Bạn đang xem bài viết 10 loại lá cây trị ghẻ ngứa hiệu quả và những lưu ý khi sử dụng tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bên cạnh sự phát triển của Tây y, thì Đông y cũng là một phương pháp chữa trị hiệu quả không kém. Dựa vào các phương thuốc hoàn toàn từ thiên nhiên, các loại thuốc đến từ nền Y học cổ truyền đã thành công chữa khỏi rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra, nó còn rất hữu hiệu trong việc chữa các bệnh ngoài da, ghẻ ngứa là một trong số đó. Hôm nay, bài viết này sẽ mách cho bạn các loại lá chữa trị ghẻ ngứa hiệu quả và các lưu ý.
10 loại lá cây trị ghẻ ngứa hiệu quả
Lá muồng trâu
Công dụng
Đây là một trong những loại lá được sử dụng nhiều nhất trong việc chữa trị ghẻ ngứa. Do trong lá chứa nhiều vitamin C, hàm lượng kháng oxy hóa cao. Có thể nhanh chóng tiêu diệt an toàn các cái ghẻ, tiêu viêm, giảm ngứa và làm xẹp các vết mụn nước trên da tức thì.
Bạn có thể dễ dàng kiếm được loại lá này ở những nơi có khí hậu nóng, trên vùng đồi cao và các vùng đất trồng.
Cách dùng
Cách 1: Sử dụng lá cây
Bước 1 Hái một nắm lá muồng trâu, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để tiêu diệt vi khuẩn.
Bước 2Giã nát lá, cho thêm một ít muối ăn.
Bước 3 Lấy nước cốt thoa lên vùng da bị ghẻ ngứa. Sử dụng 1-2 lần 1 ngày, không bôi lên vết thương hở.
Cách 2: Sử dụng rễ cây
Bước 1 Chuẩn bị khoảng 20g rễ muồng trâu, 20g lá và cành của cây kiến cò, rửa sạch trước khi sử dụng.
Bước 2 Giã nát các nguyên liệu, ngâm chung với 100ml rượu trắng (45 độ) trong vòng 1 tuần.
Bước 3 Sử dụng tăm bông y tế thấm rượu và bôi lên vết thương. Dùng 2 lần mỗi ngày.
Rau sam
Công dụng
Theo Đông y, đây là một loại thực vật có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hỗ trợ khí huyết cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu viêm, giảm sưng, tiêu diệt vi khuẩn, virus,… hiệu quả và cái ghẻ là một trong số đó. Loại rau này bạn có thể dễ dàng tìm được ở ven đường hoặc tường nhà.
Cách dùng
Bước 1 Chuẩn bị 30g rau sam, 10g lá đào, 20g lá xoan và 3 chén rượu trắng.
Bước 2 Rửa sạch các nguyên liệu và ngâm với nước muối để làm sạch lá.
Bước 3 Cho các loại lá vào trong hũ và ngâm chung với rượu trắng trong vòng 1 ngày.
Bước 4 Lấy rượu thuốc đắp trực tiếp lên da, khoảng 3-4 lần.
Lá đào
Công dụng
Trong lá đào có nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra nó còn giúp giảm ngứa, vệ sinh các vùng da đã bị ký sinh trùng tấn công. Vì vậy, đây cũng là một loại lá có tác dụng trị ghẻ ngứa rất tốt.
Cách dùng
Cách 1 Nấu nước tắm
Bước 1 Chuẩn bị một nắm lá đào vừa đủ dùng, rửa thật sạch.
Bước 2 Cho lá đào vào nồi nước và đun sôi.
Bước 3 Đợi nước còn âm ấm thì dùng khăn sạch nhúng nước và vệ sinh vùng da bị tổn thương. Trường hợp bị toàn thân, có thể sử dụng nước lá đào để tắm.
Cách 2: Đắp thuốc lá đào
Bước 1 Hái một nắm lá đào tươi và vệ sinh kỹ càng.
Bước 2Giã nhuyễn và đắp lên trên vết thương.
Bước 3Cố định bằng băng gạc và giữ trong 1 tiếng đồng hồ.
Lá khế
Công dụng
Lá khế là một loại lá bạn có thể tìm thấy nhanh chóng, dễ dàng. Đây là một phương pháp chữa trị ghẻ ngứa an toàn và tiện lợi. Trong lá chứa nhiều flavonoid, tanin, saponosid, acid hữu cơ,… chống viêm hiệu quả, còn ngăn ngừa sự phát triển của ký sinh trùng, vi khuẩn rất tốt.
Cách dùng
Cách 1: Tắm nước lá khế
Bước 1 Hái một nắm lá khế và rửa sạch.
Bước 2 Nấu chung với 3 lít nước.
Bước 3Cho một ít muối vào nồi nước khi sôi. Đợi vài phút thì tắt lửa.
Bước 4 Đợi nước nguội thì có thể sử dụng để tắm rửa.
Cách 2: Đắp lá khế
Bước 1 Chuẩn bị một nhúm lá khế tươi, rửa sạch.
Bước 2Giã nhuyễn lá khế với ít muối và đắp lên trên vùng bị tổn thương.
Bước 3 Chờ khoảng 20 phút và rửa sạch lại với nước.
Lá bạch đàn
Công dụng
Lá bạch đàn có thể xem là một loại thuốc quý, khi chúng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể như flavonoid, kháng khuẩn tự nhiên. Nó còn giúp thông huyết, điều khí, giảm đau, ức chế sự phát triển và lây lan của ký sinh trùng.
Cách dùng
Cách 1: Tắm nước lá bạch đàn
Bước 1 Chuẩn bị khoảng 5-7 lá bạch đàn tươi, rửa sạch.
Bước 2Đun sôi với nước, trước khi đun bạn nên vò nát để tinh chất ra nhiều hơn.
Bước 3 Đun khoảng 30 phút thì tắt bếp, đợi nước nguội thì sử dụng để tắm rửa.
Cách 2: Đắp lá bạch đàn
Bước 1 Hái một ít lá bạch đàn tươi, rửa sạch.
Bước 2Giã nhuyễn với ít muối.
Bước 3 Đắp lên trên vùng bị thương và giữ khoảng 20-30 phút. Rửa sạch lại bằng nước.
Lá sầu đâu
Công dụng
Lá sầu đâu hay còn gọi là sầu đông hoặc cây niêm, là một loại thực vật chữa trị ghẻ ngứa hiệu quả. Trong lá chứa nhiều tinh dầu, hoạt chất chống oxy hóa cao, giúp kháng khuẩn, kháng sinh hiệu quả. Ngoài ra, theo một số ghi chép, đây cũng là một loại lá có thể chữa khỏi bệnh phong.
Cách dùng
Bước 1 Chuẩn bị khoảng 20-25 lá, rửa sạch.
Bước 2Giã nhuyễn với dầu mù tạt, tinh bột nghệ.
Bước 3Đắp lên trên vùng da bị ghẻ ngứa, massage và giữ khoảng 1h.
Bước 4Rửa sạch lại bằng nước ấm.
Lá trầu không
Công dụng
Là một loại thảo dược thiên nhiên có nhiều giá trị cho sức khỏe con người. Được trồng nhiều nhất là trầu mỡ và trầu quế, nếu để trị ghẻ ngứa nên sử dụng lá trầu quế để có hiệu quả tốt nhất. Trong lá chứa nhiều tinh dầu với hàm lượng betel phenol chavicol và cadinen cao, giúp kháng khuẩn, giảm viêm ngứa và tiêu diệt ký sinh trùng hiệu quả.
Cách dùng
Cách 1: Nấu nước lá trầu không
Bước 1 Chuẩn bị một lượng lá trầu không vừa đủ, rửa sạch.
Bước 2Thái nhỏ và cho vào nồi nước đun khoảng 20 phút.
Bước 3Vớt bã và đợi nước ấm trước khi sử dụng
Cách 2: Kết hợp với các nguyên liệu khác
Bước 1 Chuẩn bị 60g lá trầu không, 120g vỏ cây nhãn, 20g đường phèn, rửa sạch.
Bước 2 Cho vào nồi và nấu chung với 400ml nước.
Bước 3 Nấu cho đến khi còn khoảng 100ml nước thì tắt bếp, cho vào chai thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh.
Bước 4Thoa lên vùng da bị thương 1-2 lần/ngày.
Lá cây xoan
Công dụng
Thông thường, cây xoan là một loại cây lấy gỗ, nhưng bản thân lá của loại cây này lại chữa trị ghẻ ngứa vô cùng hiệu quả. Chứa nhiều chất sát khuẩn, giảm khô và bong tróc da vô vô cùng tốt.
Cách dùng
Bước 1 Cho 1 nắm lá xoan và 1 nắm lá sả, rửa sạch.
Bước 2Nấu chung với khoảng 2-3 lít nước, đun trong 10 phút
Bước 3 Cho nước ra chậu và rắc thêm một ít muối hạt.
Bước 4 Có thể vệ sinh vùng da bị ghẻ hoặc tắm toàn thân.
Lá cây chẻ cỏ
Công dụng
Cây chè cỏ hay còn được gọi là cây ba chạc, chè đắng. Chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe con người. Ngoài khả năng trị ghẻ ngứa hiệu quả, cây còn giúp trị mẩn đỏ, chốc đầu và các loại bệnh da liễu khác.
Cách dùng
Bước 1 Chuẩn bị 20-40g lá cây chẻ cỏ, rửa thật sạch.
Bước 2 Đem nấu với nước trong khoảng 7-10 phút.
Bước 3 Cho nước thuốc pha với nước mát để tắm rửa và điều trị.
Lá đơn tướng quân
Công dụng
Nếu ở miền Bắc, bạn có thể sử dụng lá đơn tướng quân để chữa trị ghẻ ngứa rất tốt. Đây là loại lá mọc ở nhiều nơi như ven sông, suối, bì rừng. Trong lá có nhiều hoạt chất giải độc, kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.
Cách dùng
Bước 1 Hái một nắm lá đơn tướng quân, rửa sạch và ngâm với nước muối.
Bước 2 Nấu chung với 5 lít nước trong khoảng 10 phút.
Bước 3Pha chung với nước mát và bắt đầu tắm rửa.
Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam có hiệu quả không?
Đây là một phương pháp có sự lựa chọn từ nhiều người. Vì các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên đảm bảo tính an toàn cũng như giảm thiểu chi phí chữa trị. Cách thực hiện lại đơn giản nên được áp dụng rộng rãi.
Nhưng bản thân phải kiên trì lâu dài mới có thể thấy được hiệu quả. Đồng thời, sử dụng thuốc nam chỉ hiệu quả tốt với các loại bệnh có tình trạng nhẹ. Các trường hợp nặng hơn nên cần được can thiệp bằng các biện pháp chuyên sâu hơn đẻ đảm bảo tính an toàn và cứu chữa kịp thời.
Một số lưu ý khi trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam
Khí sử dụng thuốc nam bạn cũng nên lưu ý một vài điều sau đây:
- Hiệu quả của thuốc nam sẽ chậm hơn so với thuốc tây. Vì vậy, bạn có thể hỏi thăm bác sĩ chuyên khoa để điều trị kết hợp. Không tự ý sử dụng song song hai phương pháp.
- Bổ sung thêm nước, giúp loại bỏ các độc tố, xoa dịu các hiện tượng kích ứng, máu huyết lưu thông tốt hơn.
- Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, phơi quần áo nơi có ánh sáng mặt trời. Quần áo nên giặt trước bằng nước nóng, sấy khô ở nhiệt độ cao để ký sinh trùng không bám vào vải.
- Hạn chế cào, gãi da làm vỡ mụn nước khiến các ký sinh trùng có cơ hội lây lan sang các vùng da khác. Có thể chườm lạnh nếu quá ngứa.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh xa các thực phẩm gây dị ứng, bia, rượu,…bổ sung nhiều vitamin hơn.
- Vệ sinh da trước khi đắp thuốc, da nên trong tình trạng khô thoáng, tránh ẩm ướt, đổ mồ hôi.
Bài viết trên là những thông tin về các loại lá chữa trị bệnh ghẻ ngứa hiệu quả. Mong bài viết sẽ có ích và đừng quên theo dõi Blogdoanhnghiep.edu.vn để có thêm nhiều kiến thức hơn nhé!
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Chọn mua trái cây chất lượng tại Blogdoanhnghiep.edu.vn để bồi bổ sức khỏe:
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 10 loại lá cây trị ghẻ ngứa hiệu quả và những lưu ý khi sử dụng tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.