thể áp dụng những cách sau để vỗ ợ hơi trẻ hiệu quả hơn, chằng hạn như:
- Bế trẻ đứng thẳng sao cho cằm của con tựa lên vai, sau đó bạn nhẹ nhàng vỗ lưng bé.
- Cho trẻ ngồi tựa vào người mẹ, sau đó dùng lòng bàn tay xoa theo hình tròn trên lưng bé. Lưu ý để đầu trẻ cao hơn ngực.
Trẻ bị quá nóng hoặc quá lạnh
Tuỳ vào điều kiện thời tiết mà bạn lựa chọn quần áo phù hợp với con. Bạn có thể kiểm tra xem trẻ có đang quá nóng hoặc quá lạnh bằng cách sờ vào bụng hoặc gáy của con. Việc kiểm tra thân nhiệt của trẻ sẽ giúp bạn điều chỉnh lớp quần áo hoặc nhiệt độ xung quanh thích hợp với thân nhiệt của trẻ.
Nếu con bị lạnh, bạn nên tăng nhiệt độ phòng và mặc thêm quần áo cho trẻ. Ngược lại, bạn có thể giảm nhiệt độ phòng, cởi bớt quần áo hoặc thay quần áo mỏng, nhẹ hơn cho con khi trời nóng.
Trẻ quấy khóc khi mọc răng
Ở giai đoạn khoảng 4 tháng tuổi, trẻ thường bắt đầu mọc răng. Tình trạng này khiến trẻ chảy nhiều nước dãi, thậm chí thường kèm theo một số dấu hiệu khác như sốt, tiêu chảy, ngủ không ngon giấc,…
Bạn có thể xoa dịu cơn khó chịu của trẻ bằng cách massage nướu khi trẻ quấy khóc. Ngoài ra, mẹ có thể lấy núm vú giả ngâm nước đá hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút, sau đó cho bé ngậm. Việc này có thể làm giảm sự đau nhức trong giai đoạn con mọc răng.
Trẻ có vấn đề sức khỏe
Khi cơ thể không khỏe, trẻ thường có biểu hiện như cáu gắt, khóc yếu đi, gấp gáp hơn, liên tục và the thé… Trường hợp trẻ nhỏ quấy khóc dai dẳng và kèm theo các vấn đề như da xanh, lốm đốm, nhợt nhạt,… bạn cần kiểm tra thân nhiệt của trẻ. Nếu tình hình tệ hơn, bạn nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Trẻ khóc khi bị kích thích từ môi trường bên ngoài
Một số trẻ thường dễ mệt mỏi sau khi hoạt động trong thời gian ngắn. Hoặc việc thăm hỏi của người lạ cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ quấy khóc. Lúc này, bạn cần cho trẻ có thời gian nghỉ ngơi hoặc đưa con đến nơi yên tĩnh.
Ngoài ra, bạn nên giảm bớt ánh sáng bằng cách tắt điện hoặc đóng rèm cửa lại. Mẹ cũng có thể tạo mùi cho căn phòng để con cảm thấy dễ chịu hơn. Hãy đảm bảo rằng bé không bị dị ứng với mùi hương toả trong căn phòng.
Trẻ quấy khóc liên quan đến hội chứng Colic
Hội chứng Colic (đau bụng ở trẻ sơ sinh) thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tháng tuổi và kéo dài ít nhất trong 3 tuần. Dù vậy, vấn đề này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trong mọi trường hợp, bạn nên cố gắng dỗ dành, âu yếm trẻ nhiều nhất có thể. Hoặc hãy thử ôm trẻ, lắc lư qua lại, bế con ra ngoài dạo chơi, cho trẻ nghe nhạc hoặc hát ru trẻ,…
Vậy là Blogdoanhnghiep.edu.vn vừa chia sẻ đến bạn 10 lý do phổ biến nhất làm trẻ quấy khóc và cách khắc phục chúng. Hãy tham khảo và tìm ra cách dỗ trẻ hiệu quả nhất nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 10 lý do phổ biến nhất làm trẻ quấy khóc và cách khắc phục chúng tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.